• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Nổ lực triển khai công tác an toàn thực phẩm bảo vệ quyền lợi, sức khỏe người tiêu dùng

An toàn thực phẩm đang là một trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân hết sức quan tâm, trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, mức GDP hằng năm tăng nhanh, cuộc sống người dân đã được cải thiện, để có bữa ăn no, đủ chất dinh dưỡng trong mỗi gia đình không còn là vấn đề khó khăn thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm lại trở thành vấn đề được đặt lên hàng đầu và bức thiết trong mỗi người, mỗi gia đình.

An toàn thực phẩm đang là một trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước và nhân dân hết sức quan tâm, trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phát triển, mức GDP hằng năm tăng nhanh, cuộc sống người dân đã được cải thiện, để có bữa ăn no, đủ chất dinh dưỡng trong mỗi gia đình không còn là vấn đề khó khăn thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm lại trở thành vấn đề được đặt lên hàng đầu và bức thiết trong mỗi người, mỗi gia đình. Nhất là trong thời gian qua khi thường xuyên diễn ra tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, hàng hóa kém chất lượng, hàng loạt những vụ bê bối về nhập lậu gia súc, gia cầm, sữa giả, giò chả có hàn the, nội tạng bẩn, dùng phụ gia phẩm màu cấm, sử dụng hooc môn tăng trưởng, tạo nạc trong chăn nuôi.v.v.gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, quyền lợi người tiêu dùng;sự cố môi trường biển xảy ra trên địa bàn cũng đang làm cho người dân hết sức lo lắng và hoang mang về thực trạng an toàn thực phẩm.

Đoàn giám sát của Quốc hội về công tác An toàn vệ sinh thực phẩm kiểm tra tại các chợ đầu mối

Trước những khó khăn, thách thách nhưng được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp thực hiện của các ban ngành, đoàn thể. Các đơn vị chuyên môn đã đẩy mạnh việc tham mưu đồng thời triển khai nhiều hoạt động tích cực như: truyền thông giáo dục bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú; tăng cường đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm; giám sát mối nguy; xây dựng các mô hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.v.v. Các hoạt động phối hợp liên ngành trong quản lý được tập trung chỉ đạo đặc biệt trong công tác thanh tra, kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, ngăn chặn hàng hóa thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, gia súc, gia cầm nhập lậu, nội tạng động vật không bảo đảm chất lượng vệ sinh, xử lý các cơ sở sử dụng phụ gia cấm ngoài danh mục, chất cấm trong chăn nuôi, thực phẩm bẩn .v.v. Trong giai đoạn 2011-2016 toàn tỉnh đã tổ chức trên 7000 lượt thanh tra, kiểm tra, kiếm soát về an toàn thực phẩm. Đã kiểm tra 80.000 lượt cơ sở; phát hiện xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm trên 6.300 cơ sở với tổng số tiền phạt gần 5 tỷ đồng; tịch thu, tiêu hủy hàng hóa vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm trị giá trên 2 tỷ đồng. Công tác thanh, kiểm tra thể hiện sự quyết liệt của cơ quan quản lý về an toàn thực phẩm và có ý nghĩa răn đe rất lớn. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, dịch vụ ăn uống trên địa bàn cũng dần đi vào nề nếp chú trọng hơn đến việc bảo đảm an toàn thực phẩm từ đó góp phần ngăn chặn đẩy lùi các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm cũng như từng bước nâng cao về nhận thức và làm thay đổi hành vi của người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm trên địa bàn.Tỷ lệ các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và dịch vụ ăn uống được kiểm tra đạt điều kiện ATVSTP tăng dần theo từng năm từ (75-80%)

Để tiến tới có được một thị trường hàng hóa thực phẩm an toàn bềnvững, trong thời gian qua Hà Tĩnh đã tập trung chỉ đạo triển khai xây dựng, quy hoạch sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, phát triển các mô hình sản xuất quản lý theo chuỗi, từng bước hình thành được nhiều vùng sản xuất rau, củ, quả an toàn với hàng trăm ha; phát triển các nông trại, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung quy mô lớn hàng chục ngàn con có kiểm soát về vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng quy hoạch đưa vào hoạt động có hiệu quả 39 lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các điểm giết mổ nhỏ lẻ, tại gia đình nhằm quản lý tốt hơn trong việc bảo đảm vệ sinh thú y, giết mổ bảo đảm an toàn thực phẩm; triển khai xây dựng 08 chợ theo mô hình chợ thí điểmbảo đảm an toàn nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao của các hộ kinh doanh cũng như người tiêu dùng thực phẩm.

