• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Nghiên cứu dịch tễ học, một số đặc điểm lâm sàng loãng xương tại tỉnh Hà Tĩnh

- Mã số: 099018 - Tên đề tài: Nghiên cứu dịch tễ học, một số đặc điểm lâm sàng loãng xương tại tỉnh Hà Tĩnh - cấp quản lý: Sở Y tế HT - lĩnh vực: y tế - đơn vị chủ trì: BVĐK tỉnh - Thời gian thực hiện:Từ tháng 08/2011 đến tháng 11/ 2012 - Mục tiêu: 1. Xác định tỷ lệ Loãng xương tại tỉnh Hà Tĩnh năm 2011 – 2012. 2. Một số đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ Loãng xương. 3. Đề xuất giải pháp phòng chống Loãng xương tại tỉnh Hà Tĩnh

Trần Nguyên Phú, Lê Chánh Thành, Vương Kim Đức

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

ĐẶT VẤN ĐỀ

Loãng xương (LX) là bệnh lý của toàn hệ thống khung xương, đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương và tổn thương vi cấu trúc của mô xương, hậu quả làm suy yếu xương, dễ gây ra gãy xương. LX thường gặp ở phụ nữ sau mãn kinh và đàn ông trên 60 tuổi.

Hậu quả LX - gãy xương tương đương với tai biến mạch vành, tai biến mạch não trong bệnh tăng huyết áp.

Hiện nay LX đang được coi là một vấn đề y tế hàng đầu trong thế kỷ 21, từ năm 2002 đến 2012 được xem là thập niên xương.

Dự báo năm 2050, toàn thế giới sẽ có tới 6,3 triệu người gãy cổ xương đùi do LX và 51% xảy ra ở các nước Châu Á trong đó có Việt Nam.

Với tỷ lệ người cao tuổi ở nước ta ngày càng tăng (người trên 65 tuổi khoảng 6,7% tức là khoảng 5,5 triệu người), thì LX là một vấn đề y tế, một thách thức cho các nhà quản lý y tế.

Hà Tĩnh chưa có nghiên cứu (NC) nào về LX và các yếu tố liên quan. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu dịch tễ học, một số đặc điểm lâm sàng Loãng xương tại tỉnh Hà Tĩnh” với mục tiêu:

1. Xác định tỷ lệ Loãng xương tại tỉnh Hà Tĩnh năm 2011 – 2012.

2. Một số đặc điểm lâm sàng và các yếu tố nguy cơ Loãng xương.

3. Đề xuất giải pháp phòng chống Loãng xương tại tỉnh Hà Tĩnh

CHƯƠNG I

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Đối tượng nghiên cứu

Tiêu chí chọn mẫu:

Tất cả những người ≥ 45 tuổi đang cư trú trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh tại thời điểm NC

Tiêu chí loại trừ:

- Những người mới chuyển đến  không có đăng ký cư trú

- Những đối tượng không hợp tác

- Những người đang điều trị thuốc chống LX

- Những người không nhớ hoặc không cung cấp đuợc câu trả lời trong bảng câu hỏi LX

- Những người đã phẫu thuật cắt bỏ 2 buồng trứng

- Những người bị suy thận mãn tính, chạy thận nhân tạo chu kỳ

1.2. Phương pháp nghiên cứu

a. Thiết kế NC

Sử dụng phương pháp NC mô tả cắt ngang trên mẫu phân tầng ngẫu nhiên

b. Cách tính cỡ mẫu

Cỡ mẫu NC được tính theo công thức ước lượng một tỷ lệ.

n = Z2 1- α/2 p(1-p)/d2

Trong đó:   - n: cỡ mẫu

- Z² 1-α/2 : Độ tin cậy, với độ tin cậy 95% thì  Z 1-α/2 = 1,96

- p = 30%. Tỷ lệ LX, NC Nguyễn Trung Hòa (30,4%)

- d: Sai số mong muốn, chọn d = 0,02 nghĩa là sai số 2%, tức độ chính xác 98%.

