• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Sáng kiến thay thế nồi hơi dầu bằng nồi hơi điện

Mã số: SYT003 Tên đề tài: Sáng kiến thay thế nồi hơi dầu bằng nồi hơi điện Nguyễn Hữu Ngoãn - Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh Cấp quản lý: Sở Y tế Hà Tĩnh Lĩnh vực: sáng kiến kinh nghiệm đơn vị chủ trì: BVĐK tỉnh Thời gian thực hiện: 2015 kết quả: đạt được hiệu quả về kinh tế (tiết kiệm được hơn 900 triệu đồng mỗi năm so với chạy nồi hơi dầu)

Nguyễn Hữu Ngoãn - Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nồi hơi là một thiết bị không thể thiếu trong một bệnh tuyến tỉnh trở lên, vì nó cung cấp năng lượng cho công tác hấp tiệt khuẩn và một số nhu cầu khác của bệnh viện. Chi phí cho nguồn năng lượng này chiếm một tỷ trọng khá lớn trong chi tiêu hàng tháng của

Các bệnh viện như bệnh viện Bạch Mai, BV Trung ương Huế, khoản chi phí này lên tới hàng chục tỷ đồng mỗi năm.

Vi vậy việc cân nhắc nên dùng loại nồi hơi nào để có hiệu quả hơn là vô cùng quan trọng đối với mỗi bệnh viện và mọi đơn vị có nhu cầu dùng hơi nói chung.

CHƯƠNG  I

TỔNG QUAN

1.1. Khái niệm: Nồi hơi là gì?

Nồi hơi là một thiết bị dùng nguồn nhiên liệu hoặc điện năng đun sôi nước ở nhiệt độ và áp suất cao để tạo ra nguồn hơi nước có nhiệt độ và áp suất theo yêu cầu để cấp cho các thiết bị dùng hơi,  như nồi

hấp, máy sấy dùng hơi, động cơ hơi nước …vv , hoặc tải nguồn năng lượng này đi xa trong trường hợp nguồn nhiên liệu đầu vào siêu rẻ .

1. 2. Phân loại nồi hơi.

Nồi hơi có nhiều loại, như: Nồi đốt dầu, nồi đốt điện, nồi đốt than, nồi đốt củi, nồi đốt ga, nồi hơi dùng năng lượng nguyên tử...

Nhưng phổ biến ở các thành phố thường dùng 2 loại: đốt dầu và đốt điện. Nên trong phạm vi nghiên cứu này ta chỉ xem xét 2 loại này.

CHƯƠNG II

SO SÁNH ƯU NHƯỢC ĐIÊM CỦA NỒI HƠI ĐỐT ĐIỆN VỚI NỒI HƠI ĐỐT DẦU

2.1. So sánh tổng quát:

Căn cứ vào nguyên lý cấu tạo và tính chất của 2 loại nồi hơi nói trên và cơ cấu kinh tế xã hội tại thời điểm này chúng tôi lập ra bảng so sánh dưới đây:

Nội dung so sánh

Nồi hơi đốt điện

Nồi hơi đốt dầu

Kích thước thân lò

50 đến 500 lít

200  đến   5000 lít

Chât liệu thân lò

Thép không rỉ

Thép đen chịu nhiệt

Hình thức gia nhiệt

Đốt trực tiêp trong nước

Đốt gián tiếp qua vỏ nồi

Tiêu thụ điên năng

50  đến 500 kw

01   đến    10 kw

Chế độ bảo trì

Đơn giản

Nghiêm ngặt

Tuổi thọ thân lò

Cao, vì không bị ăn mòn

Thấp hơn, vì bị ăn mòn

Mức độ ô nhiễm MT

Không gây ô nhiễm

Có gây ô nhiễm (khói)

Tiếng ồn

Êm dịu

Có phát ra tiếng ồn

Độ an toàn

Độ AT Cao do không bị ăn mòn hóa học và nhiệt.

