Đánh giá nhu cầu chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi điều trị hóa chất tại Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh
Lê Thị Kim Oanh,Đoàn Xuân Trườn g , Trần Thị Kim Phương,Võ Văn Phương
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư phổi (UTP) là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất toàn cầu, tỷ lệ mắc ngày càng tăng (trung bình 0,5% /năm). Ở Việt Nam UTP đứng thứ nhất trong số các bệnh ung thư ở nam giới và đứng thứ 4 trong các bệnh ung thư ở nữ giới. Cho đến nay việc điều trị UTP có nhiều tiến bộ (phẫu thuật, xạ trị, hóa chất, điều trị đích). Nhưng người bệnh còn phải chịu nhiều tác dụng không mong muốn, đặc biệt sau hóa chất, ảnh hướng lớn đến kết quả điều trị cũng như sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh.
Trong điều trị UTP, ngoài việc điều trị bằng thuốc và các kỹ thuật cao thì vai trò chăm sóc hỗ trợ của điều dưỡng là rất quan trọng. Với mong muốn cải thiện thời gian sống thêm và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh UTP, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm mục tiêu “ Tìm hiểu đặc điểm và đánh giá một số tác dụng không mong muốn ở bệnh nhân ung thư phổi được điều trị hóa chất tại khoa ung bướu Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh để đề xuất nhu cầu chăm sóc điều dưỡng”.
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng
30 người bệnh UTP được điều trị bằng hóa chất tại Khoa Ung bướu Bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2014.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu lâm sàng, phân tích mô tả cắt ngang.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm của bệnh nhân nghiên cứu.
Phân bố đối tượng theo tuổi và giới
Biểu đồ 3.1. Phân bố theo giới
Bảng 3.1 . Phân bố theo nhóm tuổi
Giới | Nam | Nữ | p |
n | 19 | 11 | > 0,05 |
% | 63,3 | 36,7 | > 0,05 |
Nhận xét:
Tỷ lệ UT ở nam cao hơn ở nữ 19/11. Tuổi trung bình nam giới: 64,37 tuổi (35-82). Tuổi trung bình nữ giới: 59,17 tuổi (48-76). Tỷ lệ cao nhất ở nhóm BN > 60 tuổi chiếm 67,23%.
3.2. Kết quả của các vấn đề nghiên cứu.
Bảng 3.2 . Phân loại theo mô bệnh học
Loại mô học | n | % |
UTP TBN | 4 | 13,33 |
UTP KTBN | 26 | 86,67 |
Nhận xét:
UTP không tế bào nhỏ có tỷ lệ cao nhất (86,67%)
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ giai đoạn theo TNM
Nhận xét:
Giai đoạn III chiếm tỷ lệ cao nhất (63,34%).
Bảng 3.3. Phân bố theo phác đồ điều trị hóa chất
Phác đồ | PC | EP | Docetaxel |
Số BN (n) | 18 | 8 | 4 |
Tỷ lệ (%) | 60 | 26,67 | 13,33 |
Nhận xét: Phác đồ PC được sử dụng nhiều nhất (60%)
3.4. Độc tính trên hệ tiêu hóa gặp phải trong điều trị
Triệu chứng | n | % | |
Cảm giác trong miệng khi ăn uống | Bình thường | 18 | 60 |
Đắng | 10 | 33.33 | |
Vị kim loại | 2 | 6.66 | |
Tiêu chảy | Có | 6 | 20 |
Không | 24 | 80 | |
Số lần đại tiện/ngày | ≤3 lần | 21 | 70 |
3-5 lần | 6 | 20 | |
5-10 lần | 3 | 10 | |
Tính chất phân
| Khuôn | 12 | 40 |
Nhão | 9 | 30 | |
Lỏng | 9 | 30 | |
Táo bón | Có | 5 | 16.66 |
Không | 25 | 83.33 |
Nhận xét: Chủ yếu là độc tính trên hệ tạo máu ở độ 1 và 2 trong nghiên cứu này không thấy độc tính ở độ 4.
