• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Nỗ lực ổn định mức sinh, nâng cao chất lượng dân số

Sánh bước cùng 55 năm hình thành và phát triển của công tác dân số nước nhà, sau 25 năm tái lập tỉnh, công tác dân số tỉnh Hà Tĩnh gặt hái những thành quả đáng nghi nhận; trong đó thành công nhất chính là mức độ xã hội hóa ngày càng cao của chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số, việc thực hiện Kế hoạch hóa gia đình trở thành một phong trào sâu rộng trong toàn dân. Hàng ngàn cặp vợ chồng đã tự nguyện lựa chọn, phấn đấu thực hiện mô hình gia đình hai con khỏe mạnh, hạnh phúc và giàu có. Bên cạnh những kết quả đó, công tác giảm sinh, ổn định quy mô và nâng cao chất lượng dân số đang còn là một quá trình dài, còn nhiều thách thức đối với công tác Dân số- KHHGĐ tỉnh Hà Tĩnh.

Sánh bước cùng 55 năm hình thành và phát triển của công tác dân số nước nhà, sau 25 năm tái lập tỉnh, công tác dân số tỉnh Hà Tĩnh gặt hái những thành quả đáng nghi nhận; trong đó thành công nhất chính là mức độ xã hội hóa ngày càng cao của chương trình mục tiêu quốc gia về Dân số, việc thực hiện Kế hoạch hóa gia đình trở thành một phong trào sâu rộng trong toàn dân. Hàng ngàn cặp vợ chồng đã tự nguyện lựa chọn, phấn đấu thực hiện mô hình gia đình hai con khỏe mạnh, hạnh phúc và giàu có. Bên cạnh những kết quả đó, công tác giảm sinh, ổn định quy mô và nâng cao chất lượng dân số đang còn là một quá trình dài, còn nhiều thách thức đối với công tác Dân số- KHHGĐ tỉnh Hà Tĩnh.

Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại
các xã khó khăn,đông dân có mức sinh cao, góp phần tăng số người trong độ tuổi
sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai, giảm sinh

Trong suốt 55 năm qua, dù trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt hay xây dựng phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt công tác Dân số là một trọng tâm của việc lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành. Ở mỗi giai đoạn, thời kỳ lịch sử, tương ứng với mục tiêu bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, công tác Dân số đã có những đóng góp to lớn song hành cùng quá trình phát triển của dân tộc. Là tỉnh ven biển miền trung có địa hình phức tạp, khí hậu khắc nghiệt, quan niệm lạc hậu về sinh đẻ còn ăn sâu vào suy nghĩ nếp sống của người dân nhưng luôn được sự quan tâm lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp hiệu quả của các ban ngành, sự nhiệt tình tâm huyết của gần 4.000 cán bộ dân số tỉnh, huyện, xã, đặc biệt là sự đồng lòng hưởng ứng của đông đảo bà con trong tỉnh là những yếu tố cơ bản để công tác Dân số có được thành quả như hôm nay. Từ một tỉnh có mức sinh cao, đến nay tỷ suất sinh thô từ 29,09%o năm 1993 giảm xuống ở mức 15,56%o năm 2014. Số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 3,9 con năm 1993 giảm xuống 2,75 con/phụ nữ vào năm 2015. Đây là mức giảm lớn và rất có ý nghĩa. Việc sinh đẻ chuyển từ hành vi mang tính tự nhiên sang hành vi có kế hoạch. Thành tựu đó góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và xã hội.Từ đây áp lực của dân số lên hệ thống y tế, giáo dục… giảm đáng kể; phụ nữ có cơ hội nâng cao sức khỏe, tham gia vào mọi hoạt động kinh tế chính trị…