Thay vào công thức trên sẽ tìm được n = 2016

Để tròn số, dự phòng thiếu mẫu NC chọn cỡ mẫu n = 2400

c. Phương pháp chọn mẫu: Dùng phương pháp chọn mẫu tầng xác suất tỷ lệ với kích thước.

d. Thời gian nghiên cứu: Từ  tháng 08/2011 đến tháng 11/ 2012

đ. Xử lý và phân tích dữ liệu

- Tất cả các bảng thu thập thông tin đều được xử lý và phân tích một cách đầy đủ và chính xác.

- Dữ kiện được xử lý bằng phần mềm SPSS 11.5.

- Trong Đề tài này, chúng tôi chia 02 nhóm:

+ Loãng xương thực sự là nhóm bệnh loãng xương.

+ Thiếu xương, xương bình thường là nhóm không loãng xương.

- Các số thống kê (tỷ lệ loãng xương –  không loãng xương theo nhóm tuổi, trình độ học vấn, kinh tế gia đình, các thói quen sinh hoạt, có tiền sử các bệnh và sử dụng thuốc...) được tính bằng tần số, tỷ lệ %.

- Sử dụng phép so sánh c2 và test ANOVA để so sánh các biến định tính và định lượng.

1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh LX

Căn cứ theo Báo cáo kỹ thuật của WHO 1994 đo BMD hoặc BMC
(So với giá trị trung bình ở người trẻ, khỏe mạnh)

Chẩn đoán

Tiêu chuẩn

Bình thường (Normal)

Chỉ số T lớn hơn – 1SD (T – score  > -  1)

Thiếu xương

(osteopeni)

Chỉ số T nhỏ hơn hoặc bằng – 1SD nhưng lớn hơn – 2,5SD (- 2,5 < T- scor ≤ - 1)

Loãng xương

(osteoporosis)

Chỉ số T nhỏ hơn hoặc bằng – 2,5SD (T- score ≤ - 2,5)

Loãng xương nặng (Servere osteoporosis)

Loãng xương và tiền sử đã có 1 lần gãy xương do loãng xương.

Đo TECH – Hàn Quốc; Model OsteoPro-2007 để siêu âm định lượng và kỹ thuật đo dựa trên sự đánh giá tốc độ và suy giảm của siêu âm để định lượng tình trạng xương trong bệnh LX.BMD: Sử dụng máy siêu âm hãng  BM

CHƯƠNG II

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2.1. Tình trạng xương của người từ 45 tuồi trở  lên

2.1.1. Phân bố tỷ lệ loãng xương, không loãng xương

30,5%

69,5%

Biểu đồ 2.1. Phân bố tỷ lệ LX, không LX

Nhận xét: Có 732/2400 đối  tượng nghiên cứu mắc bệnh loãng xương chiếm 30,5%

2.1.2. Phân bố loãng xương và không loãng xương theo giới

774

584

148

894

Biểu đồ 2.2. Phân bố theo giới

Nhận xét: Tỷ lệ nam giới mắc bệnh loãng xương là 14,2% (148/1042), so với tỷ lệ nữ giới mắc bệnh loãng xương là 43% (584/1358) có ý nghĩa thống kê p < 0,001

2.2. Đặc điểm triệu chứng lâm sàng gợi ý loãng xương

2.2.1. Triệu chứng gợi ý loãng xương

Bảng 2.1. Triệu chứng gợi ý loãng xương

Các triệu chứng gợi ý LX

n

%

Giảm chiều cao

310

42,3

208

28,4

Đau cột sống khi ngồi

198

27

Đau cột sống khi đi lại

192

26,2

Đau vùng khung chậu đùi

150

20,5

Gãy xương do chấn động nhẹ

104

14,2

Đau thần kinh toạ

88

12,4

Đau thần kinh liên sườn

208

12

Đau cột sống khi nằm

86

11,8

Đau thần kinh vai gáy

86

11,8

Nhận xét: Trong các triệu chứng gợi ý về loãng xương trên nhóm đối tượng bị loãng xương thì triệu chứng hay gặp nhất xếp theo thứ tự giảm dần là: Giảm chiều cao 42,3%, gù  28,4%, đau cột sống khi ngồi 27%, đau cột sống khi đi lại 26,2%, đau vùng khung chậu đùi 20,5%, gãy xương do chấn động nhẹ 14,2%, đau thần kinh toạ 12,4%, đau thần kinh liên sườn 12%, đau cột sống khi nằm 11,8% và đau thần kinh vai gáy 11,8%.

