• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và biến đổi một số thông số cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm gan và xơ gan do rượu

- Mã số: 099015 - Tên đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và biến đổi một số thông số cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm gan và xơ gan do rượu - cấp quản lý: Sở Y tế HT - lĩnh vực: y tế - đơn vị chủ trì: BVĐK huyện Thạch Hà - Thời gian thực hiện: 2015 - Mục tiêu: 1. Đánh giá hoạt độ men transaminase, gamma glutamyltranspeptidase, thể tích trung bình hồng cầu, tỷ SGOT/SGPT ở bệnh nhân viêm gan và xơ gan do rượu. 2. Xác định mối tương quan giữa thời gian và mức độ uống rượu với men transaminase, gamma glutamyltranspeptidase, thể tích trung bình hồng cầu ở hai nhóm bệnh này.

Nguyễn Thế Phiệt - Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Hà

ĐẶT VẤN ĐỀ

Rượu là loại đồ uống có cồn được sử dụng với nhiều mục đích, được sử dụng hàng ngày và đặc biệt trong các dịp liên hoan, lễ tết, hội hè ở nhiều nơi trên thế giới.

Rượu uống đúng liều hàng ngày có thể có lợi vì làm giảm tỷ lệ một số bệnh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ não, sỏi mật và cả bệnh Alzheimer. Nhưng bên cạnh đó không ít người lạm dụng rượu quá mức làm ảnh hưởng xấu đến nhân cách, là một trong những nguyên nhân gây tai nạn giao thông, gây bạo hành trong gia đình, phạm pháp ngoài xã hội. Đối với cơ thể rượu gây nhiều tác hại đến các cơ quan như gan, tụy, dạ dày, não, thần kinh ngoại biên, tim, thận.

Bệnh gan do rượu có ba hình thái tổn thương gan là: Gan nhiễm mỡ, viêm gan do rượu, xơ gan do rượu. Khoảng 10-35% gan nhiễm mỡ phát triển thành viêm gan, 8-20% phát triển thành xơ gan và 40% viêm gan phát triển thành xơ gan.

Xơ gan là căn bệnh chưa có biện pháp điều trị triệt để, chỉ có các biện pháp điều trị triệu chứng, dự phòng biến chứng, hạn chế tử vong và kéo dài tuổi thọ. Khác với xơ gan, gan nhiễm mỡ và viêm gan do rượu nếu được phát hiện sớm, điều trị tích cực và quan trọng nhất là cai rượu triệt để thì bệnh nhân có thể hồi phục. Bằng các xét nghiệm về bệnh lý gan cùng với tiền sử nghiện rượu có thể phát hiện sớm tổn thương gan do rượu để có chiến lược điều trị, dự phòng.

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và biến đổi một số thông số cận lâm sàng ở bệnh nhân viêm gan và xơ gan do rượu" nhằm hai mục tiêu:

1. Đánh giá hoạt độ men transaminase, gamma glutamyltranspeptidase, thể tích trung bình hồng cầu, tỷ SGOT/SGPT ở bệnh nhân viêm gan và xơ gan do rượu.

2. Xác định mối tương quan giữa thời gian và mức độ uống rượu với men transaminase, gamma glutamyltranspeptidase, thể tích trung bình hồng cầu ở hai nhóm bệnh này.

CHƯƠNG I

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân

Tất cả những bệnh nhân vào viện tại khoa Nội Tiêu hoá Bệnh viện  Trung ương Huế được chẩn đoán viêm gan do rượu và xơ gan do rượu, là người lớn (> 15 tuổi), không phân biệt giới tính và thời gian phát hiện bệnh.

Số lượng bệnh nhân nghiên cứu: n = 90 (Viêm gan do rượu:  40 bệnh nhân. Xơ gan do rượu:  50 bệnh nhân)

1.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh

Tất cả các bệnh nhân phù hợp với tiêu chuẩn trong nhóm nghiên cứu và được chẩn đoán viêm gan do rượu và xơ gan do rượu

1.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ

- Viêm gan do virus

- Viêm gan do thuốc và nhiễm độc

- Viêm gan tự miễn

1.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.2.1. Thiết kế nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang.

- Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan do rượu và xơ gan do rượu được hỏi bệnh và thăm khám kỹ lưỡng, làm đầy đủ các xét nghiệm, ghi biên bản theo mẫu bệnh án thống nhất phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

CHƯƠNG II

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

2.1. Đặc điểm chung và yếu tố liên quan

2 .1.1. Phân bố theo t uổi

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ mắc bệnh phân bố theo tuổi

Nhận xét: Tuổi trung bình của nhóm viêm gan do rượu là 51,45 ± 11,99. Tuổi trung bình của nhóm xơ gan do rượu là 51,10 ± 10,86.

Kết quả này của chúng tôi tương đồng với kết quả của một số tác giả khác. Theo Võ Thái Dương, độ tuổi trung bình của viêm gan do rượu là 50,92 ± 10,72. Theo Ponomarenco, độ tuổi trung bình của xơ gan do rượu là 49,3 ± 10,8. Theo Tanriverdi, độ tuổi trung bình của xơ gan do rượu là 50,7 ± 10,87.

2.1.2. Phân bố theo giới

Bảng 2.2. Tỷ lệ mắc bệnh phân bố theo giới

Nhóm

Giới

Viêm gan do r ượu

X ơ gan do rượu

p

n

%

n

%

Nam

40

100

48

96

> 0,05

Nữ

0

0

2

4

Tổng

40

100

50

100

Nhận xét: Tỷ lệ viêm gan do rượu  là 100% nam giới; Xơ gan do rượu là nam giới chiếm 96% và nữ giới là 4%. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p >0,05.

Theo Vũ Thị Bính, những người nghiện rượu 100% là nam giới.

Theo Lê Phước Hiền, tỷ lệ nam giới nghiện rượu là 93,5%, nữ giới là  6,5%.

Theo Alatalo, nam giới chiếm 89%, nữ giới chiếm 11%.

Theo Jarque- Lopez, nam giới chiếm 90,69%, nữ giới chiếm 9,31%.

2 .1.3. Lượng rượu uống trung bình trong ngà y

- Nhóm viêm gan do rượu: 101,30 ± 54,09 (gam)

- Nhóm xơ gan do rượu: 103,56 ± 51,52 (gam).

Theo Raynard, lượng rượu uống trung bình của nhóm xơ gan do rượu là 112 ± 11g/ngày. Theo Alatalo, lượng rượu uống trung bình ở bệnh gan do rượu là 110g/ngày.

2 .1.4. Thời gian uống rượu trung bình

- Nhóm viêm gan do rượu: 17,8 ± 5,42 (năm)

- Nhóm xơ gan do rượu: 18,06 ± 5,73 (năm)

- Theo Ngô Chí Hiếu, bệnh nhân  nghiện rượu thời gian từ 10-15 năm là chủ yếu (58,53%).

- Theo Jaque - Lopez, thời gian uống rượu trung bình là 20,26 ± 9,85 năm.

- Theo  Bellini, thời gian uống rượu trung bình là 16,54 ± 6,28 năm.

2.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

2.2.1. Đặc điểm lâm sàng

- Ở nhóm viêm gan do rượu, các triệu chứng gặp nhiều nhất là: Mệt mỏi (100%), chán ăn (97,5%), nặng tức vùng gan (77,5%), gan lớn (75%), vàng mắt, vàng da (65%).

- Ở nhóm xơ gan do rượu các triệu chứng vàng da chiếm 70%, nốt nhện 80%, phù 33%, thiếu máu 30%, xuất huyết 10%.

2.2.2. Hoạt độ của men SGOT

Bảng 2.4. Giá trị trung bình của SGOT

Nhóm SGOT (UI/L)

Viêm gan do r ượu

X ơ gan do rượu

p

n

%

n

%

41- 100

2

5

3

6

< 0,05

101-200

13

33

27

54

> 200

25

62

20

40

Tổng

40

100

50

100

Trung bình

302,48 ± 280,01

225,80 ± 110,74

Nhận xét: Giá trị trung bình của SGOT trong nhóm viêm gan do rượu (302,48 ± 208,01UI/L) cao hơn giá trị trung bình trong nhóm xơ gan do rượu (225,80 ± 110,74UI/L). Tỷ lệ bệnh nhân có nồng độ SGOT > 100UI/L đều rất cao (≥ 93%) ở cả hai nhóm viem gan và xơ gan do rượu. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,05.