Lãnh đạo Sở Y tế kiểm tra nguyên liệu làm bánh Trung thu tại cơ sở sản xuất bánh Trang Oanh,
Thành phố Hà Tĩnh.

Việc đẩy mạnh công tác quản lý an toàn thực phẩm không chỉ dừng lại ở các hoạt động chuyên môn đơn thuần mà trong thời gian qua các cấp ủy Đảng, chính quyền từ tỉnh đến cơ sở thường xuyên quan tâm đẩy mạnh chỉ đạo các phong trào thi đua, đưa tiêu chí về an toàn thực phẩm gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “người Việt ưu tiên dùng hàng Việt, thuốc Việt”; triển khai thực hiện cuộc vận động “Phụ nữ cả nước thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm vì sức khỏe gia đình và cộng đồng” gắn với cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, vận động nhân dân thay đổi phong tục, tập quán ăn uống mất vệ sinh và ảnh hưởng đến sức khỏe. Xây dựng nông thôn mới với các tiêu chí, mô hình gắn liền với an toàn thực phẩm như: Mô hình sản xuất rau an toàn, mô hình vườn mẫu theo hướng nông nghiệp hữu cơ, mô hình trang trại tổng hợp kết hợp nuôi lợn siêu nạc quy mô lớn…Huy động được sự tham gia vào cuộc của doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể như hội Phụ nữ, hội Nông dân, hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các tầng lớp nhân dân đối với các hoạt động về an toàn thực phẩm. Lồng ghép các hoạt động giáo dục tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm với các hoạt động của doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể; tuyên truyền hội viên không sử dụng và chế biến thực phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm chất lượng ATVSTP.Công bố rộng rãi hệ thống đường dây nóng ATTP trên các phương tiện thông tin đại chúng, qua đó phát huy vai trò giám sát, phát hiện của quần chúng nhân dân đối với các hành vi vi phạm về ATTP.

Trong thời gian tới phát huy những kết quả đạt được đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội và nhu cầu của người dân trong vấn đề an toàn thực phẩm với sức khỏe đòi hỏi sự vào cuộc không chỉ các cơ quan chuyên môn mà đòi hỏi sự vào cuộc của toàn xã hội, cần có nhiều sự thay đổi trong tư duy nhận thức của mỗi người dân về tầm quan trọng của công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Kế hoạch số 242/KH-UBND ngày 12/8/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Chỉ thị 13 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đã đưa ra 10 giải pháp quan trọng trong đó nhấn mạnh đến các vấn đề như: tăng cường sự chỉ đạo của các cấp ủy đảng,quản lý nhà nước của Chính quyền đối với công tác bảo đảm ATVSTP; đẩy mạnh các họat động truyền thông giáo dục; thanh, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm về ATTP; phát triển các mô hình sản xuất thực phẩm an toàn, quản lý an toàn thực phẩm tại các chợ, quản lý chặt công tác giết mổ.v.v. Với trách nhiệm những người làm công tác quản lý về an toàn thực phẩm cũng mong người tiêu dùng quan tâm khi phát hiện những hành vi vi phạm về ATTP thì báo ngay cho các cơ quan chức năng để có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, đồng thời có thái độ cương quyết tẩy chay các hàng hóa, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩmkhông bảo đảm về vệ sinh an toànnhằm góp phần tạo một thị trường kinh doanh thực phẩm lành mạnh và có chất lượng./.

Thanh Hà: Chi cục ATVSTP


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.911
Tháng 01 : 75.960
Năm 2025 : 75.960
Năm trước : 3.028.770
Tổng số : 11.903.244