• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố thuận lợi nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ mãn kinh

- Mã số: 099024 - Tên đề tài: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và yếu tố thuận lợi nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ mãn kinh - cấp quản lý: Sở Y tế HT - lĩnh vực: y tế - đơn vị chủ trì: BVĐK thành phố HT - Thời gian thực hiện: từ tháng 08/2012 – 08/2013 - Mục tiêu: 1. Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố thuận lợi với nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ mãn kinh. 2. Đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố thuận lợi với nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ mãn kinh.

Nguyễn Tiến Vũ - Bệnh viện Đa khoa Thành phố Hà Tĩnh

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nhiễm trùng đường tiểu là một bệnh nhiễm trùng thường gặp xuất hiện khi vi khuẩn gây bệnh đi vào đường tiểu và nhân lên trong đường tiểu hoặc do vi khuẩn từ máu đến định cư tại nơi này. Gọi là NTĐT thấp khi vi khuẩn ảnh hưởng đến niệu đạo, bàng quang, tiền liệt tuyến, NTĐT cao khi bị nhiễm trùng đài bể thận và nhu mô thận. NTĐT là bệnh lý rất thường gặp, và phổ biến nhất, đặc biệt là ở nữ, nhất là phụ nữ mãn kinh. Chẩn đoán xác định một NTĐT giai đoạn sớm là rất cần thiết và quan trọng cho công tác điều trị.

Mãn kinh là sự kiện quan trọng trong cuộc đời người phụ nữ. Nó đánh dấu sự chấm dứt thời kỳ sinh sản. Hiện tượng sinh lý này xảy ra ở lứa tuổi trên 45 với biểu hiện ngừng kinh nguyệt, không phóng noãn và nồng độ nội tiết tố thấp.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1. Nghiên cứu các đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các yếu tố thuận lợi với nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ mãn kinh.

2. Đánh giá mối liên quan giữa các yếu tố thuận lợi với nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ mãn kinh.

CHƯƠNG I

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. ĐỐI TƯỢNG

1.1.1. Đối tượng chọn mẫu

Chọn bệnh nhân là phụ nữ mãn kinh được chẩn đoán là NTĐT nhập viện điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế. Thời gian từ tháng 08/2012 – 08/2013.

1.1.2. Cỡ mẫu nghiên cứu: Chọn tối thiểu 60 bệnh nhân là phụ nữ mãn kinh.

1.1.3. Tiêu chuẩn chọn mẫu

1.1.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm trùng đường tiểu

Dựa vào lâm sàng và cận lâm sàng.

1.1.3.2. Tiêu chuẩn xác định mãn kinh: Theo WHO 1996.

1.1.3.3. Tiêu chuẩn loại trừ : Những bệnh nhân đã bị cắt bỏ buồng trứng trước khi mãn kinh, bệnh nhân không hợp tác .

1 .2. Phương pháp nghiên cứu

- Thiết kế nghiên cứu: Đây là một nghiên cứu mô tả cắt ngang.

CHƯƠNG II

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

2 .1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU

2.1.1. Phân bố theo tuổi

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ bệnh nhân phân bố theo tuổi theo tuổi.

Nhận xét: Tuổi bị bệnh thấp nhất trong nhóm ngiên cứu là 47 tuổi, tuổi lớn nhất 91 tuổi.

2.1.2. Phân bố theo địa dư

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ bệnh nhân theo địa dư

Nhận xét: Ở vùng nông thôn NTĐT có 37/60 trường hợp chiếm 61,7% cao hơn so với thành thị có 23/60 trường hợp chiếm tỷ lệ 38,3%.

2.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG

2.2.1. ĐẶC ĐIỂM lâm sàng

Bảng 2.3 Tỷ lệ sốt

Sốt

NTĐT cao

NTĐT thấp

n

%

n

%

20

71,4

3

9,4

Không

8

28,6

29

90,6

Tổng

28

100

32

100

Nhận xét :

Bệnh nhân sốt chiếm tỷ lệ 38,3% và không sốt chiếm tỷ lệ 61,7%.

