• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Đánh giá kỹ thuật mở khí quản ở khoa hồi sức tích cực tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh

- Mã số: 099020 - Tên đề tài: Đánh giá kỹ thuật mở khí quản ở khoa hồi sức tích cực tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh - cấp quản lý: Sở Y tế HT - lĩnh vực: y tế - đơn vị chủ trì: BVĐK tỉnh Hà Tĩnh - Thời gian thực hiện:từ tháng 11/2011 đến tháng 5/2012 - Mục tiêu: 1. Nhận xét đặc điểm của bệnh nhân MKQ 2. Đánh giá một số tai biến MKQ chuẩn thường gặp

Trương Huy Hưng, Mai Văn Lục, Nguyễn Văn Diệu
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Mở khí quản (MKQ) là mở một đường thở qua khí quản. Mô tả bằng hình vẽ ở Ai cập từ  3600 năm trước công nguyên. Thành công lần đầu tiên bởi Prasovala vào thế kỷ 15.

Ưu điểm: Rất có hiệu quả trong trường hợp tắc nghẽn cơ học đường hô hấp trên và trong cai thở máy khó, nhiều thuận lợi so với lưu ống NKQ lâu dài.

Nhược điểm: Biến chứng trong khi MKQ, lưu và sau rút ống MKQ.

MKQ chuẩn là phương pháp áp dụng phổ biến tại các khoa Hồi sức Cấp cứu.

Kỹ thuật thường quy tại khoa HSTC BVĐK Hà Tĩnh từ tháng 11/2011.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Nhận xét đặc điểm của bệnh nhân MKQ

- Đánh giá một số tai biến MKQ chuẩn thường gặp

II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân

Nghiên cứu 43 BN vào HSTC có chỉ định MKQ từ tháng 11/2011 đến 5/2012

Trên 18 tuổi

Tiên lượng cần được TKNTXN trên 1 tuần

Được sự chấp nhận thủ thuật của BN, GĐ BN

2. Tiêu chuẩn loại trừ

Dị dạng vùng cổ

Tiểu cầu giảm < 50.000/ml, APTT gấp 1,5 lần chứng.

Nhiễm khuẩn phần mềm ở cổ

3. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu tiến cứu, mô tả, can thiệp

Phương pháp MKQ chuẩn, đường mở trung bình

4. Quy trình MKQ

Tiến hành:

- Kỹ thuật: theo Quy trình kỹ thuật HSCC ống MKQ: loại Sjoberg cỡ 7, 8 mm ĐK trong. Đảm bảo áp lực Cuff thấp nhất chèn kín đường thở.

- Đường rạch khí quản: đường mở trung bình, đường rạch dọc hoặc chữ T không lấy đi sụn khí quản.

Nơi thực hiện:

Tại buồng bệnh của khoa HSTC BVĐK Hà Tĩnh

Các bước kỹ thuật :

PTV đứng bên trái BN, người phụ đứng bên phải

Thuốc an thần, giảm đau: Fentanyl, Midazolam

FiO2 100% trong 3 – 5 phút

Gây tê: tại chỗ theo các lớp GP bằng xylocain 1%

Thì 1: cố định thanh quản và xác định điểm chuẩn, rạch da.

PTV dùng dao mổ rạch da theo đường dọc giữa cổ, từ điểm cách hõm ức 1cm lên trên tới sát sụn nhẫn, dài 2,5 - 3cm.

Người phụ dùng banh Farabeuf vén mép da sang hai bên và giữ cân bằng để bộc lộ rõ phẫu trường.

Thì 2: Rạch và tách lớp cân cơ

PTV dùng kéo nhọn thẳng đầu (hoặc panh), cầm dựng đứng kéo thẳng góc với KQ, mũi kéo tì vào đường trắng giữa. Tách rộng 2 càng chuôi kéo và tách rộng từng lớp cân nông, cân giữa, lớp cân sâu và những TM nông ở cổ .

Người phụ dùng banh Farabeuf vén các lớp cân, TM sang hai bên. vén eo TG lên trên

Tách nốt lớp cân mỏng bọc KQ.

Thì 3: rạch KQ và luồn đặt canun vào KQ.

Bơm tiêm xylocain 1%, 1ml chọc qua vòng sụn gây tê và thăm dò khí.

PTV rạch dọc theo trục KQ 1–1,5 cm, sâu 1cm.

Người phụ rút NKQ trước khi rạch KQ, hút sạch dịch ở lỗ mở

PTV lấy panh Laborde luồn qua vết rạch vào KQ, mở banh Laborde, luồn canun vào KQ.

Bơm bóng chèn (cuff)

Thì 4: cố định canun MKQ

Cố định canun bằng 2 dây vải luồn qua cổ BN.

Sát trùng quanh vết mở, lót gạc vô khuẩn xung quanh chân canun.