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác Dân số của tỉnh Hà Tĩnh có những diễn biến không tốt, thể hiện tính thiếu bền vững của chương trình. 10 năm trở lại đây, trong khi nhiều tỉnh, thành trong cả nước đã đạt mức sinh thay thế và công tác Dân số -KHHGĐ đang hướng đến việc nâng cao chất lượng dân số với tỷ lệ bình quân cả nước là 2,1 con/1 bà mẹ. Nhưng ở Hà Tĩnh, giảm sinh vẫn đang là nhiệm vụ hết sức gian nan khi mức sinh thay thế vẫn còn cao (dao động từ 2,75 - 2,9 con/1 bà mẹ). Tình trạng gia tăng tỷ lệ sinh, sinh con thứ 3 trở lên vẫn diễn ra trong nhiều năm liên tiếp. Một số bộ phận cán bộ, Đảng viên vi phạm chính sách dân số gây tác động tiêu cực tới phong trào toàn dân thực hiện chính sách dân số. Tỷ lệ sinh trên 2 con năm 2016 ước ở mức 21,95%, trong khi tỷ lệ trung bình của cả nước dao động từ 12-15%, cao hơn cả vùng núi phía Bắc ( 15,1%) và vùng Bắc Trung Bộ( 19,3%). Bên cạnh đó, tỷ lệ người già của tỉnh cũng cao hơn mức bình quân của cả nước với tỷ lệ là trên 10%, trong khi cả nước là 7,4%, chỉ số già hóa là 61%0, trong khi đó của cả nước là 44%0. Tỷ lệ người già nhiều, tỷ lệ trẻ em nhiều tạo nên tỷ lệ cơ cấu dân số phụ thuộc rất cao và đây là gánh nặng cho an sinh xã hội, phát triển kinh tế của tỉnh. Hà Tĩnh cũng là tỉnh có tỷ lệ xuất cư rất nhiều, là thách thức của tỉnh trong phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng.

Ông Nguyễn Huy Tú - Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: Ngành dân số tỉnh nhà nếu không sớm đạt mức sinh thay thế, ổn định quy mô và nâng cao chất lượng dân số thì sẽ phá vỡ những thành quả đã đạt được trong thời gian qua; cản trở sự phát triển kinh tế- xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, làm chậm quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa và đặt tỉnh ta trước nguy cơ tụt hậu xa hơn. Đứng trước những khó khăn đó, Chi cục Dân số tỉnh đã tích cực tham mưu cho ngành, UBND, HĐND tỉnh ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác Dân số -KHHGĐ. Bên cạnh đó, Chi cục tăng cường đẩy mạnh công tác truyền thông SKSS/KHHGĐ, truyền thông vận động với nhiều đổi mới về nội dung và hình thức góp phần nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi người dân; trong đó truyền thông vận động là một trong những giải pháp hết sức quan trọng để nâng cao nhận thức cho người dân nhằm điều chỉnh hành vi cả về mức sinh cao, cả về tỷ lệ sinh con thứ 3. Chú trọng phối hợp với các ban, ngành đoàn thể, các phương tiện thông tin đại chúng nhằm tuyên truyền tốt công tác dân số. Hàng ngàn cuộc nói chuyện chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ được tổ chức tại cộng đồng. Hàng năm tổ chức thành công 2 đợt chiến dịch Tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép cung cấp dịch vụ SKSS/KHHGĐ tại các xã khó khăn, đông dân có mức sinh cao, góp phần tăng số người trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai, giảm sinh, nâng cao chất lượng dân số. Đẩy mạnh các mô hình, đề án tại 13 huyện, thị xã, thành phố.

Thời điểm này, bên cạnh những khó khăn trong công tác tuyên truyền, vận động làm thay đổi nhận thức của người dân thì nguồn ngân sách hạn hẹp cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho công tác dân số chưa đạt kết quả như mong đợi. Vì thế, ngoài việc tiếp tục tăng cường tuyên truyền, vận động, chủ động rà soát đối tượng để xây dựng chỉ tiêu kế hoạch ngay từ đầu năm thì sự quan tâm, chung tay của các cấp ủy đảng, chính quyền để tiếp sức cho ngành dân số thực hiện các chương trình, mục tiêu đề ra được xem là giải pháp thiết thực hàng đầu. Với sự nỗ lực cố gắng không ngừng của đội ngũ cán bộ ngành Dân số cùng sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của hệ thống chính trị, tin tưởng rằng công tác dân số tỉnh nhà sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu đề ra, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội, sự phát triển bền vững của đất nước.

Đoàn Loan


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5.652
Tháng 12 : 166.529
Năm 2024 : 2.967.117
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.765.631