Bảng 3.5. Độc tính trên hệ tạo máu
Độc tính | PC | EP | Docetaxel | Tổng |
| ||||||||||||||
n=18 | % | n=8 | % | n=4 | % | n=30 | % |
| |||||||||||
Bạch cầu | Độ 0 | 8 | 44,44 | 2 | 25 | 1 | 25 | 9 | 30 |
| |||||||||
Độ 1 | 4 | 22,22 | 3 | 37.5 | 3 | 75 | 10 | 33.33 |
| ||||||||||
Độ 2 | 4 | 22,22 | 2 | 25 | 0 | 0 | 6 | 20 |
| ||||||||||
Độ 3 | 2 | 11,12 | 1 | 12.5 | 0 | 0 | 3 | 10 |
| ||||||||||
Độ 4 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Bạch cầu hạt | Độ 0 | 8 | 44.4 | 2 | 25 | 1 | 25 | 11 | 36.67 |
| |||||||||
Độ 1 | 4 | 22.2 | 3 | 37.5 | 3 | 75 | 10 | 33.33 |
| ||||||||||
Độ 2 | 4 | 22.2 | 3 | 37.5 | 0 | 0 | 7 | 23.33 |
| ||||||||||
Độ 3 | 2 | 11.1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 6.67 |
| ||||||||||
Độ 4 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Huyết sắc tố | Độ 0 | 9 | 50 | 3 | 37.5 | 4 | 100 | 16 | 53.33 |
| |||||||||
Độ 1 | 7 | 38.9 | 5 | 62.5 | 0 | 0 | 12 | 40 |
| ||||||||||
Độ 2 | 2 | 11.1 | 0 | 0 | 0 | 0 | 2 | 6.67 |
| ||||||||||
Độ 3 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Độ 4 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Tiểu cầu | Độ 0 | 17 | 94.4 | 6 | 75 | 4 | 100 | 27 | 90 |
| |||||||||
Độ 1 | 0 | 0 | 2 | 25 | 0 | 0 | 2 | 6.67 |
| ||||||||||
Độ 2 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
| ||||||||||
Độ 4 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 |
|
|
|
|
| 0 | 0 | 0 | 1 | 3.33 |
Nhận xét:
Các độc tính trên hệ tiêu hóa chủ yếu là: Cảm giác ngon miệng giảm (40%) Buồn nôn (40%), nôn (26,7%) ở những NB có nôn chủ yếu từ 3-5 lần (66,7%); cảm giác khô miệng (60%) đau miệng (3,33%), loét miệng (3,33%); cảm giác thay đổi trong miệng khi ăn (40%); tiêu chảy 20% ở những NB này chủ yếu là < 4 lần (70%); 100% có cảm giác mệt mỏi ảnh hưởng tới tinh thần, thể chất và tâm lý như 46,67% có cảm giác mất năng lượng; 43,33% có những cảm xúc tiêu cực. 33,3% NB có thời gian nằm giường nhiều hơn, cảm thấy lo lắng, đau cơ.
4. BÀN LUẬN
4.1.Về tuổi và giới
Theo các tác giả trong nước đặc điểm UTP: tuổi mắc bệnh trung bình là 60 tuổi, nam gặp nhiều hơn nữ (từ 1,8 – 5,5 lần). Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ UTP ở nam nhiều hơn nữ 1,7 lần. Kết quả này cũng phù hợp với các kết quả trên và theo chúng tôi đây là một kết quả hợp lý vì hiện tại nguyên nhân gây ung thư phổi chưa được rõ. Tuy nhiên một số yếu tố nguy cơ gây ung thư như chế độ ăn, rượu, thuốc lá…Đã được đưa ra và nam giới lại bị chịu ảnh hưởng nhiều hơn, điều trị ung thư phổi tốt nhất là điều trị dự phòng cấp 0, người điều dưỡng có thể tham gia vào các công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe, các chương trình truyền thông thay đổi hành vi.
Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận độ tuổi mắc bệnh trung bình là 64,37 cao hơn so với các tác giả khác trong nước (là 60 tuổi). Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi tập trung vào đối tượng người bệnh UTP điều trị hóa chất, tức là ở giai đoạn không còn sớm (từ giai đoạn 2 trở lên) điều này có thể giải thích phần nào lý do vì sao độ tuổi mắc bệnh trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn.