Nối canun với máy thở nếu BN đang thở máy

5. Các tiêu chí nghiên cứu

Lâm sàng :

Mạch, HA, SpO2

Bệnh lý đi kèm

Số ngày nằm ĐTTC trung bình

Thời điểm MKQ

Thời gian lưu ống MKQ

Tỉ lệ rút ống thành công

Biến chứng MKQ:

Trong khi MKQ: Chảy máu, ngừng tim, TKDD, TKMP, TKTT, đặt sai vị trí ống MKQ, mở lệch.

Trong thời gian lưu ống: chảy máu, TKDD, tuột ống, nhiễm khuẩn vết mở, tắc ống, rò khí – thực quản.

Sau khi rút ống: khó thở thanh quản, nói không rõ và nói khó, sẹo xấu, khó thở do hẹp KQ.

Thu thập số liệu: Theo bệnh án mẫu NC

Xử lí số liệu: Theo chương trình toán thống kê.

So sánh 2 tỉ lệ  >  test χ 2

So sánh 2 giá trị trung bình > test T.student.

Khác biệt có ý nghĩa khi p < 0,05.

III. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Bảng 4.1: Đặc điểm bệnh nhân

BN

Số lượng BN

(n=43)

Tỷ lệ

(%)

Tuổi

( )

Nam

29

67

67

Nữ

14

33

70

Nhận xét: Tuổi cao nhất 100, thấp nhất 21 tuổi. Nam/nữ 2,1 : 1

Nguyễn Đạt Nguyên (2006) Nam/nữ 13 : 1

Nguyễn Đăng Tuân (2006) Nam/nữ 3 : 2

Bảng 4.2: Bệnh lý liên quan

Chẩn đoán

n

%

Viêm phổi

38

88

TBMMN

19

44

COPD

10

23

Shock

10

23

CTSN

3

7

NMCT

2

5

Hậu phẫu VPM

2

5

Uốn ván

1

2

Suy tim

3

7

Viêm não

1

2

Tổng

43

Bảng 4.3: Bệnh lý liên quan

BN

Chẩn đoán

%

BN

Chẩn đoán

%

TBMMN-THA-VP

28

SHOCK-VP –LAO -ĐTĐ

2

COPD-THA

9

COPD-VP-SHOCK

2

NMCT-SHOCK-VP

5

TBMMN-COPD-VP

2

COPD-VP-ĐTĐ

7

SHOCK-VP

5

COPD-THA-ST

2

SHOCK-VP-ĐTĐ

5

VP-VN

2

TBMMN-SHOCK-VP

5

TBMMN-VP-ĐTĐ

9

ST-VP

2

VP-CTSN

7

VP-UV

2

VP- VPM

5

TỔNG

100

Bảng 4.4: Thời gian BN nằm điều trị và lưu ống MKQ

Thời gian (ngày)

Lâu nhất

Ngắn nhất

Trung bình

Nằm điều trị

43

12

21

Lưu ống MKQ

32

4

14

Nhận xét: Nguyễn Đăng Tuân (2006): 38,27  ± 27,8 ngày

Brook AD (2000): 29,3 ±15,4 ngày

Bảng 4.5: Thay đổi mạch – Sp02 trước và sau MKQ

Triệu chứng

Trước MKQ

Sau MKQ

p

Mạch (ck/ph)

110

105

> 0,05

SpO2

93

95

>0,05

Nhận xét:

Thay đổi mạch, spo2 trước và sau MKQ không có ý nghĩa thống kê

4.6: Thời điểm MKQ

Thời điểm MKQ

Số lượng BN (n)

Tỷ lệ

(%)

Sau lưu NKQ ≤ 7 ngày

4

9

Sau lưu NKQ > 7 ngày

39

91

Tổng

43

100

Nhận xét:

Phần lớn BN MKQ sau lưu NKQ hơn 7 ngày (91%)

Bảng 4.7: Biến chứng trong khi MKQ

Biến chứng MKQ

n

%

Chảy máu [1]

7

16

Đặt lệch ống

4

9

TKDD [2]

4

9

Tụt HA [3]

3

7

Không biến chứng

25

59

Nhận xét: Lê Đức Điệp (2001) 26,3 % [1]. Nguyễn Đăng Tuân (2006) 9% [2].

Nguyễn Đạt Nguyên (2006) 13,1% [1]. 3,5% [3].

