• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Góp ý Đề án thực hiện công tác dân số trong tình hình mới giai đoạn 2021- 2030

Sáng nay 13/5/2020, Ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số- KHHGĐ tỉnh (BCĐ) tổ chức họp, nghe và cho ý kiến về đề án thực hiện công tác dân số trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021- 2030. Đồng chí Đặng Quốc Vinh, Ủy viên BTV tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo thực hiện công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh chủ trì cuộc họp. Về phía Sở Y tế có Bác sỹ Lê Ngọc Châu – TUV – Giám đốc Sở, bác sỹ Đường Công Lự- Phó Giám đốc Sở và Trưởng một số phòng chuyên môn Sở Y tế.

 

Đồng chí Đặng Quốc Vinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị

 

Sau gần 3 năm thực hiện Nghị quyết 21-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về công tác dân số trong tình hình mới với trọng tâm là dân số và phát triển, công tác dân số tỉnh ta đã đạt được những thành công nhất định. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác dân số đã nảy sinh nhiều bất cập, khó khăn đòi hỏi phải có những giải pháp triệt để nhằm thực hiện tốt nhất công tác dân số trong tình hình mới.

Bác sỹ Bùi Quốc Hùng, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình trình bày dự thảo Đề án.

 

Theo dự thảo Đề án, thời gian qua, mặc dù công tác dân số đạt những kết quả quan trọng, tuy nhiên, Hà Tĩnh vẫn chưa hoàn thành công tác giảm sinh, là một trong những tỉnh có mức sinh cao của cả nước. Theo đó, tại Hà Tĩnh tổng tỷ suất sinh - số con trung bình của một phụ nữ suốt thời kỳ sinh đẻ năm 2019 là 2,83 con/phụ nữ; tỷ suất sinh thô của tỉnh đến năm 2019 là 17,9%o; tỷ số giới tính khi sinh năm 2019 là 115,2 bé trai/100 bé gái. Tình trạng vi phạm chính sách dân số, nhất là việc sinh con thứ 3 trở lên trong cán bộ, đảng viên còn phổ biến...Chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ dân số cấp xã, cộng tác viên thôn, tổ dân phố sau kiện toàn còn bất cập.

Bà Nguyễn Thị Nguyệt, Trưởng Ban Văn hóa - xã hội, HĐND tỉnh: Ngoài quan tâm các chính sách về truyền thông, cần quan tâm chính sách đào tạo, tập huấn.

 

Dự thảo đề án xác định mục tiêu: Giảm mức sinh, phấn đấu đạt mức sinh thay thế, đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên, tận dụng hiệu quả dư lợi của nhóm dân số trong độ tuổi lao động; thích ứng với già hóa dân số; phân bổ dân số hợp lý và nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển bền vững KT-XH của tỉnh.

Cụ thể, đến năm 2030, tổng tỷ suất sinh đạt khoảng 2,2 con/phụ nữ, quy mô dân số 1,5 triệu người; giảm 50% chênh lệch mức sinh giữa nông thôn và thành thị; tỷ lệ giới tính khi sinh đạt khoảng 108 bé trai/100 bé gái; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi; tỷ lệ dân số đô thị đạt trên 35%...

Phó Giám đốc Sở Nội vụ Trần Văn Trung góp ý về bố cục của đề án, bổ sung một số nguyên nhân khách quan, quan điểm, mục tiêu, giải pháp thực hiện đề án.

 

Tham gia ý kiến, đại biểu cho rằng, đối với giải pháp, cần quan tâm tăng phụ cấp cho đội ngũ cộng tác viên dân số; tăng mức thưởng và hình thức khen thưởng đối với cá nhân, tập thể làm tốt công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, trong đó quan tâm mở rộng đối tượng, cách thức tuyên truyền; cần có giải pháp ràng buộc trong tiêu chí thi đua đối với cơ quan, đơn vị. 

Bác sỹ Lê Ngọc Châu, Giám đốc Sở Y tế: Sở sẽ sát sao chỉ đạo Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tiếp thu các ý kiến của Ban chỉ đạo, đồng thời mở các cuộc hội thảo chuyên đề, lấy thêm ý kiến để hoàn chỉnh Đề án.

 

Đề án nên phân tích mức tăng dân số theo các nhóm tuổi, các đối tượng, khu vực, từ đó tìm được nguyên nhân và có giải pháp phù hợp; cấp ủy đảng, chính quyền phải thực sự vào cuộc trong thực hiện các giải pháp...

Kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Đặng Quốc Vinh yêu cầu, trên cơ sở dự thảo đề án và các ý kiến góp ý, Thường trực Ban Chỉ đạo cần làm nổi bật lên sự cần thiết của việc xây dựng Đề án, ban hành các nghị quyết liên quan;

Đánh giá đúng thực trạng theo từng giai đoạn, làm rõ những kết quả đạt được và những tồn tại, hạn chế; đánh giá sâu hơn theo khu vực và theo nhóm người; tập trung làm rõ nguyên nhân của thực trạng; tiếp tục phân tích sâu hơn các nhiệm vụ, giải pháp. Đặc biệt, đề án cần làm rõ nguyên nhân vì sao Hà Tĩnh là một trong những tỉnh có mức sinh cao của cả nước.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh nhấn mạnh, trong nhóm 7 giải pháp nêu tại đề án, giải pháp về truyền thông là giải pháp đầu tiên và quan trọng, vì vậy phải có cách làm đổi mới, tạo được sự đột phá. Song song với quan tâm chế độ chính sách, đào tạo, bồi dưỡng, cần nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác dân số các cấp.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh giao Sở Nội vụ, Sở Tư pháp nghiên cứu kỹ và đề xuất các chế tài xử lý theo đúng quy định; đồng thời tiếp tục thực hiện giải pháp về khen thưởng, tuy nhiên cần có điều kiện ràng buộc cao.

Bộ phận soạn thảo và cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo tiếp thu đầy đủ ý kiến, hoàn chỉnh nội dung dự thảo lần 1 trước ngày 16/5/2020; trên cơ sở đó tiếp tục gửi góp ý tại các địa phương, ban, ngành.

Nhật Thắng


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 786
Tháng 04 : 196.612
Năm 2024 : 693.831
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.492.345