Bảng 2.4. Đau, rối loạn tiểu tiện và các triệu chứng lâm sàng khác

Triệu chứng

lâm sàng

NTĐT cao

NTĐT thấp

Tổng

n

%

n

%

n

%

Tiểu buốt, rát

14/28

50,0

26/32

81,2

40/60

66,7

Tiểu láu

6/28

21,4

16/32

50

22/60

36,7

Tiểu máu

3/28

10,7

11/32

34,4

14/60

23,3

Tiểu són

6/28

21,4

6/32

18,8

12/60

20,0

Tiểu đục

10/28

35,7

3/32

6,2

12/60

20,0

Tiểu đau

1/28

3,6

7/32

21,9

8/60

13,8

Đau bụng hạ vị

6/28

21,4

23/32

71,9

29/60

48,3

Đau vùng lưng hông

18/28

64,3

2/32

6,3

20/60

33,3

Đau niệu quản

3/28

10,7

3/32

9,4

6/60

10,0

Không đau

4/28

14,3

2/32

6,3

6/60

10,0

Nhận xét:

- Đau : Đau hạ vị 48,3% chiếm tỷ lệ cao nhất, đau lưng hông 33,3 %, đau vùng niệu quản 10,0%

- Rối loạn tiểu tiện : tiểu buốt rát chiếm tỷ lệ cao nhất (66,7%).

2.2.2. Đặc điểm cận lâm sàng

Bảng 2.5. Tỷ lệ bạch cầu

Bạch cầu (tb/mm3)

NTĐT cao

NTĐT thấp

Tổng chung

n

%

n

%

n

%

BC < 4.109

0

0

0

0

0

0

4.109≤BC≤ 9.109

8

28,6

15

46,9

23

38,3

BC >9.109

20

71,4

17

53,1

37

61,7

Tổng

28

100

32

100

60

100

Nhận xét : BC >9.109/mm3 máu chiếm tỷ lệ 61,7%.

Bảng 2.6. Cấy nước tiểu

Cấy vi khuẩn

NTĐT cao

NTĐT thấp

Tổng

n

%

n

%

n

%

Dương tính

14

50,0

9

28,1

23

38,3

Âm tính

14

50,0

23

71,9

37

61,7

Tổng

28

100

32

100

60

100

Nhận xét: Cấy (+) chiếm tỷ lệ 38,3% và âm tính chiếm tỷ lệ 61,7%.

Bảng 2.7. Tần suất các loại vi khuẩn gặp trong 23 mẫu nước tiểu

Loại vi khuẩn

Tổng

n

%

Escherichia coli

14

60,87

Pseudomonas aeruginosa

4

17,39

Proteus mirabillis

2

8,69

Staphylococcus aureus

1

4,35

Enterococcus aerogenes

1

4,35

Enterococcus facculis

1

4,35

Tổng

23

100

Nhận xét: E.Coli chiếm tỷ lệ cao nhất 60,87%.

Bảng 2.8.  Kết quả xét nghiệm test BC niệu

Test

Bạch cầu

NTĐT cao

NTĐT thấp

Tổng

n

%

n

%

n

%

(-)

3

10,7

6

18,8

9

15,0

(++)

16

57,1

22

68,8

38

63,3

(+++)

9

32,1

4

12,5

13

21,7

Tổng

28

100

32

100

60

100

Nhận xét: Test BC niệu (+) chiếm tỷ lệ rất cao 85,0%, test BC niệu (-) 15%.

Bảng 2.9. Siêu âm thận - tiết niệu

Siêu âm hệ tiết niệu

n

%

Sỏi hệ tiết niệu

22

36,7

Dày thành bàng quang

20

33,3

Ứ nước thận 1 hoặc 2 bên

14

23,3

Thận đa nang

4

6,7

Thận dị dạng

1

1,7

Mổ (ghép thận)

1

1,7

Hẹp niệu đạo

1

1,7

Tổng

60

100

Nhận xét: Tỷ lệ phát hiện bệnh nhân bị sỏi thận - tiết niệu khá cao 36,7%.

