• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tâm sự của người làm nghề Điều dưỡng

Tôi theo nghề Điều dưỡng đã được 15 năm. Từ ngày còn nhỏ, hình ảnh mẹ tôi trong chiếc áo blousse trắng đã luôn là hình ảnh đẹp nhất trong tôi. Với tôi, mẹ như một thiên thần và tôi luôn tự hào về điều đó. Rồi đến tôi khi trưởng thành và chọn nghề nghiệp, mẹ tôi đã tâm sự với tôi những vất vả, hy sinh mà một người phụ nữ làm nghề Điều dưỡng phải chấp nhận. Tôi đã tự tin nói với mẹ rằng mình sẽ trở thành thiên thần trong mắt con tôi như mẹ tôi ngày xưa.

Và rồi, khi bắt đầu bước vào con đường học và hành nghề Điều dưỡng, tôi mới hiểu được những điều mẹ tôi đã từng nói. Ra trường, tôi may mắn được về công tác tại Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh, mái nhà chung của gần 200 anh, chị em. Công việc của một Điều dưỡng thực tế không như tôi tưởng tượng, không phải là hình ảnh khoác áo blouse, nhẹ nhàng, thong thả đi tiêm thuốc hay thăm bệnh nhân; công việc của chúng tôi thật sự rất nhiều và áp lực. Từ khi đến cơ quan chúng tôi đã phải kiểm tra sổ giao ca, kiểm tra bệnh nhân, nắm rõ trạng sức khỏe bệnh nhân, từng loại thuốc, từng trường hợp của bệnh nhân, thông tin với bác sĩ trước khi bác sĩ đi buồng, hay là giải đáp thắc mắc của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân. Bệnh viện Y học cổ truyền có đặc thù là rất nhiều bệnh nhân lớn tuổi, bệnh nhân tai biến mạch máu não, di chứng chấn thương sọ não, động kinh…., phải điều trị lâu dài. Người ta thường nói, người già thường khó tính, khó chiều, bệnh nhân lớn tuổi lại càng như vậy, nhưng trong quá trình công việc, tôi luôn ân cần, gần gũi, chia sẽ tâm tư, bình tĩnh nhẹ nhàng giải thích cho bệnh nhân, có nhiều lúc còn giúp đỡ bênh nahan ăn uống. Những việc làm tuy nhỏ nhưng đã để lại dấu ấn, tình cảm trong lòng bệnh nhân và người nhà. Thật sự chỉ có khi xem bệnh nhân như là người thân, hiểu cho những nhọc nhằn đau đớn vì bệnh tật của họ thì mới có thể thông cảm, thấu hiểu và giúp đỡ được người bệnh.

 

Công việc cơ quan nhiều vất vả, chồng tôi lại công tác trong lực lượng vũ trang; có nhiều đêm hoặc những ngày lễ tết cả hai vợ chồng đều đi trực phải đưa con đi gửi ông bà, việc học của con cái cũng giao cả cho thầy cô khiến tôi đôi lúc thấy có lỗi. Có lúc chồng tôi đã tâm sự với tôi : “Hay là em tìm công việc khác, hành chính hơn, nhẹ nhàng hơn để chăm lo cho gia đình vì cả bố mẹ đều bận, con cái không ai chăm”. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về điều đó. Nhưng, nhớ về những khi bệnh nhân khỏi bệnh và nắm chặt tay tôi cảm ơn, những câu hỏi thăm, khen ngợi của người nhà bệnh nhân khi tôi đến buồng bệnh; nhớ về những lúc niềm vui vỡ òa khi ê kíp làm việc của tôi cứu được bệnh nhân; sự tin tưởng, sự khích lệ của lãnh đạo đơn vị khi tôi hoàn thành xuất sắc nhiêm vụ được giao; và khi nghe con gái tôi kể chuyện trên trường rằng: “Mẹ con mặc áo blouse như thiên thần, con yêu và tự hào về mẹ nhất”, lòng tôi rưng rưng cảm xúc. Những điều này đối với tôi nó trở thành nguồn sức mạnh lớn lao, là động lực giúp tôi vượt qua những khó khăn, nhọc nhằn, hoàn thành tốt vai trò của một người vợ, một người mẹ, một người Điều dưỡng.

 

Bây giờ nếu ai đó hỏi: nếu được lựa chọn lần nữa, tôi có chọn nghề Điều dưỡng hay không? Tôi sẽ tươi cười và đáp rằng chưa bao giờ tôi hối hận về điều mình đã chọn, và sẽ luôn nỗ lực, cố gắng hết mình để theo đuổi đam mê, ước mơ từ bé của mình. Tôi yêu công việc Điều dưỡng của mình lắm!./.

Điều dưỡng Nguyễn Thị Như Quỳnh

Bệnh viện Y học cổ truyền Hà Tĩnh


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 7.739
Tháng 03 : 180.834
Năm 2024 : 482.904
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.281.418