• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Phòng bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi.

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ gây thành dịch do virus đường ruột gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm tuổi dưới 3 tuổi.

Bệnh lây chủ yếu theo đường tiêu hoá. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương và có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm.

Vệ sinh tay sạch sẽ là cách tốt nhất để phòng bệnh tay - chân - miệng

Bệnh lưu hành hàng năm ở nước ta và khu vực Châu Á Thái Bình dương với tỷ lệ hàng trăm nghìn trường hợp mắc hàng năm

Biểu hiện:

- Tổn thương ở miệng: trẻ nhỏ thường đau miệng, quấy khóc, bỏ bú, không chịu ăn. Khám miệng có các vết loét màu vàng nhạt có quầng viêm đỏ bao quanh hay phỏng nước đường kính 2-3 mm. Tổn thương ban đầu ở vùng niêm mạc môi, má. Có thể gặp ở lưỡi, ở vòm khẩu cái, lưỡi gà, cột trước amidan hoặc niêm mạc lợi.

-Tổn thương ngoại ban da: Thường ở lòng bàn tay, bàn chân, vùng kẽ ngón tay, ngón chân. Tổn thương có thể không có triệu chứng hoặc gây ngứa ngáy. Tổn thương ban đầu thường dưới dạng ban đỏ và  tiến triển nhanh thành một nốt phỏng nước màu xám, thành dày trên nền ban đỏ. Trẻ nhũ nhi thường gặp tổn thương ở nhiều vùng khác của cơ thể như thân mình, vai, mông, vv... Ban thường không loang rộng, tồn tại trong 3-6 ngày

Bệnh tay chân miệng hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị hỗ trợ, theo dõi sát, phát hiện sớm, phân độ đúng và điều trị phù hợp. Đối với trường hợp nặng phải đảm bảo xử trí theo nguyên tắc hồi sức cấp cứu; bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng.

Phòng bệnh: Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh đặc hiệu. Vì vậy phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

Phòng bệnh tại các cơ sở y tế:

Cách ly theo nhóm bệnh: Nhân viên y tế mang khẩu trang, rửa, sát khuẩn tay trước và sau khi chăm sóc. Khử khuẩn bề mặt, giường bệnh, buồng bệnh bằng Cloramin B 2%.Lưu ý khử khuẩn các ghế ngồi của bệnh nhân và thân nhân tại khu khám bệnh. Xử lý chất thải, quần áo, khăn trải giường của bệnh nhân và dụng cụ chăm sóc sử dụng lại theo quy trình phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá.

Phòng bệnh ở cộng đồng: Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt). Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà. Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác. Cách ly trẻ bệnh tại nhà.Không đến nhà trẻ, trường học, nơi các trẻ chơi tập trung trong 10-14 ngày đầu của bệnh.

Bs. Nguyễn Xuân Bảo – Trưởng khoa Truyền nhiễm – Bệnh viện Đa khoa tỉnh


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.892
Tháng 04 : 145.237
Năm 2024 : 642.456
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.440.970