• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Đánh giá kết quả điều trị tổn thương gân gấp ngón tay tại Bệnh viện Đa khoa Thạch Hà - Hà Tĩnh

- Mã số: 099016 - Tên đề tài: Đánh giá kết quả điều trị tổn thương gân gấp ngón tay tại Bệnh viện Đa khoa Thạch Hà - Hà Tĩnh - cấp quản lý: Sở Y tế HT - lĩnh vực: y tế - đơn vị chủ trì: Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Hà - Thời gian thực hiện: từ 01/2011 đến 01/2013 - Mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của tổn thương gân gấp ngón tay. 2. Đánh giá kết quả điều trị tổn thương gân gấp ngón tay.

Trần Hữu Ngọc, Phan Công Tý

Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Hà

TÓM TẮT

Trong thời gian từ 01/2011 đến 01/2013 tại Bệnh viện đa khoa Thạch Hà- Hà Tĩnh chúng tôi đã phẫu thuật tổn thương mới đứt gân gấp ở 164 gân trên 95 ngón của 53 bàn tay với kết quả: Tổn thương chủ yếu ở lứa tuổi lao động 83%, tỷ lệ nam/nữ là 5,6/1, nguyên nhân chủ yếu là tai nạn sinh hoạt 58,5%, tay trái chiếm 60,4%, bệnh nhân nằm viện dưới 7 ngày là 84,9%, kết quả sau 3 tuần có 82,2% rất tốt và tốt, sau 9 tuần có 88,7% rất tốt và tốt, vùng V có kết quả tốt nhất 100% rất tốt và tốt.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong số các vết thương ở chi trên, vết thương bàn tay là một trong những thương tổn thường gặp. Tại Pháp mỗi năm có khoảng nữa triệu người bị chấn thương bàn tay. Ở Việt Nam số người bị chấn thương  bàn tay ngày càng gia tăng. Ở Khoa Chấn thương Chỉnh hình Bệnh viện TW Huế trong 2 năm 2006-2007 có hơn 400 trương hợp bị thương tích bàn tay được điều trị phẫu thuật.

Trong số các thương tích bàn tay, tổn thương gân gấp chiếm tỷ lệ cao. Từ tháng 1/1993 đến 10/1996 tại Bệnh viện Việt Đức có 187 bệnh nhân bị đứt gân gấp. Tại Bệnh viện TW Huế trong 2 năm 2007-2009 có hơn 50 trường hợp bị tổn thương gân gấp.

Theo Muhammad Ahmad tại bệnh viện Islamabad từ tháng 3/2002 đến tháng 5/2003 có 33 bệnh nhân tổn thương gân gấp ngón tay.

Mặc dù trong khoảng nhiều năm trở lại đây phẫu thuật bàn tay đã được quan tâm nhiều. Các nghiên cứu về bàn tay đã đạt được nhiều thành tựu ở những lĩnh vực khác nhau: giải phẫu ứng dụng, kỹ thuật khâu nối, phương pháp phục hồi chức năng. Chính vì vậy, kỹ thuật khâu nối gân gấp ngày càng được hoàn thiện. Nhưng nhiều cơ sở y tế đặc biệt là tuyến huyện còn mắc sai lầm về kỹ thuật xử trí vết thương bàn tay.

Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả điều trị tổn thương gân gấp bàn tay ngày càng tốt hơn chúng tôi thực hiện đề tài :"Đánh giá kết quả điều trị tổn thương gân gấp ngón tay tại Bệnh viện Đa khoa Thạch Hà - Hà Tĩnh” với 2 mục tiêu sau:

1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng của tổn thương gân gấp ngón tay.

2. Đánh giá kết quả điều trị tổn thương gân gấp ngón tay.

CHƯƠNG I

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Đối tượng nghiên cứu

1.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn

Gồm 53 bệnh nhân được chẩn đoán tổn thương gân gấp bàn tay được điều trị thì đầu tại khoa ngoại bệnh viện đa khoa Thạch Hà- Hà Tĩnh từ 01/01/2011 đến 01/01/2013.

  1. Tiêu chuẩn loại trừ

- Những vết thương do hỏa khí, vết thương do dập nát phần mềm nặng.

- Các trường hợp tổn thương gân gấp ngón tay do bệnh lý như viêm hoại tử gân, viêm lao bao gân....

1.2. Phương pháp nghiên cứu

1.2.1. Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu tiến cứu.