2.3. LIÊN QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ THUẬN LỢI VỚI NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂU Ở PHỤ NỮ MÃN KINH

2.3.1. Yếu tố thuận lợi

Bảng 2.10. Tỷ lệ yếu tố thuận lợi

Yếu tố thuận lợi

NTĐT cao

NTĐT thấp

n

%

n

%

Sỏi thận- tiết niệu

20/28

71,4

5/32

15,6

Đái tháo đường

4/28

14,3

5/32

15,6

Thận đa nang

2/28

7,1

2/32

6,3

Mổ thận-tiết niệu

3/28

10,7

1/32

3,1

Dị dạng  thận

1/28

3,6

0/32

0,0

Chấn thương cột sống

0/28

0,0

2/32

6,3

Liệt nửa người trái

1/28

3,6

0/32

0,0

Hẹp niệu đạo

1/28

3,6

0/32

0,0

Đặt sond tiểu

0/28

0,0

1/32

3,1

Bình thường

6/28

21,4

19/32

41,7

Nhận xét: Có 35/60 trường hợp có yếu tố thuận lợi chiếm tỷ lệ 58,3% và 25/60 trường hợp không có yếu tố thuận lợi nào chiếm tỷ lệ 41,7%.

2.3.2. Liên quan giữa yếu tố thuận lợi và tuổi

Bảng 2.11. Liên quan giữ yếu tố thuận lợi và tuổi

Yếu tố thuận lợi

45-55

56-65

>65

n

%

n

%

n

%

Sỏi thận - tiết niệu

4

30,8

9

56,2

12

34,3

Đái tháo đường

1

7,7

0

0,0

8

22,9

Thận đa nang

0

0,0

1

6,3

3

8,6

Mổ thận - tiết niệu

2

15,4

0

0,0

2

5,7

Dị dạng

0

0,0

0

0,0

1

2,9

Chấn thương cột sống

0

0,0

0

0,0

2

5,7

Liệt nửa người

0

0,0

0

0,0

1

2,9

Hẹp niệu đạo

1

7,7

0

0,0

0

0,0

Đặt sond tiểu

0

0,0

1

6,3

0

0,0

Bình thường

8

61,5

7

43,8

10

20,3

Tổng

31

61

35

Nhận xét: Nhóm tuổi > 65 có nhiều yếu tố thuận lợi nhất 82,9%, và sỏi thận-tiết niệu chiếm tỷ lệ cao nhất 34,28%.

CHƯƠNG III. BÀN LUẬN

3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG

3.1.1. Phân LOẠI NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG TIỂN

Trong 60 bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ giữa nhiễm trùng đường tiểu cao và thấp gần tương đương nhau: tỷ lệ NTĐT cao là 46,7%, NTĐT thấp là 53,3%. Theo tác giả Võ Tam thì NTĐT cao là 67,1% và NTĐT thấp là 32,9%.

3.1.2. Tuổi:

Qua nghiên cứu này chúng tôi thấy có mối liên quan giữa tuổi với NTTĐT ở phụ nữ mạn kinh như sau: tuổi bị bệnh thấp nhất là 47 tuổi, tuổi lớn nhất 91, tuổi > 65 (51,6%). Như vậy lứa tuổi mắc bệnh NTĐT ở phụ nữ mạn kinh thường gặp nhất là trên 65 tuổi. Theo Đoàn Văn Thoại, tuổi hay gặp 45-65.

4.1.3. Địa dư

Phân bố theo địa dư trong nghiên cứu của chúng tôi có sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị trong mẫu nghiên cứu nói chung cũng như trong từng nhóm bệnh: ở nông thôn chiếm tỷ lệ 61,7%, thành thị có tỷ lệ  thấp hơn (38,3%).

Theo Vũ Huy Trụ nông thôn chiếm tỷ lệ 58,3%, thành thị 41,7%.

3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG

3.2.1. NTĐT cao

* Sốt: tỷ lệ sốt chung 38,3% và không sốt chiếm 61,7%. Ở NTĐT cao có 20/28 trường hợp (71,4%); NTĐT thấp có 3 trường hợp (9,4%).

Theo Nguyễn Thị Quỳnh Hương tỷ lệ sốt khi vào viện là 72,98%.

* Đau: Đau lưng hông chiếm tỷ lệ 64,3%, tiểu đục chiếm tỷ lệ 35,7%.

Theo Võ Tam: Sốt (70,2%), đau lưng hông (76,6%), tiểu đục (68,1%).

* Các biểu hiện khác: NTĐT cao tiểu buốt rát chiếm tỷ lệ 23,3%, tiểu són (10%), tiểu láu (10%), và tiểu máu là 10,7%.

