• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Cách nhận biết và phòng tránh ngộ độc nấm

Thời gian qua trên địa bàn tỉnh ta đã xảy ra mọt số trường hợp ngộ độc nấm.Việc ngộ độc nấm có thể gây nguy hại lớn đến sức khỏe, thậm chí gây suy thận cấp, hoại tử gan hoặc tử vong.

Thời gian qua trên địa bàn tỉnh ta đã xảy ra mọt số trường hợp ngộ độc nấm.Việc ngộ độc nấm có thể gây nguy hại lớn đến sức khỏe, thậm chí gây suy thận cấp, hoại tử gan hoặc tử vong.

Theo các chuyên gia, trong các loại thực phẩm gây ngộ độc thì ngộ độc nấm là nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong nhiều nhất vì so với các loại rau độc do chứa các độc tố muscarin, phallatoxin, amatoxin… có tác dụng tiêu hủy hồng cầu, bạch cầu, tế bào thần kinh. Chỉ cần vài cây nấm độc trong món ăn có nấm cũng có thể gây độc, thậm chí làm chết nhiều người.

ảnh Minh họa

Các triệu chứng ngộ độc nấm thường thấy: Triệu chứng thường gặp đầu tiên là loạn nhịp thở, chóng mặt buồn nôn, rối loạn hoạt động của bộ máy tiêu hóa, gan thận, co giật, rối loạn thần kinh, tim mạch, hôn mê và tê liệt thần kinh trung ương...

Ngoài ra, với các biểu hiện ngộ độc chậm, thông thường sau khi ăn nấm 6-40 giờ (trung bình 12 giờ) mới xuất hiện triệu chứng, các bác sĩ đã chỉ ra một số dấu hiệu sau đây: Hầu hết các trường hợp do nấm lục (nấm độc xanh đen) 6-40 giờ sau ăn, bệnh nhân mới biểu hiện nôn, đau bụng, tiêu chảy dữ dội và nhiều trong khi đó hầu hết chất độc đã vào máu. Có trường hợp sau 1-2 ngày điều trị, các biểu hiện nôn, đau bụng, tiêu chảy đỡ, người bệnh (thậm chí có thể cả cán bộ y tế) nghĩ là bệnh đã khỏi. Nhưng trên thực tế, tình trạng ngộ độc vẫn tiếp diễn âm thầm ở các cơ quan khác. Sau 3-4 ngày: Vàng mắt, vàng da, mệt mỏi, ăn kém, tiểu ít dần, phù, chảy máu nhiều nơi, hôn mê và tử vong (theo báo Sức Khỏe Và Đời Sống).

Các nhà khoa học đã khuyến cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng là tuyệt đối không hái các loại nấm có màu sắc sặc sỡ, chỉ hái nấm biết chắc là ăn được, tuyệt đối không được ăn nấm lạ, không ăn thử nấm, dứt khoát loại bỏ các nấm già, nấm đã ôi thiu, tránh và không hái các loại nấm sau đây:

  • Nấm độc xanh: đai có mũ màu xanh đen nhạt có đường kính từ 6- 12cm, có bao gốc dạng đài hoa, có vòng nấm màu trắng ở trên cuống.
  • Nấm độc nâu: Có mũ màu nâu nhạt, đường kính từ 5- 10cm, phủ các vẩy mụn màu trắng có nhiều gồ điển hình, có vòng nấm màu trắng ở trên cuống.
  • Nấm độc trắng: mũ màu trắng, đường kính từ 7- 10cm, có bao gió dáng đài hoa, có vòng nấm màu trắng ở trên cuống.
  • Nấm mũ khía: mũ nấm dạng nón dẹt có khía từ đỉnh xuống núp đường kính từ 3,5- 8cm, có sắc thái nâu đỏ.

Tất cả các loại nấm trên đều mọc tự nhiên trong rừng và đây là các loại nấm độc, không được sử dụng làm thực phẩm. Vì vậy, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm khuyến cáo bà con các địa phương tuyệt đối không thu hái, mua bán và sử dụng các loại nấm nêu trên.

Hoài Nam


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 102
Tháng 01 : 10.851
Năm 2025 : 10.851
Năm trước : 3.028.770
Tổng số : 11.838.135