• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Đánh giá hiệu quả gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh

- Mã số: 099021 - Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ tại BVĐK tỉnh Hà Tĩnh - cấp quản lý: Sở Y tế HT - lĩnh vực: y tế - đơn vị chủ trì: Bệnh viện Đa khoa tỉnh - Thời gian thực hiện: từ tháng 6/2013 đến tháng 7/2014 - Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau và các tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê ngoài màng cứng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.

Trương Ngọc Anh, Nguyễn Quốc Thanh, Nguyễn Trung Dũng, Phạm Thanh Tin

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Đau nói chung và đau sau mổ nói riêng gây cảm giác rất khó chịu, thậm chí sợ hãi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý, đời sống xã hội và quá trình hồi phục của người bệnh. Đau không được điều trị tốt không chỉ gây nên rối loạn chức năng các cơ quan mà còn làm tăng nguy cơ trở thành đau mạn tính dù đã lành vết mổ.

Để tiếp tục nâng cao chất lượng chống đau cũng như đánh giá, rút kinh nghiệm khi áp dụng kỹ thuật giảm đau bằng phương pháp gây tê ngoài màng cứng, chúng tôi nghiên cứu đề tài nhằm mục tiêu: Đánh giá hiệu quả giảm đau và các tác dụng không mong muốn của phương pháp gây tê ngoài màng cứng tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh.

II. ĐỐI   TƯỢNG   VÀ   PHƯƠNG   PHÁP NGHIÊN CỨU

1.Đối tượng nghiên cứu

Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân trên 18 tuổi, được phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà tĩnh, có chỉ định và đồng ý giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng.

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Bệnh nhân có chống chỉ định gây tê ngoài màng cứng.

- Bệnh nhân không đồng ý giảm đau sau mổ bằng gây tê ngoài màng cứng.

2. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, tiến cứu thực hiện tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh  từ tháng 6/2013 đến tháng 7/2014.

2.2. Tiến hành nghiên cứu

- Tuỳ loại phẫu thuật bệnh nhân được gây tê ngoài màng cứng để mổ hoặc gây tê tủy sống sau đó gây tê ngoài màng cứng.

- Thuốc tê dùng cho tất cả các bệnh nhân là: Bupivacain 0,125%, Fentanyl 0,1 mg/2 ml.

- Theo dõi liên tục các thông số: nhịp  tim, huyết áp, nhịp thở, SpO2 bằng monitor trong ngày đầu sau mổ và 4 - 6 giờ/lần những ngày sau.

- Mức độ đau được đánh giá bằng điểm  VAS (Visual Analog Scale) khi nghỉ và khi vận động tại các thời điểm: 6 giờ, 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ. VAS ≤ 4 được coi là giảm đau đầy đủ.

- Thuốc tê được truyền liên tục bằng bơm tiêm điện ngay từ trong mổ. Tốc độ ban đầu là 4 - 5 ml/giờ  sau  đó  được  điều  chỉnh  tăng  mỗi  lần 1ml/giờ. Nếu bệnh nhân có VAS > 4 bơm trực tiếp 3 - 5ml. Nếu có các tác  dụng không mong muốn thì giảm 1ml/giờ 1 lần và dùng thêm các thuốc giảm đau khác nếu  cần. Ngừng ngay thuốc tê và xử trí cấp cứu nếu bệnh nhân khó thở, huyết áp tụt trên 20% so với huyết áp trước khi gây tê.

- Ghi nhận các tác dụng không mong  muốn trong suốt quá trình giảm đau.

3. Xử lý số liệu:

Số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu được xử lý bằng phương pháp thống kê y học. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Từ tháng 6/2013 đến tháng 7/2014 tại khoa gây mê hồi sức Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, chúng tôi tiến hành nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 37 bệnh nhân phẫu thuật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh, được đặt Catheter ngoài màng cứng và truyền thuốc tê liên tục để giảm đau sau mổ, theo dõi, đánh giá điểm đau (VAS) và các tác dụng không mong muốn trong 72 giờ sau mổ thu được kết quả như sau:

1. Đặc điểm

Bảng1: Phân bố tỷ lệ nam nữ

Nam

Nữ

23 (62%)