1.2.2. Cỡ mẫu nghiên cứu

- Số liệu được chọn trong thời gian 01/2011 đến 01/2013.

1.2.3. Phương pháp thu thập số liệu.

- Thăm khám, điều trị, theo dõi sau điều trị và nghiên cứu hồ sơ bệnh án.

* Kỹ thuật khâu nối gân gấp

- Sử dụng kỹ thuật khâu của Kessler- Tajima, chỉ prolene 4.0, kim tiêm số 18 để cố định 2 diện gân bị đứt, tránh sự co rút khi phẫu thuật.

- Mũi khâu đầu tiên được đặt cách diện gân đứt khoảng 1cm và khâu theo hướng từ trong ra ngoài. Chúng tôi thường chủ động khâu gân đứt phía ngoại vi trước, mũi kim đi từ diện trung tâm của gân, diện khâu để làm nút thắt cách diện đứt ít nhất 8-10mm, diện rộng của mũi thắt nơ khoảng 1mm.

- Khâu diện đứt đối diện cũng tương tự như vậy.

- Các khoảng cách về chiều dài và chiều rộng luôn được định hướng cân đối. Trước khi buộc chỉ tiến hành kéo và áp sát 2 phần của diện gân lại với nhau, giữ căng sợi chỉ và cho gân vận động thụ động nhẹ nhàng để luôn đảm bảo cho diện gân áp sát vào nhau.

- Khâu tăng cường bằng mũi khâu vắt với chỉ prolene 6.0 dựa theo kỹ thuật khâu vắt cơ bản của Tajima, diện khâu luôn cách mép đứt khoảng 1mm, không khâu vắt phía sau vì ảnh hưởng tới sự nuôi dưỡng của hệ mạch nuôi gân.

1.2.4. Đánh giá kết quả điều trị

* Các biến chứng sớm và muộn sau phẫu thuật.

* Đánh giá kết quả sau phẫu thuật:

- Chúng tôi đánh giá kết quả sau phẫu thuật theo tiêu chuẩn của Kleinert.

Cách thực hiện

Rất tốt

Tốt

Trung bình

Xấu

Đo khoảng cách từ múp ngón đến lòng bàn tay tư thế gấp

0- 0,9 cm

1- 1,5 cm

1,6- 3 cm

> 3 cm

Đo hạn chế của duỗi ngón

0- 15 độ

16- 30 độ

31- 50 độ

> 50 độ

- Kết quả sau 3 tuầ n

- Kết quả sau 9 tuần

- Kết quả điều trị theo từng vùng

1.2.5. Xử lý số liệu.

- Các số liệu được xử trí theo phương pháp thống kê y học

- Đề tài được thực hiện tại khoa ngoại bệnh viện đa khoa Thạch Hà- Hà Tĩnh.

CHƯƠNG II

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

Trong thời gian từ tháng 01 năm 2011 đến tháng 01 năm 2013 chúng tôi đã đã ghi nhận được 53 bệnh nhân có chẩn đoán tổn thương gân gấp bàn tay và đã được điều trị tại khoa ngoại bệnh viện đa khoa Thạch Hà- Hà Tĩnh, kết quả như sau:

2.1. Đặc điểm chung

2.1.1. Tuổi

Bảng 2.1. Tuổi của bệnh nhân

Tuổi

n

%

10 – 19

5

9.4

20 - 29

21

39.7

30 – 39

16

30.1

40 – 49

7

13.2

50 – 59

3

5.7

60 – 69

1

1.9

Tổng

53

100

Nhận xét: Độ tuổi 20-39 chiếm nhiều nhất (69,8%), Những nhóm tuổi cao hơn có tỷ lệ thấp hơn. Điều này là do đối tượng nghiên cứu chủ yếu có nguyên nhân tổn thương gân gấp do tai nạn sinh hoạt và tai nạn lao động.

2.1.2. Giới tính

- Nam: 45 trường hợp chiếm 84.9 %

- Nữ: 8 trường hợp chiếm 15.1 %

- Tỷ lệ nam/nữ là 5.6/1.

2.1.3. Nguyên nhân gây tổn thương

Bảng 2.2. Nguyên nhân gây tổn thương

Nguyên nhân

n

%

Tai nạn lao động: dao, cưa, máy cắt...

20

37.7

Tai nạn sinh hoạt: dao chém, mảnh thủy tinh...

31

58.5

Tai nạn giao thông

2

3.8

Tổng

53

100

Nhận xét: Nguyên nhân chủ yếu gây đứt gân gấp ngón tay do tai nạn sinh hoạt (58,5%) và tai nạn lao động (37,7%).