4.2. Nhu cầu chăm sóc điều dưỡng ở người bệnh UTP điều trị hóa chất
Mục đích của điều trị UTP bằng hóa chất là giảm triệu chứng, điều trị phòng ngừa tái phát và di căn, kéo dài thời gian sống thêm. Theo nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng hóa trị có lợi ích về thời gian sống thêm. Tuy nhiên bên cạnh lợi ích có được thì quan trọng là làm thế nào để giảm độc tính do điều trị nhằm tăng chất lượng cuộc sống.
Từ kết quả khảo sát các biểu hiện không mong muốn do hóa chất trong điều trị UTP đã thu được, chúng tôi nhận thấy nhu cầu được chăm sóc điều dưỡng của NB ung thư nói chung và UTP điều trị hóa chất nói riêng là rất lớn. cụ thể trong nghiên cứu của chúng tôi, ảnh hưởng đến tâm sinh lý bệnh nhân là 100%, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa > 60% và ảnh hưởng đến huyết học là > 30%. 50% NB trong nghiên cứu của chúng tôi giảm hoặc mất cảm giác ăn ngon miệng. 8 NB (26,66%) có nôn, trong đó đa phần nôn từ 3-5 lần/ ngày. Thuốc hóa trị gây buồn nôn và nôn do nhiều lý do. Một trong những lý do đó là chúng gây kích thích niêm mạc dạ dày và tá tràng (phần đầu tiên của ruột non) làm kích thích một số dây thần kinh kích hoạt trung tâm nôn và vùng khởi động thụ thể hóa học (CTZ-chemorecepter trigger zone) ở não dẫn đến nôn. Những cách khác khiến vùng này có thể bị kích hoạt là sự tắc nghẽn (tắc ruột), chậm trễ làm trống dạ dày, hoặc viêm là những tác dụng có thế xảy ra của thuốc. Độc tính trên hệ tiêu hóa rất ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và kết quả điều trị của NB bởi buồn nôn/ nôn, chán ăn, ăn không ngon, đều làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày cũng như dinh dưỡng của NB, dinh dưỡng không tốt ảnh hưởng cùng với tâm lý sợ hãi điều trị, lo lắng về bênh tật sẽ làm cơ thể NB suy sụp một cách nhanh chóng.
4.3. Chăm sóc điều dưỡng với độc tính trên hệ tạo máu
Độc tính trên hệ tạo máu tùy thuộc từng mức độ mà ảnh hưởng của nó tới người bệnh khác nhau. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy độc tính bạch cầu ở độ 1 (33,33%) và 2 (20%), không có NB nào bị giảm bạch cầu và bạch cầu hạt ở mức độ 3 và 4. Độc tính với dòng hồng cầu ghi nhận được trong nghiên cứu của chúng tôi như sau: 12 NB (40%) giảm huyết sắc tố độ 1; 2 NB (6,67%) giảm huyết sắc tố độ 2. NB cần phải được theo dõi sát công thức máu mỗi khi tái khám. Nếu người điều dưỡng phát hiện thấy triệu chứng khó thở nặng nề hơn, đau hoặc sưng chân, chóng mặt hoặc hoa mắt, tăng huyết áp, mệt mỏi hoặc có huyết khối ở những thiết bị tiếp xúc với mạch máu, thì cần thông báo cho bác sỹ ngay lập tức và thực hiện y lệnh kịp thời. Thiếu máu một phần do dinh dưỡng không tốt, một phần nữa do hóa chất, làm tăng thêm mệt mỏi của NB. Hạ bạch cầu sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, hạ tiểu cầu sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu và đặc biệt nguy hiểm nếu chảy máu nội tạng và não. Tất cả những tác dụng phụ của điều trị hóa chất dù riêng rẽ nhưng đều có liên quan ảnh hưởng lẫn nhau. Nếu chúng ta chỉ chú tâm vào 1 vấn đề mà quên mất sự liên hệ của nó thì đều ảnh hưởng đến kết quả điều trị và chất lượng cuộc sống NB.