2.3. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh loãng xương (n=2400)

2.3.1. Nghề lao động chân tay nặng

Bảng 2.2. Lao động chân tay nặng

Lao động chân tay nặng

n

Không LX

Loãng xương

p

n

%

n

%

1205

892

74,0

313

26,0

< 0,05

Không

1195

776

64,9

419

35,1

Nhận xét: Có 26,0% lao động chân tay nặng bị loãng xương (313/1205), so với nhóm còn lại là 35,1% (419/1195) có ý nghĩa thống kê p < 0,05.

2.3.2.  Phân bố theo địa dư

Bảng 2.3. Phân bố theo địa dư

Địa danh

n

Không LX

Loãng xương

p

n

%

n

%

Bắc Hồng

188

164

87,2

24

12,8

< 0,05

Cẩm Thịnh

180

125

69,4

55

30,6

Cương gián

228

179

78,5

49

21,5

Đức Thanh

218

130

59,6

88

40,4

Kỳ Tiến

230

141

61,3

89

38,7

Phúc Trạch

192

148

77,1

44

22,9

Sơn Quang

187

118

63,1

69

36,9

Thạch Hạ

230

166

72,2

64

27,8

Thạch Kim

211

166

78,7

45

21,3

Thạch Thanh

178

119

66,9

59

33,1

Thiên Lộc

204

106

52

98

48

TT Vũ Quang

154

106

68,8

48

31,2

Nhận xét: Xã Thiên Lộc có tỷ lệ loãng xương cao nhất là 48%. Phường Bắc Hồng có tỷ lệ loãng xương thấp nhất là 12,8%.

2.3.3. Yếu tố kinh tế gia đình

Bảng 2.4. Yếu tố kinh tế gia đình

Hoàn cảnh kinh tế gia đình

n

Không LX

Loãng Xương

p

n

%

n

%

Có khó khăn

660

388

58,8

272

41,2

< 0,001

Không khó khăn

1740

1279

73,5

461

26,5

Nhận xét: Tỷ lệ loãng xương ở nhóm kinh tế gia đình khó khăn là 41,2% (272/660), tỷ lệ loãng xương ở nhóm kinh tế không khó khăn là 26,5% (461/1740), có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

2.3.4. Yếu tố kinh nguyệt

Bảng 2.5 Yếu tố kinh nguyệt (n=1050)

Kinh nguyệt

n

Không LX

Loãng xương

p

n

%

n

%

Mãn kinh sớm

170

61

35,9

109

64,1

< 0,05

Không mãn kinh sớm

880

439

49,9

441

50,1

Nhận xét: Nhóm phụ nữ mãn kinh sớm bị loãng xương chiếm tỷ lệ 64,1% (109/170) cao hơn nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê p < 0,05

2.3.5. Yếu tố sinh nhiều con (n=1358)

Bảng 2.6. Yếu tố sinh nhiều con

Sinh nhiều con

n

Không LX

Loãng xương

p

n

%

n

%

Sinh  nhiều con

648

262

40,4

386

59,6

< 0,001

Không sinh nhiều

710

511

72,0

199

28,0

Nhận xét: Nhóm phụ nữ sinh nhiều con trong nghiên cứu này bị loãng xương chiếm tỷ lệ 59,6% (386/648) so với nhóm không sinh đẻ nhiều là 28,0% (199/710) có ý nghĩa thống kê p < 0,001

2.3.6. Các thói quen

Bảng 2.7. Các thói quen (n=2400)