Độ an toàn thấp hơn do bị ăn mòn hóa học mạnh.

Khả năng vận hành khi  mất điện lưới

Có thể gây sụt áp quá cho phép nếu biến áp, hoặc đường dây quá tải.

Vận hành tốt với điện      máy phát

Mức độ ảnh hưởng đến lưới điện

Có thể gây sụt áp quá cho phép nếu biến áp, hoặc đường dây quá tải.

Không ảnh hưởng

Phạm vi điều chỉnh công suất

Điều chỉnh đa bậc

Không điều chỉnh được

Nhận xét chung về ưu nhược điểm của 2 loại nồi hơi (đốt điện và đốt dầu)

*Nồi hơi dầu :

+  Ưu điểm: Có thể chế tạo loại công suất lớn bao nhiêu cũng được vì nó tiêu thụ điện năng không đáng kể. Khi mất điện lưới nếu có máy phát điện thì vẫn hoạt động bình thường.

+  Nhược điểm: Kích thước lớn, vận hành bảo dưỡng phức tạp, linh kiện thay thế đắt tiền, có tiếng ồn và gây ô nhiễm môi trường do khói dầu, không điều chỉnh được công suất .

* Nồi hơi điện.

+ Ưu điểm: Kích thước nhỏ gọn, ít sự cố, thay thế, sửa chữa dễ dàng, chi phí vận hành sửa chữa thấp, hiệu suất truyền nhiệt cao vì điện trở được ngâm trong nước.

+ Nhược điểm: Công suất điện cao có thể gây sụt áp lưới điện quá mức cho phép, nếu đường dây và máy biến áp không đủ yêu cầu. Khi mất điện lưới khó có thể vận hành với máy phát điện.

2.2. So sánh hiệu quả kinh tế giữa nồi hơi đốt điện và nồi hơi đốt dầu.

Muốn so sánh hiệu quả kinh tế phải phân tích được giá thành sản phẩm đầu ra. Giá thành sản phẩm đầu ra phụ thuộc vào các yếu tố: Giá nhiên liệu đầu vào, hiệu suất biến đổi năng lượng của nồi hơi, tuổi thọ của thiết bị, khấu hao sủa chũa hàng năm. Chi phí đầu tư ban đầu, chi phí nhân công vận hành và bảo dưỡng. Sau đây tôi lần lượt xét các yếu tố trên.

2.2.1. Hiệu suất nồi hơi .

Hiệu suất nồi hơi là tỷ số giữa tổng năng lượng hữu ích đầu ra và tổng năng lượng đầu vào được tính bằng giá trị %

- Hiệu suất của nồi hơi đốt dầu:

Hiệu suất của nồi hơi dầu phụ thuộc rất nhiều yếu tố:

+ Phụ thuộc cấu tạo của nồi hơi, trình độ công nghệ chế tạo của nhà sản xuất.

+ Phụ thuộc độ sạch của buồng đốt vả độ bám cặn buồng chứa nước.

+ Chất liệu, độ dày của buồng đốt.

+ Chất lượng của đầu đốt.

+ Kích thước của nồi hơi, độ dài đường ống, mức độ bảo ôn của nồi và đường ống.( nồi hơi càng lớn, đường ống càng dài thì hiệu suất càng thấp.

+ Chế độ vận hành (non tải hay đầy tải, liên tục hay gián đoạn) càng non tải, càng chạy ít giờ trong ngày thì hiệu suất càng thấp.

+ Chế độ chăm sóc bảo trì, bảo dưỡng. Trình độ của người vận hành, tuổi của nồi hơi.v.v...

-  Hiệu suất của nồi hơi đốt điện.

Hiệu suất của nồi hơi đốt điện chỉ phụ thuộc mấy yếu tố sau đây:

- Kích thước của nồi.

- Kỹ thuật bảo ôn, độ dài đường ống.

- Chế độ vận hành (non tải hay đầy tải, liên tục hay gián đoạn)

-  Chất lượng đường dây tải điện

* Ảnh hưởng của phụ tải đến hiệu suất của nồi hơi .