- Theo Võ Thái Dương, giá trị trung bình SGOT của viêm gan do rượu là 231,42 ± 189,91UI/L. Theo Bùi Thị Minh Hiền, giá trị trung bình SGOT của xơ gan do rượu là 216, 92 ± 82,36 UI/L. Theo Sorbi, giá trị trung bình của SGOT trong bệnh lý gan do rượu là 252 ± 21 UI/L.

2 .2.3. Hoạt độ của men SGPT

Bảng 3.5. Giá trị trung bình của SGPT

Nhóm

SGPT (UI/L)

Viêm gan do r ượu

X ơ gan do rượu

p

n

%

n

%

≤ 40

9

22,5

20

40

< 0,05

41- 100

9

22,5

18

36

101-200

14

35

6

12

> 200

8

20

6

12

Tổng

40

100

50

100

Trung bình

162,03 ± 132,20

103,94 ± 159,63

Nhận xét: Giá trị trung bình của nồng độ SGPT trong nhóm viêm gan do rượu (162,03 ± 132,20UI/L) cao hơn trong nhóm xơ gan do rượu (103,94 ± 159,63UI/L và giá trị nồng độ SGPT trong cả 2 nhóm <100 UI/L chiếm chủ yếu , riêng nhóm viem gan do rượu thì tỷ lệ bệnh nhân có giá trị nồng độ SGPT > 100UI/L (35%) cao hơn so với nhóm xơ gan do rượu (12%). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Theo Võ Thái Dương, giá trị trung bình của nhóm viêm gan do rượu là 121,37 ± 221,21 UI/L.

2.2.4. Tỷ De Ritis (SGOT/SGPT)

Biểu đồ 2.2. Giá trị trung bình của tỷ De Ritis

Nhận xét: Giá trị trung bình của tỷ De Ritis của nhóm viêm gan do rượu là 2,81 ± 2,22%, của nhóm xơ gan rượu là 5,33 ± 5,98%. Theo tác giả Bùi Thị Minh Hiền: Tỷ De Ritis là 4,01± 2,32; tác giả Sorbi ghi nhận tỷ De Ritis là 2,6 ± 0,2 và tác giả Nyblom ghi nhận tỷ De Ritis là 2,6 ± 1,59.

2.2.5. Hoạt độ của men γ GT

Bảng 2.6. Giá trị trung bình của γGT

Nhóm γGT (UI/L)

Viêm gan do r ượu

X ơ gan do rượu

p

n

%

n

%

≤ 100

3

7,5

1

2

< 0,05

101-250

17

42,5

19

38

251-500

7

17,5

21

42

> 500

13

32,5

9

18

Tổng

40

100

50

100

Trung bình

606,88 ± 830,37

363,06 ± 157,67

Nhận xét:

- Giá trị trung bình của γGT trong nhóm viêm ga do rượu (606,88 ± 830,37UI/L) cao hơn nhiều so với nhóm xơ gan do rượu (363,06 ± 157,67UI/L) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,05.

Theo Bùi Thị Minh Hiền, giá trị trung bình của γGT ở nhóm viêm gan do rượu là 636,29 ± 191,10 UI/L.

Theo Ponomarenco, giá trị trung bình GGT ở nhóm xơ gan do rượu là 340 ± 91,8 UI/L.

2.2.6. Giá trị của MCV

Bảng 3.7 . Giá trị trung bình của MCV

Nhóm MCV (fl)

Viêm gan do r ượu

X ơ gan do rượu

p

n

%

n

%

≤ 95

13

33,5

19

38

> 0,05

> 95

27

67,5

31

62

Tổng

40

100

50

100

Trung bình

97,59 ± 7,75

99,22 ± 10,95

Nhận xét: Giá trị trung bình MCV trong 2 nhóm là gần tương đương nhau, giá trị trung bình MCV của nhóm viêm gan do rượu là 97,59 ± 7,75 fl và của nhóm xơ gan do rượu là 99,22 ± 10,9fl. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p >0,05.

Theo Đặng Thị Kim Oanh, MCV trung bình của nhóm xơ gan do rượu là 94,96 ± 9,98 fl.

Theo Tanriverdi, MCV trung bình của bệnh nhân xơ gan do rượu là
94,6 ± 11,9 fl.

Theo Das, MCV trung bình của bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu là
101 ± 0,6 fl.