Bảng 4.8: Biến chứng chảy máu, nhiễm trùng vết MKQ

Biến chứng MKQ

n

%

Chảy máu niêm mạch KQ [1]

4

9

Nhiễm trùng vết mở KQ [2]

2

5

Nhận xét: Nguyễn Đăng Tuân (2006): 6,7% [1]

Lê Đức Điệp (2001): 6% [1]

Nguyễn Kim Ca (2003): 52% [2]

Bảng 4.9: Biến chứng tắc, tuột ống MKQ

Biến chứng MKQ

n

%

Tắc ống [1]

4

9

Tuột ống [2]

1

2

Nhận xét :

Lê Đức Điệp (2001): 11,5% [1]

Nguyễn Đăng Tuân (2006): 67%; 3,3%

Bảng 4.10: Biến chứng sau rút ống MKQ

Biến chứng MKQ

n

%

Khó thở thanh quản nhẹ

6

14

Nói không rõ

2

5

Không biến chứng

10

23

Chưa rút ống MKQ

Chuyển tuyến dưới

3

7

Đỡ xin về

3

7

Chưa đỡ xin về

9

21

Nặng hơn xin về

10

23

Brook AD (2000): 37,8%;

Rumbark M.J (2004): 61,7%

Bảng 4.11: Rút ống MKQ thành công

Rút ống MKQ

n

%

Thành công

18

42

Chưa rút ống

25

58

Tổng

43

100

Brook AD (2000): 54,1%

Nguyễn Đăng Tuân (2006): 43,3%

IV. KẾT LUẬN

1. Đặc điểm bệnh nhân MKQ

Tuổi TB: nam 67, nữ 70. Giới: Tỷ lệ nam/nữ: 2,1

VP chiếm tỷ lệ 88%. Nhóm bệnh liên quan TL và BC gặp nhiều nhất là TBMMN-THA-VP (28%)

MKQ sau lưu NKQ > 7 ngày: 91%

Thời gian điều trị TB: 21 ngày

Thời gian lưu ống MKQ TB: 14 ngày

Tỷ lệ MKQ thành công: 100%

Rút ống thành công: 42%

2. Biến chứng MKQ

2.1. Biến chứng trong khi MKQ

Chảy máu: 16%

Lệch ống và TKDD: 9%.

Tụt HA: 7%

2.2. Biến chứng khi lưu ống MKQ

Chảy máu niêm mạc khí quản: 9%

Nhiễm trùng vết mở: 5%.

Tuột ống: 2%

Tắc ống: 9%

2.3.Biến chứng sau rút ống MKQ

Khó thở thanh quản nhẹ: 14%.

Nói không rõ: 5%.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quách Thị Cần (2008), Kỹ thuật mở khí quản – một số điểm cần lưu ý để phòng trách biến chứng sẹo hẹp khí quản sau mở khí quản.

2. Nguyễn Thế Anh (2010), Kỹ thuật mở khí quản

3. Bệnh viện Nhi Đồng II Thành phố Hồ Chí Minh (2009), Chăm sóc bệnh nhân sau mở khí quản.

4. Học viện Quân Y 103 (2010), Dụng cụ mở khí quản khẩn cấp TC – 08.

5. Nguyễn Đạt Nguyên, Nguyễn Thế Anh, Vũ Hoài Nam (2010), Đánh giá kỹ thuật mở khí quản qua da ở khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Hữu Nghị Việt – Xô.

6. Nguyễn Chánh Đức – Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (2009), Kỹ thuật mở khí quản.

7. Nguyễn Ngọc Anh – Bệnh viện Nhân Dân 115 (2010), Theo doic và chăm sóc bệnh nhân mở khí quản.

8. Phạm Thị Vân Thanh – Bệnh viện Chợ Rẫy (2010), Đặt Stent silicone điều trị hẹp khí  phế quản ở bệnh nhân sau mở khí quản.

9. Nguyễn Văn Chung, Nguyễn Ngọc Ánh, Nguyễn Thị Huệ - Y học TP. Hồ Chí Minh 92009), Xác định thời điểm mở khí quản trên bệnh nhân chấn thương sọ não nặng thở máy ở hậu phẫu.

10. Huỳnh Nam Thái, Hà Thị Chiêm, Ngô Xuân Kiều (2009), Đánh giá công tác điều dưỡng trong chăm sóc người bệnh mở khí quản tại Bệnh Viện Đa khoa Trung tâm An Giang trong 2 năm 2007-2008.

11. E. Crisan, A. Croitoru, R. Ulmeanu, I. Cordoș, N. Galie, G. Cadar, C. Saon,

C. Paleru, I. Ion - Viện Phổi học Quốc gia. Marius Nasta, Bucarest – Roumanie (2009), The particularity in evolution and therapy of post-intubation tracheal stenosis in patients with chronique obstructive pulmonary disease (COPD) - Đặc điểm tiến triển và điều trị chứng hẹp khí quản sau đặt nội khí quản ở bệnh nhân bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

12. Đông Thu Trang – Đại học Y Hà Nội (2009), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và xử trí biến chứng trong và sau mở khí quản từ năm 2005 đến 2010.


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 297
Tháng 05 : 24.157
Năm 2024 : 743.456
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.541.970