2.2. Các đặc điểm lâm sàng

2.2.1. Tần suất tay bị tổn thương

Bảng 2.3. Tần suất tay bị tổn thương

Tay bị tổn thương

n

%

Tay trái

32

60.4

Tay phải

21

39.6

Tổng

53

100

Nhận xét:

Trong nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận tay trái (60,4%) có tỷ lệ bị tổn thương nhiều hơn tay phải (39,6%). Điều này là do người Việt Nam chủ yếu thuận tay phải nên khi sinh hoạt, lao động thường tay phải cầm dụng cụ như dao, k éo…. và tay trái dễ bị tổn thương hơn.

2.2.2. Tần suất ngón tay bị tổn thương

Bảng 2.4. Tần suất ngón tay bị tổn thương

Ngón tay bị tổn thương

n

%

Ngón 1

19

20

Ngón 2

31

32,6

Ngón 3

22

23,2

Ngón 4

15

15,8

Ngón 5

8

8,4

Nhận xét:

Ngón 2 và 3 bị tổn thương nhiều nhất (55,8%), những ngón khác có tỷ lệ thấp hơn.

2.2.3. Tần suất vùng bị tổn thương

Bảng 2.5. Tần suất vùng bị tổn thương

Vùng tổn thương

n

%

Vùng 1

6

11,3

Vùng 2

22

41,5

Vùng 3

5

9,4

Vùng 4

6

11,3

Vùng 5

14

26,5

Tổng

53

100

Nhận xét:

Vùng 2 bị tổn thương nhiều nhất (41,5%), vùng 5 bị tổn thương trong 26,5% trường hợp, còn các vùng khác ít gặp bị tổn thương hơn.

2.2.4. Số gân bị tổn thương trên từng bệnh nhân

Bảng 2.6. số gân bị tổn thương

Số lượng gân

bị tổn thương

n

%

1 gân

16

30,1

2 gân

13

24,5

3 gân

7

13,2

4 gân

6

11,3

5 gân

3

5,7

6 gân

2

3,8

7 gân

1

1,9

8 gân

2

3,8

9 gân

3

5,7

Tổng

53

100

Nhận xét:

Trong 53 bệnh nhân nghiên cứu thì chủ yếu tổn thương từ 1-3 gân (67,8%), có 6 bệnh nhân (11,4%) với những tổn thương phức tạp, tổn thương rộng có nhiều gân bị tổn thương.

2.2.5. Tần suất loại gân tổn thương

Bảng 2.7. Tần suất loại gân tổn thương

Loại gân gấp

n

%

Tổn thương gân gấp ngón 1

19

11,6

Tổn thương gân gấp nông đơn thuần

12

7,3

Tổn thương gân gấp sâu đơn thuần

9

5,5

Tổn thương cả gân gấp nông và sâu (62 cặp)

124

75,6

Nhận xét: Những trường hợp tổn thương cả gân gấp nông và sâu chiếm đa số (75,6%). Những trường hợp này thường có tổn thương thần kinh và mạch máu đi kèm, thậm chí có những trường hợp tổn thương cả xương bàn tay và xương đốt ngón tay.

2.3. Thái độ xử trí và kết quả điều trị

2.3.1. Thời gian từ khi tai nạn đến khi phẫu thuật

Bảng 2.8. Thời gian từ khi tai nạn đến khi phẫu thuật

Thời gian

n

%

< 6 giờ

5

9,4

6- 12  giờ

31

58,5

12- 24 giờ

16

30,2

> 24 giờ

1

1,9

Tổng

53

100

Nhận xét: Chủ yếu bệnh nhân đến bệnh viện điều trị sau khi bị tổn thương từ 6-12 tiếng đồng hồ (58,5%), có 30,2% trường hợp đến bệnh viện để điều trị từ 12-24 tiếng. Có 5 bệnh nhân đến sớm trước 6 tiếng (9,4%) và chỉ có 1 trường hợp đến muộn sau 24 tiếng.

3.3.2. Thời gian nằm viện

Bảng 2.9. Thời gian nằm viện

Thời gian nằm viện

n

%

< 7 ngày

45

84,9

7- 14 ngày

6

11,3

> 14 ngày

2

3,8

Tổng

53

100

Nhận xét: Chủ yếu bệnh nhân có thời gian điều trị tại bệnh viện < 7 ngày (84,9%), có 11,3% trường hợp điều trị từ 7-14 ngày và chỉ có 2 trường hợp (3,8%) phải điều trị > 14 ngày, trường hợp này là do bệnh nhân tổn thương phức tạp, phối hợp tổn thương gân gấp nông, sâu và có tổn thương mạch máu, thần kinh và xương đi kèm.

