• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Hội thảo xây dựng Đề án “ Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2025

Sáng 14/6, Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh tổ chức Hội thảo xây dựng Đề án” Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2025”. Dự Hội thảo có đồng chí Đoàn Đình Anh - Trưởng ban Văn hóa – Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; các thành viên BCĐ công tác DS-KHHGĐ tỉnh, Ban giám đốc và trưởng phòng chức năng Sở, Phó Chủ tịch UBND- trưởng BCĐ công tác Dân số cấp huyện.

Sáng 14/6, Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh tổ chức Hội thảo xây dựng Đề án” Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2025”. Dự Hội thảo có đồng chí Đoàn Đình Anh- Trưởng ban Văn hóa – Xã hội Hội đồng nhân dân tỉnh; các thành viên BCĐ công tác DS-KHHGĐ tỉnh, Ban giám đốc và trưởng phòng chức năng Sở, Phó Chủ tịch UBND- trưởng BCĐ công tác Dân số cấp huyện.

Thời gian qua, công tác DS-KHHGĐ đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, công tác DS-KHHGĐ vẫn tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức. Nhiều năm nay, Hà Tĩnh luôn là tỉnh có quy mô dân số lớn, mức sinh, tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) cao của cả nước. Theo thống kê, từ năm 2006 - 2013 tỷ số GTKS Hà Tĩnh cao thứ 38 trong 63 tỉnh thành trong cả nước. Đề án “Can thiệp, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh” triển khai tại Hà Tĩnh từ năm 2009 đến năm 2015 bước đầu đã có tác động tích cực góp phần giảm tỷ số giới tính khi sinh hàng năm. Tuy nhiên, việc triển khai các biện pháp can thiệp giảm thiểu mất cân bằng GTKS chưa được bao phủ trên diện rộng, hiệu quả của một số hoạt động chưa cao nên tỷ số giới tính khi sinh kể từ năm 2011 đã giảm nhưng vẫn còn ở mức cao, đòi hỏi phải triển khai mạnh mẽ hơn nữa các hoạt động can thiệp nhằm đưa Hà Tĩnh có tỷ số giới tính khi sinh theo mức sinh học tự nhiên.

Đồng chí Bùi việt Hùng- Phó Chủ tịch UBND huyện Nghi Xuân: Đề án cần phân tích cụ thể ngân sách; trình bày logic,sắp xếp lại bố cục các phần, đảm bảo tính chặt chẽ.

Mục tiêu chính của đề án là giảm tỷ số giới tính khi sinh xuống dưới mức 0,3 điểm phần trăm/năm, để tỷ số này dưới mức 109,79 bé trai/100 bé gái vào năm 2020. Giảm tỷ số giới tính khi sinh, tạo cơ sở thuận lợi để đưa tỷ số này đạt dưới 107 sau năm 2025, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên (từ 103 đến 106 bé trai/100 bé gái). Trong quá trình thực hiện Đề án “Kiểm soát mất cân bằng GTKS Hà Tĩnh giai đoạn 2016 - 2025” vai trò, vị thế của phụ nữ và trẻ em gái sẽ dần được nâng lên; giới tính của dân số tỉnh Hà Tĩnh sẽ không bị mất cân bằng theo hướng thừa nam, thiếu nữ góp phần tạo ra sự ổn định xã hội, chất lượng dân số, góp phần vào sự phát triển bền vững của tỉnh nhà. Dự kiến đề án sẽ mở rộng thêm tại 32 xã thuộc 2 huyện Lộc Hà và Nghi Xuân trong năm 2016 và phủ kín 100% xã phường trong những năm tiếp theo.

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Nguyễn Thị Hà Tân: Đề án cần có những chỉ số minh chứng cho những hệ luỵ để làm nổi bật hơn yêu cầu cấp thiết.

Ông Đoàn Đình Anh - Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh: Phải xác định nguyên nhân chính dẫn đến mất cân bằng giới tính khi sinh để có giải pháp phù hợp.

Tại hội thảo, các đại biểu đã đóng góp nhiều ý kiến nhằm bổ sung, hoàn thiện dự thảo đề án. Các ý kiến tập trung vào những vấn đề chính như: Phân tích chi tiết thực trạng, xác định rõ nguyên nhân gây mất cân bằng giới tính, nguyên nhân nào cơ bản nhất để có giải pháp phù hợp; phân tích cụ thể đối tượng tác động, tuyên truyền; phân cấp chức năng nhiệm vụ của các cấp ngành, tinh gọn lại giải pháp. Phân tích cụ thể ngân sách; trình bày logic, sắp xếp lại bố cục các phần, đảm bảo tính chặt chẽ của đề án. Nội dung cụ thể của đề án cần được nghiên cứu kỹ hơn nữa trên cơ sở bám sát tình hình thực tế tỉnh nhà để đạt hiệu quả tốt nhất. Các giải pháp đặt ra khi cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở một số địa bàn triển khai đề án chưa quan tâm đúng mức tới công tác DS-KHHGĐ và vấn đề can thiệp, giảm thiểu mất cân bằng GTKS, lãnh đạo, chỉ đạo chưa thường xuyên, không bố trí kinh phí, phó mặc hoạt động cho cơ quan chuyên môn; Công tác thanh, kiểm tra việc chẩn đoán lựa chọn giới tính thai nhi đối với các cơ sở y tế còn gặp nhiều khó khăn vì không có các chứng cứ, tài liệu lưu trữ. Việc xử lý các đối tượng vi phạm quy định nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi chưa nghiêm, chưa thực sự kiên quyết và thiếu thống nhất.

Kết luận hội thảo, T.s Đường Công Lự- Phó giám đốc Sở Y tế, Chi cục   trưởng Chi cục Dân số-KHHGĐ tỉnh thay mặt tổ soạn thảo cảm ơn sự đóng góp ý kiến quý báu của các đại biểu tham dự và đề nghị tổ soạn thảo nghiêm túc tiếp thu các ý kiến để bổ sung vào đề án, sớm hoàn thiện để trình UBND tỉnh.

Đoàn Loan


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5.009
Tháng 12 : 165.886
Năm 2024 : 2.966.474
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.764.988