Nồi hơi vận hành với phụ tải từ 80- 100% công suất định mức là có hiệu suất cao nhất. Nồi hơi càng non tải hiệu suất càng thấp, chạy không tải thì hiệu suất bằng không (0). Căn cứ vào các giá trị đó ta có thể phác họa đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa hiệu suất và phụ tải như sau:

Hiệu suất     Hiệu suất nồi điện

Phụ tải thực tế                                            Công suất Max nồi hơi dầu

Đồ thị này vẽ trên cơ sở phụ tải thực tế nồi hơi dầu bệnh viện có hệ số non tải bằng 6.

Căn cứ vào đồ thị trên ta thấy:  Khi nồi hơi dầu vận hành với phụ tải thực tế bằng 1/6 định mức thì hiệu suất rất thấp (bằng 1/6 hiệu suất Max). Nồi hơi điện vận hành với tải định mức nên hiệu suất thực bằng hiệu suất Max. Đây chính là lý do trên thực tế cụ thể, hiệu quả nồi hơi dầu thấp hơn nhiều so với nồi hơi điện (<1/6).

2.2.2. Tuổi thọ của các loại nồi hơi

* Tuổi thọ của nồi hơi dầu: Vì lý do kỷ thuật phải chế tạo bằng loại thép đen nên bị tác dụng trực tiếp của ngọn lửa và ăn mòn hóa học của nước dẫn đến tuổi thọ của nồi hơi dầu thường không cao.

* Tuổi thọ của nồi hơi điện : Nồi hơi điện có kich thước nhỏ gọn và được chế tạo bằng thép không rỉ nên thân nồi có tuổi thọ cao hơn nhiều so với nồi hơi dầu.

2.2.3.  Khấu hao sửa chữa hàng năm

- Đối với nồi hơi đốt dầu.

Những hư hỏng thường gặp ở nồi hơi dầu là: Hỏng đầu đốt, hỏng các bộ phận của đầu đốt, hỏng mạch điều khiển chung, lỗi đường dầu....

- Đối với nồi hơi điện.

Những hư hỏng thường gặp ở nồi hơi điện:  Hỏng bếp, hỏng mạch điều khiển chung, hỏng các thiết bị đóng cắt bếp.

Kết luận về khấu hao sữa chữa hàng năm của 2 loại nồi hơi: Nồi hơi điện thì tuổi thọ của bêp điện thường đạt khoảng trên dưới 1 năm, cụ thể như nồi hơi 90kw  thì mỗi lần thay bếp gồm 15 cái mất khoảng 12 triệu đông. Tần suất thay khoảng 1 lần/ năm. Các phụ kiện khác thì ít hỏng hơn, chi phí khoảng bằng 50% chi phí thay bếp. Qua hơn 12 tháng sử dụng nồi hơi điện BV chưa phải sủa chữa lần nào.

Nồi hơi đốt dầu do bộ điều khiển phức tạp hơn nên xác xuất sự cố cao hơn. đầu đốt dầu rất đắt tiền (theo báo giá của công ty lắp đặt lò đốt rác y tế là 90 triệu đồng/ bộ) gần bằng tiền mua nồi hơi điện mới, nên có thể kết luận khấu hao sửa chữa hàng năm của nó sẽ cao hơn so với nồi hơi điện.

2.2.4. Vốn đầu tư ban đầu.

Vốn đầu tư ban đầu thì đối với nồi hơi dầu đắt gấp khoảng 2 lần so với nồi hơi điện có cùng công suất vì công nghệ chế tạo phức tạp hơn nhiều. Ví dụ: Nồi hơi dầu có công suất 500 kg/h có giá là 732 triệu đồng, nồi hơi điện 130kg/h có giá là 125 triệu, nếu công suất nồi hơi điện tăng lên 4 lần thì giá chỉ tăng tối đa là 2 lần. Ta khẳng định rằng: Nếu cùng công suất thi nồi hơi điện giá chỉ bằng khoảng 50% nồi hơi dầu.