Thói quen

n

Không LX

Loãng xương

p

n

%

n

%

Tập  thể dục thể thao

434

332

76,5

102

23,5

< 0,05

Không

1966

1335

67,9

631

32,1

Thực phẩm giàu calci

2141

1513

70,7

628

29,3

< 0,05

Không

259

155

59,8

104

40,2

Hút thuốc lá

209

121

57,9

88

42,1

< 0,05

Không

2191

1547

70,6

644

29,4

Uống rượu

286

124

43,4

162

56,6

< 0,05

Không

2114

1544

73

570

27,0

Uống sữa

190

154

81

36

19,0

< 0,05

Không

2210

1514

68,5

696

31,5

Nhận xét:

- Nhóm đối tượng thường xuyên tập TDTT bị loãng xương chiếm tỷ lệ thấp  23,5% so với nhóm còn lại là 32,1%, có ý nghĩa thống kê p < 0,05.

- Nhóm thường xuyên dùng từ 4 loại thực phẩm giàu calci trở lên, thường xuyên uống sữa bị loãng xương là 29,3% và 19% thấp hơn nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê p < 0,05

- Nhóm  thường xuyên hút thuốc lá; thường xuyên uống rượu bị loãng xương 42,1% và 56,6% cao hơn nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê p < 0,05.

2.3.7. Sử dụng thuốc và một số bệnh lý

Tiền sử

n (2400)

Không LX

Loãng xương

p

n

%

n

%

Sử dụng corticoid

218

36

16,7

182

83,3

< 0,001

Không

2182

1632

74,8

550

25,2

Bất động lâu

80

19

23,7

61

76,3

< 0,001

Không

2320

1649

71,1

671

28,9

Gia đình có người bị bệnh loãng xương, gãy xương

264

143

54,2

121

45,8

< 0,001

Không

2136

1525

71,4

611

28,6

Bệnh cường giáp

62

18

29,0

44

71,0

< 0,001

Không

2338

1650

70,6

688

29,4

Bệnh rối loạn hấp thu đường ruột

362

153

42,3

209

57,7

< 0,001

Không

2038

1515

74,3

523

25,7

Nhận xét:

- Trong mẫu nghiên cứu có 83,3% (182/218) sử dụng corticoid bị loãng xương so với 25,2% (550/2182) nhóm còn lại có ý nghĩa thống kê p < 0,001.

- Nhóm bất động lâu trên 1 tháng bị bệnh loãng xương là 76,3% so với nhóm còn lại là 28,9% có ý nghĩa thống kê p < 0,001.

- Tiền sử gia đình có loãng xương có 264 trường hợp thì có tỉ lệ bị loãng xương là 45,8% so với nhóm còn lại là 28,6% ý nghĩa thống kê p < 0,001.

- Nhóm bị bệnh cường giáp có 62 trường hợp thì có 71,0% bị bệnh loãng xương so với nhóm còn lại là 29,4% ý nghĩa là thống kê p < 0,001.

- Nhóm đối tượng bị rối loạn hấp thụ đường ruột có 362 người thì có 57,7% bị bệnh loãng xương so với nhóm còn lại là 25,7% ý nghĩa thống kê p < 0,001.

KẾT  LUẬN

1. Tỷ lệ loãng xương

- Tỷ lệ LX chung của người ≥ 45 tuổi là 30,5%.

- Tỷ lệ LX nữ/nam≈3/1.

- Tỷ lệ LX theo nhóm tuổi: Tăng dần theo nhóm tuổi, cao nhất là nhóm từ 90 tuổi trở lên (71.4%)

- Tỷ lệ LX ở phụ nữ mãn kinh chiếm 52,4%.

2. Đặc điểm lâm sàng

Các triệu chứng lâm sàng hay gặp ở bệnh nhân LX gồm: Giảm chiều cao, gù, đau cột sống khi ngồi, đau cột sống khi đi lại, đau vùng khung chậu đùi, gãy xương do chấn động nhẹ, đau thần kinh toạ, đau thần kinh liên sườn, đau cột sống khi nằm và đau thần kinh vai gáy.

