• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tập trung nâng cao chất lượng dân số

Chất lượng dân số là những chỉ số phản ánh tình trạng thể chất, trí tuệ và tinh thần của cộng đồng dân cư. Chất lượng dân số thấp sẽ là thách thức không nhỏ cản trở sự phát triển Kinh tế- Xã hội của mỗi tỉnh. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành dân số Hà Tĩnh đã tăng cường triển khai đồng bộ các Mô hình, Câu lạc bộ, mở rộng các chương trình Đề án nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dân số tỉnh nhà.

Chất lượng dân số là những chỉ số phản ánh tình trạng thể chất, trí tuệ và tinh thần của cộng đồng dân cư. Chất lượng dân số thấp sẽ là thách thức không nhỏ cản trở sự phát triển Kinh tế- Xã hội của mỗi tỉnh. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành dân số Hà Tĩnh đã tăng cường triển khai đồng bộ các Mô hình, Câu lạc bộ, mở rộng các chương trình Đề án nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng dân số tỉnh nhà.

Để thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, ngành Dân số Hà Tĩnh đã và đang lồng ghép triển khai đề án “Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh” và các mô hình “Tư vấn, chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng”, “Tư vấn và chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân”. Các đề án, mô hình triển khai đi vào cuộc sống đã phát huy hiệu quả thiết thực cho người dân.

Các Bác sĩ của Bệnh viện Phụ sản Trung Ương trực tiếp hướng dẫn cho các học viên kỹ  thuật phương pháp lấy mẫu máu gót chân cho trẻ sơ sinh

Năm 2009, mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân” được triển khai tại Hà Tĩnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có 25 xã thuộc vùng khó khăn ở 6 huyện, thị được hưởng lợi (Can Lộc, Hồng Lĩnh, Hương Sơn, Thạch Hà, Đức Thọ, Hương Khê). Hàng ngàn lượt thanh niên, vị thành niên được tiếp cận với các kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản thông qua các buổi sinh hoạt tại 25 Câu lạc bộ, giúp giới trẻ tránh xa sự cám dỗ của lối sống buông thả, sự ảnh hưởng của những trang web đen trên mạng internet.

Các hoạt động chăm sóc sức khỏe người cao tuổi cũng được quan tâm, đẩy mạnh. Ông Nguyễn Huy Tú, Phó Chi cục trưởng Chi cục Dân số- KHHGĐ tỉnh cho biết: Mô hình “Tư vấn, chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng”  được triển khai từ năm 2012 và phủ sóng tại 6 xã thuộc huyện Đức Thọ và thị xã Hồng Lĩnh. Đây là một trong những nỗ lực của ngành Dân số để nâng cao năng lực cho người cao tuổi dựa vào cộng đồng. Mô hình đã thành lập 6 CLB người cao tuổi. Qua hoạt động của Câu lạc bộ, nhiều người cao tuổi được chăm sóc, được hướng dẫn, tư vấn cách chăm sóc sức khỏe miễn phí, tham gia sinh hoạt các CLB dưỡng sinh, thể thao, văn thơ, giao lưu văn nghệ… Những hoạt động này thực sự là liều thuốc tinh thần giúp người cao tuổi sống vui, sống khỏe.

Không chỉ nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, Chi cục Dân số tỉnh còn tích cực triển khai Đề án ‘Sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh” tại 191 xã thuộc 13 huyện, thị, thành phố. Hoạt động chính của Đề án là siêu âm sàng lọc và lấy mẫu máu trẻ sơ sinh để tiến hành sàng lọc, góp phần phát hiện nhiều trường hợp trẻ bị dị tật, kịp thời tư vấn, can thiệp chuyên môn để giúp các cháu ra đời bảo đảm về sức khỏe. Năm 2015, toàn tỉnh đã thực hiện lấy mẫu máu gót chân trẻ  được 149/1210 mẫu, phát hiện 34 trường hợp nghi ngờ thiếu men G6PD.

Bên cạnh những mặt đạt được, hiện tại các mô hình, đề án đang chỉ dừng lại ở các mô hình thí điểm. Sau 6 năm triển khai, mô hình “Chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân” cũng chỉ mới thu hút hơn 1.700 thanh niên, vị thành niên tham gia sinh hoạt CLB và có khoảng 4.300 thanh niên, vị thành niên từ 15-30 tuổi được tiếp cận với mô hình, trong khi số thanh niên, vị thành niên trên địa bàn tỉnh ta rất lớn. Toàn tỉnh hiện có khoảng 60% người cao tuổi sống ở nông thôn, trong đó, 60% người cao tuổi không có tích lũy, tỷ lệ người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo chiếm gần 1/3 tỷ lệ hộ nghèo chung toàn tỉnh. Năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh chiếm 7,42%, cao hơn mức chung của cả nước (5,8%). Các Câu lạc bộ thành lập còn bị giới hạn về quy mô và số lượng thành viên tham gia do hạn chế về kinh phí hoạt động. Cộng thêm đó là năng lực của đội ngũ cộng tác viên, cán bộ chuyên trách còn hạn chế nhiều về trình độ chuyên môn.

Một trong những khó khăn nhất của đề án “Sàng lọc trước sinh và sơ sinh” là quy trình kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân của trẻ sơ sinh. Ông Nguyễn Kiên Quyết- Giám đốc Trung tâm Dân số - KHHGĐ huyện Kỳ Anh cho biết: “Trong quá trình thực hiện nảy sinh nhiều khó khăn như công tác gửi mẫu máu ra Trung ương còn nhiều khó khăn, trang thiết bị phục vụ đề án còn nhiều thiếu thốn. Một số cơ sở vẫn đang duy trì máy siêu âm đen trắng và đã sử dụng thời gian dài nên chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng cho sàng lọc trước sinh.

Ông Nguyễn Huy Tú khẳng định: nguồn kinh phí hạn hẹp nên chưa thể phổ cập được quy mô toàn tỉnh. Thời gian tới, kinh phí của đề án theo chương trình mục tiêu quốc gia đang ngày một thu hẹp, do đó, muốn duy trì đề án, mô hình rất cần sự vào cuộc của các cấp, các ngành. Để chương trình được triển khai lâu dài, bên cạnh nguồn của Tổng cục Dân số - KHHGĐ, địa phương cần quan tâm bố trí thêm kinh phí, sự tiếp sức từ chính quyền và các tổ chức đoàn thể, cần thiết lồng ghép đề án với các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương; hỗ trợ kinh phí hàng năm cho các hoạt động của đề án, mô hình. Để thấy rõ rằng nâng cao chất lượng dân số là nhiệm vụ hàng đầu và không chỉ riêng của ngành dân số.

Ngoài ra, cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động truyền thông, vận động, thường xuyên đổi mới về nội dung và hình thức tuyên truyền từ huyện đến cơ sở với nhiều hình thức: vận động tại gia đình, tuyên truyền qua các đợt chiến dịch CSSKSS, qua hệ thống truyền thanh...

Đoàn Loan


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.464
Tháng 04 : 142.809
Năm 2024 : 640.028
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.438.542