14 (38%)

Bảng 2: Phân bố tuổi

Tuổi

< 30

30 - 39

40 - 49

50 - 59

60 - 69

70 - 79

> 80

Tổng

Số bn

2

4

6

8

5

6

6

37

Nhận xét:

Tuổi trung bình: 56,70

Tuổi lớn nhất: 99. Tuổi nhỏ nhất: 23

Bảng 3: Phân bố theo loại phẫu thuật

TT

Loại phẫu thuật

Số lượng

1

Thay khớp háng

30

2

Nội soi tái tạo dây chằng khớp gối

04

3

Kết hợp xương đùi

03

2. Hiệu quả giảm đau

Biểu đồ 1: Thay đổi VAS khi nghỉ và khi vận động qua các thời điểm

VAS trung bình giảm dần qua thời gian và tăng nhẹ khi ngừng thuốc, VAS trung bình khi vận động cao hơn khi nghĩ 1 - 2 điểm. Không bệnh nhân nào có VAS khi nghỉ  > 4.

3. Các tác dụng không mong muốn

Biểu đồ 2: Các tác dụng không mong muốn

Nhận xét: 06 bệnh nhân( 16,2%) gặp các tác dụng không mong muốn, chủ yếu ở mức độ nhẹ và vừa.

IV. BÀN LUẬN

1. Hiệu quả giảm đau

VAS trung bình tại các thời điểm đều < 4 và giảm dần qua từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3 sau mổ. VAS trung bình khi vận động cao hơn khi nghĩ 1-2 điểm, không bệnh nhân nào có VAS khi nghỉ  > 4. Trong nghiên cứu này tốc độ truyền thuốc tê duy trì 4-8 ml/h (trung bình 5.2 ml/h).

2. Các tác dụng không mong muốn

06 bệnh nhân trong nghiên cứu gặp các tác dụng không mong muốn, đa số ở mức độ nhẹ. Gặp nhiều nhất là nôn, buồn nôn (8,1%) so với nghiên cứu của Scott 4,8%; Nguyễn Hữu Tú 20,6%. Không gặp bệnh nhân nào bị các tai biến nghiêm trọng như suy hô hấp, tụt huyết áp. Có thể do số lượng bệnh nhân còn ít nhưng rõ ràng đây là những tai biến không thể xem nhẹ.

V. KẾT LUẬN

Với sự hỗ trợ của phương tiện hiện đại, kỹ thuật đặt Catheter và truyền liên tục thuốc tê vào khoang ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau hiệu quả, tiên tiến nhất, có thể áp dụng cho nhiều loại phẫu thuật. 16,2%  bệnh nhân gặp các tác dụng không mong muốn, chủ yếu ở mức độ nhẹ. Không bệnh nhân nào bị các tai biến nghiêm trọng như suy hô hấp, tụt huyết áp.

VI. KIẾN NGHỊ

- Nâng cấp mở rộng phòng hồi tỉnh, chống đau sau mổ.

- Áp dụng giảm đau sau mổ cho nhiều loại bệnh và phẫu thuật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Văn Chung, Nguyễn Văn Chừng (2005). “Gây tê ngoài màng cứng và gây tê tủy sống phối hợp cho chỉnh hình chi dưới”. Y học TP Hồ Chí Minh , chuyên đề Ngoại khoa, tr: 78 - 83.

2. Nguyễn Thụ (2002). Thuốc tê tại chỗ. Thuốc sử dụng trong gây mê. NXB YH, tr: 269 - 231.

3. Công Quyết Thắng (2002). Thuốc tê. Bài giảng gây mê hồi sức, tập I. NXB YH, tr: 531 - 549.

4. Nguyễn Hữu Tú, Tạ Ngân Giang (2009). “Gây tê ngoài màng cứng giảm đau sau mổ”. Đại học Y Hà Nội, tr: 23 – 30.

5. D.A. Scott, D.S Beillby et al (1995), “ Postperative Analgesia Using Epidural Infusions of  Fentanyl with Bupivacaine: A Propective  Analysis of 1.014 Patients”Anesthesiol,83(4):727–737.


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 135
Tháng 05 : 23.995
Năm 2024 : 743.294
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.541.808