2.3. Các mối tương quan

2.3.1. Tương quan giữa thời gian uống rượu trung bình với SGPT ở nhóm xơ gan do rượu

Biểu đồ 3.3. Tương quan giữa lượng rượu uống với SGPT

Phương trình hồi quy: y = 8,6773x + 52,772

Hệ số tương quan: r = 0,31, p < 0,05

Nhận xét: Có sự tương quan thuận mức độ vừa giữa thời gian uống trung bình với SGPT.

2.3.2. Tương quan giữa thời gian uống rượu trung bình với SGOT ở nhóm xơ gan do rượu

Biểu đồ 3.4. Tương quan giữa lượng rượu uống với SGOT

Phương trình hồi quy: y = 13,836x + 52,603

Hệ số tương quan: r = 0,28, p < 0,05

Nhận xét: Có sự tương quan thuận không chặt chẽ giữa thời gian uống rượu trung bình với SGOT.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 40 trường hợp viêm gan do rượu và 50 trường hợp xơ gan do rượu tại khoa Nội Bệnh viện Trung ương Huế tôi rút ra những kết luận chính như sau:

1. Giá trị SGOT

Giá trị SGOT trung bình ở nhóm viêm gan do rượu là 302,48 ± 280,01 UI/L, nhóm xơ gan do rượu là 225,80 ± 110,74 UI/L.

2 Giá trị SGPT

Giá trị SGPT trung bình ở nhóm viêm gan do rượu là 162,03 ± 132,20 UI/L, nhóm xơ gan do rượu là  103,94 ± 159,63 UI/L.

3. Giá trị Tỷ De Ritis

Tỷ De Ritis  > 2 là chủ yếu ở cả hai nhóm, viêm gan do rượu là 45%, xơ gan do rượu là 76%.

4. Giá trị γ GT

Giá trị γGT trung bình ở nhóm viêm gan do rượu là 606,88 ± 830,37 UI/L, ở nhóm xơ gan do rượu là 363,06 ± 157,67 UI/L.

5. Giá trị MCV

Giá trị trung bình MCV ở nhóm viêm gan do rượu là 97,59 ± 7,75 fl, ở nhóm xơ gan do rượu là 99,22 ± 10,98 fl.

6. Kết quả các mối tương quan

Có sự tương quan thuận mức độ vừa giữa thời gian uống rượu trung bình và SGPT ở nhóm xơ gan do rượu với hệ số tương quan r = 0,31, p < 0,05.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

  • Vũ Thị Bính (2005), Khảo sát tình hình lạm dụng rượu và nghiện rượu trong nhân dân xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy- Tỉnh Thừa Thiên Huế , Luận văn tốt nghiệp Bác sỹ y khoa, Trường Đại học y dược Huế .
  • Bộ môn Nội Đại học y dược Huế (2009), Giáo trình sau đại học bệnh tiêu hóa gan mật, tr. 277-278, 303-307.
  • Bộ môn sinh lý bệnh-miễn dịch Đại học y Hà Nội (2002), “Rối loạn chuyển hóa lipid”, Sinh lý bệnh học , Nhà xuất bản y học Hà Nội, tr.81-94.
  • Bộ môn sinh lý học trường Đại học y dược Huế (2010), “Sinh lý học gan”, Giáo trình sau đại học chuyên đề sinh lý học , tr.57-70.
  • Bộ môn sinh lý học trường Đại học y Hà Nội (2001), Sinh lý học , tập 1, Nhà xuất bản  y học Hà nội, tr.69-70, 143-144, 359-361.

NƯỚ C NGOÀI

  • Afoudakis A.P. (2000), “Alcoholic liver disease”, Annal of Hepatology, 13 (4), pp.290-298.
  • Alatalo P., Koivisto H.et al (2009), “Biomarkers of liver status in heavy drinkers, moderate drinkers and abstainers”, Alcohol & Alcoholism , 44(2), pp.199- 203.
  • A lbano E. (2006), “Alcohol, oxidative, stress and free radical damage”, Proceeding of the Nutrition Society , 65, pp.278-290.
  • Amini M., Bruce A.. (2010), “Alcoholic hepatitis 2010: A clinician’s guide to diagnosis and therapy”, World journal of Gastroenterology, 16(39), pp.4905-4912.
  • Atukorala T.M.S., Perera S. et al  (1989), “Effect of alcohol consumption on the cholesterol content of lipoprotein fractions, with special reference to HDL subfractions”, Cylon Journal Med. Sci ., 32(1), pp. 45-57.

Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 8.406
Tháng 05 : 23.809
Năm 2024 : 743.108
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.541.622