3.2.2. NTĐT thấp: Trong 32/60 bệnh nhân NTĐT thấp thì tiểu buốt rát là chính có 26/32 trường hợp chiếm tỷ lệ 81,2%. Đau hạ vị chiếm tỷ lệ cao nhất 71,9%. Theo tác giả Võ Tam: tiểu rắt (73,9%), đau hạ vị (69,6%).

- Không sốt 29/32 trường hợp chiếm 90,6%, sốt 3/32 trường hợp (9,4%).

- Triệu chứng chủ yếu là đau vùng hạ vị 48,3%. Triệu chứng khác thứ tự: tiểu láu 50%, tiểu máu 34,4%, tiểu đau 21% và tiểu đục (6,2%). Như vậy các triệu chứng ở NTĐT cao rầm rộ hơn NTĐT thấp.

3.3. NHẬN XÉT VỀ NGUYÊN NHÂN

3.3.1. kẾT qUẢ cẤY

3.3.1.1. Tỷ lệ cấy (+):

Có 23/60 trường hợp cấy (+) (38,3%) và 37 trường hợp âm tính (61,7%).

Theo Nguyễn Hứa Phục và cộng sự cấy (+) 37,24%, âm tính (63,76%).

Trong 23/60 mẫu nước tiểu cấy dương tính thì chủ yếu là NTĐT cao (60,87%), NTĐT thấp cấy nước tiểu dương tính chiếm tỷ lệ thấp hơn (39,13%). Theo Võ Tam NTĐT cao (67,64%), NTĐT thấp (32,26%).

3.3.1.2. Loại vi khuẩn

Gặp nhiều nhất là trực khuẩn Gram(-), trong đó nhất là E.Coli chiếm 60,87%. Kết quả này phù hợp với Đỗ Thị Liệu (65%), Võ Tam (54,3%).

Tiếp theo lần lượt là Pseudomonas aeruginosa chiếm tỷ lệ 17,39% tương tự như tác giả Võ Tam (17,1%); Proteus mirabillis chiếm 8,6%. Theo Farasita Ambarwati và cộng sự: Escherichia coli (57,8%), Staphylococcus (20%).

3.4. CẬN LÂM SÀNG

3.4.1. Siêu âm

Ở nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ phát hiện bệnh nhân bị sỏi thận - tiết niệu khá cao có 22/60 trường hợp chiếm tỷ lệ 36,7%, dày thành bàng quang 20/60 trường hợp chiếm tỷ lệ 33,3%, thận giãn ứ nước 14 trường hợp chiếm tỷ lệ 23,3%, thận đa nang (6,7%), thận dị dạng (1,7%)  và 16% trường hợp chiếm tỷ lệ.

3.4.2. Xét nghiệm huyết học

Bạch cầu máu tăng, số lượng bạch cầu trung bình: 10.508,17±3340,24 và tỷ lệ % bạch cầu đa nhân trung tính trung bình cao 75,97±8,93%.

Theo tác giả Võ Tam: BC >9.109/mm3 máu chiếm tỷ lệ 67,1%.

3.4.3. Chỉ số sinh hóa và các chỉ số máu khác

3.4.3.1. CRP

Chỉ số CRP tăng chiếm tỷ lệ rất cao: CRP≥ 8  là 87,7%, chỉ có 8 trường hợp CRP <8 là 13,3%.Theo Vũ Huy Trụ CRP tăng chiếm tỷ lệ 73%.

3.4.3.2. Test Bạch cầu niệu

Sau khi tiến hành làm xét nghiệm BC niệu trên 60 bệnh nhân test Bc niệu (++) và (+++) chiếm tỷ lệ 85,0%, có 9/60 trường hợp test BC niệu (-) chiếm 15%.

Theo Lê Xuân Trường, Đỗ Đình Hồ: tỷ lệ test BC niệu (+) là 84,94%[40].

3.5. LIÊN QUAN GIỮA CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ VỚI NTĐT Ở PHỤ NỮ MÃN KINH.

3.5.1. Sỏi thận-tiết niệu

Có 25/60 trường hợp sỏi thận tiết niệu chiếm 41,7%.

Theo Võ Tam sỏi thận NTĐT chiếm tỷ lệ 45,7%[5]. Như vậy giữa NTĐT và sỏi có mối liên quan chặt chẽ với nhau đó là: sỏi gây NTĐT và NTĐT gây sỏi.