3. Các yếu tố liên quan đến LX

- Tuổi càng cao tỷ lệ LX càng cao

- Lao động nặng có liên quan đến LX

- LX liên quan địa dư: vùng đang đô thị hóa tỷ lệ LX cao, vùng kinh tế phát triển, dân trí cao tỷ lệ LX thấp

- Kinh tế gia đình có liên quan LX, gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn tỷ lệ LX cao hơn không khó khăn

- Trình độ học vấn có liên quan LX, học vấn thấp thì tỷ lệ LX cao hơn không học vấn thấp

- Chiều cao, cân nặng, BMI càng thấp khả năng bị LX càng lớn

- Có kinh muộn, mãn kinh sớm là yếu tố nguy cơ mắc bệnh LX

- Sinh đẻ nhiều là yếu tố nguy cơ mắc bệnh LX

- Thói quen tập TDTT thường xuyên tránh nguy cơ bị LX.

- Thói quen thường xuyên dùng nhiều loại thực phẩm giàu calci, thường xuyên uống sữa thì giảm được nguy cơ bị LX.

- Thói quen uống rượu, hút thuốc lá là yếu tố nguy cơ mắc bệnh LX.

- Sử dụng corticoid, tiền sử bất động lâu, gia đình trực hệ có người LX hoặc gãy xương do LX là yếu tố nguy cơ liên quan LX

- Bệnh cường giáp, bệnh rối loạn hấp thu đường ruột, có liên quan đến LX.

KIẾN NGHỊ

1. Kiến nghị UBND tỉnh xây dựng và ban hành kế hoạch phòng chống LX, phòng ngừa gãy xương do LX tại tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020 và các năm tiếp theo, đồng thời chỉ đạo chính quyền địa phương, cơ sở y tế các cấp phối hợp thực hiện tốt kế hoạch này.

2. Tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe nhằm nâng cao kiến thức y học về phòng bệnh LX cho người dân trên toàn tỉnh: Điều chỉnh lối sống, thay đổi hành vi, thói quen bất lợi cho xương như lạm dụng rượu, hút thuốc lá, ít vận động, lạm dụng thuốc corticoid; Khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm loãng xương để có biện pháp điều trị kịp thời và dự phòng biến chứng.

3. Kiến nghị ngành y tế  có các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng khám phát hiện, tư vấn, điều trị cho bệnh nhân bị bệnh loãng xương trên địa bàn: Đào tạo cán bộ; Đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị; Thành lập Hội loãng xương tỉnh Hà Tĩnh, xây dựng câu lạc bộ phòng chống loãng xương ở địa phương các cấp, thành lập phòng khám- tư vấn- điều trị ngoại trú bệnh loãng xương ở Bệnh viện đa khoa tỉnh và các bệnh viện tuyến huyện...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt:

1. Trần Ngọc Ân (2002), Bệnh loãng xương, Bệnh khớp, NXB y học

2. Anant Tassanawipas (2003), "Lợi ích của Miacalcic trong điều trị loãng xương", Báo cáo khoa học chuyên đề loãng xương và bệnh cột sống, TP. Hồ Chí Minh , tr.89-90.

3. Anne Schaafsman(2005), "Chuyển hoá xương và vai trò dinh dưỡng", Báo cáo khoa học chuyên đề phòng chống loãng xương, TP.Hồ Chí Minh.

4. Anne Schaafsman(2005), "Sức khoẻ của xương và vai trò dinh dưỡng", Báo cáo khoa học chuyên đề phòng chống loãng xương, TP.Hồ Chí Minh.

Tiếng nước ngoài:

6. Avioli LV. Clinician's manual on osteoporosis-1994 Scien Rheumatology, London,1994.

7. Arthur AS, Ralph GR, Bruce EJ, Lukert BP Spinal Compression Fractures in Osteoporotic Women: Patterns and Relationship to Hyperkyphosis Radiology 1988; 166:497-500

8. Chatiert Pongchâiyku (2008), "Role of ultrasound mesurements fracture risk assessment", Second strong bone Asia conference Asian insights into osteoporosis, Ho Chi Min city,pp.72.


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.149
Tháng 05 : 26.009
Năm 2024 : 745.308
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.543.822