4.4. Chăm sóc điều dưỡng với độc tính trên hệ tiêu hóa
Vai trò của người điều dưỡng khi cung cấp thông tin chính xác và thiết thực cho NB hết sức quan trong để NB có thể đối mặt với những triệu chứng có thể xảy ra và có tâm lý chuẩn bị và có những biện pháp đối phó. Đối với những tác dụng phụ như giảm cảm giác ngon miệng, chán ăn, nôn, buồn nôn, bên cạnh việc chăm sóc tâm lý cho NB, người điều dưỡng còn có thể cung cấp những thông tin dinh dưỡng, những chế độ ăn thích hợp đủ chất, đủ năng lượng, dễ hấp thu cho NB và gia đình. khi cần thì có thể sử dụng thuốc theo y lệnh. Viêm loét niêm mạc miệng cũng cần được chăm sóc kỹ càng, từ chế độ ăn đến việc vệ sinh sạch sẽ và sử dụng thuốc đúng cách. Những vấn đề khác như táo bón và ỉa lỏng cũng không ngoại lệ, ban đầu cũng là chế độ dinh dưỡng, luyện tập và chỉ can thiệp khi cần thiết.
Riêng với điều trị những tác dụng phụ của hệ huyết học, các phương pháp can thiệp cũng theo từng bước một tùy thuộc vào mức độ bệnh. Từ truyền dịch, dùng thuốc đến truyền máu phải cẩn thận tỉ mỉ, không chỉ nằm trong một chiều thông tin, điều dưỡng cũng chính là người đầu tiên nhận biết những bất thường cần can thiệp y tế chuyên sâu và thông tin cho bác sỹ.
Điều trị bằng thuốc không đủ mà vai trò của những phương pháp điều trị không bằng thuốc cũng như việc chăm sóc NB đóng vai trò rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả điều trị và chất lượng cuốc sống NB.
5. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 30 người bệnh UTP điều trị hóa chất tại Bênh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2014 chúng tôi rút ta một số kết luận sau:
Nhu cầu chăm sóc điều dưỡng điều dưỡng của người bệnh UTP điều trị hóa chất là rất lớn:
- 100% NB cần chăm sóc, tư vấn về tinh thần tâm lý.
- Hầu hết NB có nhu cầu chăm sóc điều dưỡng về vấn đề dinh dưỡng và xử lý các biến chứng tiêu hóa.
- Độc tính đối với tủy xương của hóa chất dẫn đến hậu quả: giảm số lượng tế bào máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) là một trong những nguy cơ thường gặp ở những NB điều trị bằng hóa chất. Mặc dù tỷ lệ gặp biến chứng giảm số lượng tế bào máu trong nghiên cứu của chúng tôi chỉ khoảng 40% song vấn đề chăm sóc điều dưỡng cho NB để đề phòng các hậu quả xấu của biến chứng này là rất quan trọng.
Chăm sóc điều dưỡng là nhu cầu thiết yếu và không thể thiếu cho các người bệnh UTP nói riêng và các NB ung thư nói chung.
6. KIẾN NGHỊ
Tăng cường công tác truyền thông, giáo dục ở cộng đồng giúp người dân nâng cao nhận thức về các bệnh ung thư nói chung để người dân tự ý thức đi khám phát hiện bệnh sớm, hợp tác điều trị, giảm được hậu quả bệnh tật, dự phòng di chứng và ngăn ngừa biến chứng.
Cần có các nghiên cứu can thiệp có kiểm soát để xác định tác dụng cải thiện chất lượng cuộc sống của việc chăm sóc điều trị các tác dụng không mong muốn của người bệnh UTP điều trị hóa chất. Từ đó đề xuất các nội dung phác đồ của công tác chăm sóc điều dưỡng một cách cụ thể.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- GSTS Nguyễn Bá Đức – Ung thư học đại cương, NXB Y học, 2001.
- GSTS Nguyễn Bá Đức – Bài giảng ung thư học, NXB Y học, 2001.
- GSTS Nguyễn Bá Đức – Hóa chất điều trị bệnh ung thư, NXB Y học, 2003.
- GSTS Nguyễn Bá Đức, Trần Văn Thuấn, Nguyễn Tuyết Mai – Điều trị nội khoa bệnh ung thư, NXB Y học, 2010.
- Bộ Y Tế - Hướng dẫn quy trình chăm sóc người bệnh NXB Y học, 2001.