3.5.2. Đái tháo đường:

Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi: có 9/60 trường hợp ĐTĐ bị NTĐT chiếm tỷ lệ 15%. Theo Farasita Ambarwati: tỷ lệ bệnh nhân ĐTĐ bị NTĐT là 26%., theo Nguyễn Thị Nhạn thì tỷ lệ này là 21,1%.

Ngoài ra còn có các yếu tố thuân lợi khác trong nghiên cứu của chúng tôi đó là: Thận đa nang, tiền sử mổ thận tiết niệu, đặt sonde niệu đạo bàng quang, chấn thương cột sống, bất động lâu ngày, hẹp niệu đạo và dị dạng thận.

3.6. LIÊN QUAN GIỮA YẾU TỐ THUẬN LỢI VÀ TUỔI

Nhóm tuổi > 65 có nhiều yếu tố thuận lợi nhất có 29/35 trường hợp chiếm 82,9%, và sỏi thận-tiết niệu chiếm tỷ lệ cao nhất có 12/35 trường hợp chiếm tỷ lệ 34,28%, ĐTĐ có 8/38 trường hợp chiếm 22,85%, sau đó là thận đa nang (8,6%), mổ thận-tiết niệu và chấn thương cột sống là (5,7%), còn liệt và dạng thận (2,9%).

Kết quả nghiên cứu của tác giả Võ Tam[5]: Nhóm tuổi >60 (34,4%).

Như vậy tuổi càng cao thì càng có nhiều yếu tố thuận lợi tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây ra NTĐT càng lớn.

KẾT LUẬN

1. Tình hình chung, đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của nhiễm trùng đường tiểu ở phụ nữ mạn kinh

* NTĐT cao có 28/60 trường hợp chiếm tỷ lệ 46,7% thường gặp trên 65 tuổi, tăng dần theo tuổi, nông thôn cao hơn thành phố, có 78,6% NTĐT thứ phát.

- Về yếu tố thuận lợi là sỏi thận tiết niệu.

- Về lâm sàng: sốt (71,4%), đau thắt lưng (64,3%), tiểu đục (35%).

- Về cận lâm sàng: bạch cầu máu tăng >9.109 bạch cầu/mm3 máu (71,4%), bạch cầu niệu dương tính (++) và (+++) chiếm tỷ lệ 89,3%.

- Kết quả cấy nước tiểu dương tính (50%).

* Nhiễm trùng đường tiểu thấp 32/60 trường hợp chiếm tỷ lệ  53,3%, thường gặp ở tuổi trên 65, nông thôn cao hơn thành phố.

- Về yếu tố thuận lợi: đái tháo đường và sỏi hệ tiết niệu.

- Về lâm sàng: tiểu buốt rát (81,2%), tiểu láu 50%, đau hạ vị 71,9%. Về cận lâm sàng: bạch cầu máu tăng >9.109 bạch cầu/mm3 máu chiếm tỷ lệ 53,1%, số lượng bạch cầu niệu trên test thử nước tiểu dương tính (++) và (+++) chiếm 81,3%.

- Kết quả cấy nước tiểu dương tính chiếm tỷ lệ 71,9%.

* Kết quả cấy phân lập vi khuẩn chiếm tỷ lệ cao nhất là Escherichia coli (60,87%), tiếp theo là Pseudomonas aeruginosa (17,39).

2. Các mối liên quan

Mối liên quan giữa yếu tố thuận lợi với NTĐT: Sỏi thận tiết niệu tạo điều kiện thuận lợi gây NTĐT chiếm tỷ lệ cao nhất 41,7%, tiếp theo là đái tháo đường chiếm tỷ lệ 15%, thận đa nang và mổ thận tiết niệu đầu chiếm tỷ lệ 6,7%

Mối liên quan giữa yếu tố thuận lợi và tuổi: Nhóm tuổi mắc bệnh nhiễm trùng đường tiểu cao nhất là >65 tuổi chiếm tỷ lệ 51,6%, nhóm tuổi có nhiều yếu tố thuận lợi nhất là >65 tuổi chiếm tỷ lệ 82,9%.


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.033
Tháng 05 : 25.893
Năm 2024 : 745.192
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.543.706