2.3.3. Biến chứng sau điều trị

2.3.3.1. Biến chứng sớm sau phẫu thuật

Bảng 2.10. Biến chứng sớm sau phẫu thuật

Biến chứng sớm

n

%

Không có biến chứng

44

83

Có biến chứng

Chảy máu vết thương

7

13,2

Biểu hiện nhiễm trùng

2

3,8

Tổng

53

100

Nhận xét: Trong 53 bệnh nhân nghiên cứu có 44 bệnh nhân (83%) không có biến chứng, có 9 trường hợp có biến chứng trong đó có 7 bệnh nhân bị cháy máu vết thương (13,2%) và chỉ có 2 bệnh nhân  có biểu hiện nhiễm trùng (3,8%). Hai bệnh nhân này đều là những trường hợp đến muộn sau khi bị tổn thương và sơ cứu, vệ sinh vết thương ban đầu của bệnh nhân làm không tốt, khi bệnh nhân vào viện thì vết thương đã có dấu hiệu nhiễm trùng.

2.3.3.2. Biến chứng muộn sau phẫu thuật

Bảng 2.11. Biến chứng muộn sau phẫu thuật (đánh giá sau 9 tuần phẫu thuật)

Biến chứng muộn

n

%

Không có biến chứng

42

85,7

Có biến chứng

Đứt gân

0

0

Dính gân

7

14,3

Tổng

49

100

Nhận xét: Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ theo dõi được 49 bệnh nhân sau 9 tuần điều trị và ghi nhận có 42 bệnh nhân (85,7%) không có biến chứng, không có trường hợp nào bị đứt gân sau phẫu thuật và có 7 trường hợp (14,3%) bị dính gân.

2.3.4. Kết quả điều trị

Bảng 2.12. Kết quả điều trị theo thời gian kiểm tra. Tại thời điểm kiểm tra 3 tuần chỉ có 51 bệnh nhân tái khám và 9 tuần có 49 bệnh nhân được tái khám.

Thời gian

kiểm tra

Kết quả sau phẫu thuật

Rất tốt

Tốt

Trung bình

Kém

n

%

n

%

n

%

n

%

3 tuần

(n = 90)

41

45.5

33

36.7

16

17.8

0

0

9 tuần

(n = 88)

50

56,9

28

31.8

7

7.9

3

3.4

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu điều trị thương tich mới đứt gân gấp ở 164 gân trên 95 ngón của 53 bàn tay cho phép chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Đặc điểm lâm sàng của tổn thương gân gấp ngón tay

* Đặc điểm chung:

- Tổn thương gân gấp chủ yếu gặp ở

lứa tuổi lao động (20-49 tuổi, 83%)

- Nam giới chiếm tỷ lệ cao hơn nữgiới với tỷ lệ nam/ nữ là 5,6/1.

- Nguyên nhân chủ yếu gây tổn thương gân gấp là tai nạn sinh hoạt.

* Đặc điểm lâm sàng:

- Tổn thương gân gấp chủ yếu gặp ở 1 bàn tay (100%).

- Tay trái (60,4%) nhiều hơn tay phải (39,6%)

- Ngón 2 và ngón 3 là những ngón có tần suất tổn thương cao (32,6% và 23,2%)

- Vùng 2 và vùng 5 có tần suất tổn thương cao nhất (41,5% và 26,5%)

- Bệnh nhân bị tổn thương 1 gân hoặc 2 gân (30,1% và 24,5%)

2. Thái độ xử trí và kết quả điều trị

Bệnh nhân được phẫu thuật trước 12 giờ sau khi vào viện (67,9%). Bệnh nhân nằm viện < 7 ngày (84,9%)

Có 17% số bệnh nhân có biến chứng sớm (chảy máu vết thương, biểu hiện nhiểm trùng)

Có 14,3% số bệnh nhân có biến chứng muộn (dính gân)

Kết quả sau 3 tuần có 82,2% rất tốt và tốt

Kết quả sau 9 tuần có 88,7% rất tốt và tốt.


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 90
Tháng 05 : 23.950
Năm 2024 : 743.249
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.541.763