2.2.5. Kết luận về hiệu quả kinh tế.

Qua các phân tích ở trên ta thấy, các yếu tố ảnh hưởng đế hiệu quả kinh tế như: Vốn đầu tư, chi phí sửa chữa, tuổi thọ, chi phí nhân công vận hành và bảo trì bảo dưỡng, thì nồi hơi dầu đều cao hơn nồi hơi điện và ngược lại hiệu suất biến đổi năng lượng nồi hơi dầu lại thấp hơn. Phần còn lại ta chỉ cần so sánh giá thành năng lượng đầu ra phụ thuộc vào nhiên liệu, chỉ khi giá thành năng lượng điện cao hơn dầu thì mới cần xét đến các yếu tố khác.

a. Tính giá thành năng lương đầu vào :

- Giá thành năng lượng đầu vào đối với dầu :

Đốt cháy 1kg dầu giải phóng ra một năng lượng là:

Q1 = 44.000 kj    ( 1kg dầu = 1.15 lit )

Giá 1kg dầu tại thời điểm này là: 1.15 x 24000đ = 27.600 đồng.

Giá thành 1kj năng lượng do đốt dầu tạo ra là: 27.600đ :  44000kj = 0, 627 đ/ kj

-  Giá thành đầu vào đối với điện:

1 kwh = 3600 kj.    Giá 1kwh điện hiện tại là 1600đ/kwh

Giá thành 1kj do điện tạo ra là: 1600đ: 3600kj = 0,444 đ/kj

So sánh về lý thuyết : Ta thấy giá thành đầu vào khi đốt dầu đắt hơn điện là: 0,627đ: 0,444 đ = 1, 513 lần. Giá thành đầu ra = Giá đầu vào/hiệu suất.

b. Tính toán giá thành năng lượng đầu ra:

Như trên ta đã biết: Giá thành năng lượng đầu ra bằng giá thành đầu vào chia cho hiệu suất biến đổi năng lượng của nồi hơi. Theo quảng cáo của các nhà sản xuất thì hiệu suất tối đa trung bình của các loại nồi hơi dầu là 0,88 và của nồi hơi điện là 0,98. Nhưng theo các tạp chí khoa học thì nồi hơi dầu không thể đạt được hiệu suất đó vì nó phụ thuộc quá nhiều yếu tố và giảm nhanh theo thời gian sử dụng . Nhưng ta cứ tạm chấp nhận con số đó. Như vậy với giả thiết lý tưởng là công suất của 2 nồi hơi đều bằng nhau và phù hợp với phụ tải thì giá thành năng lượng đầu ra của nồi hơi dầu cao hơn nồi hơi điện là: 1,513 x 0,98 : 0,88 = 1,685 lần. Đây chỉ là con số lý tưởng theo quảng cáo thương mại của các nhà sản xuất.

Hình ảnh biểu thị các tổn thất của nồi hơi dầu theo tạp chí Khoa học. Chứng tỏ hiệu suất mà nhà sản xuất quảng cáo là không chính xác.

- Xét trong trường hợp cụ thể của Bệnh viện ĐK Hà Tĩnh là công suất của nồi hơi dầu lớn gấp 6 lần phụ tải thực tế. Như đã phân tích ở mục hiệu suất thực của nồi hơi phụ thuộc vào phụ tải ta đã kết luận: hiệu suất thực tỷ lệ nghịch với hệ số non tải, thì hiệu suất làm việc thực tế của nồi hơi dầu này chỉ bằng 1/6 hiệu suất tối đa của nó, còn nồi hơi điện thì điều chỉnh được công suất phù hợp với phụ tải nên nó đạt hiệu suất tối đa.

Qua các số liệu trên, tính toán theo lý thuyết thì giá thành năng lương đầu ra của nồi hơi dầu thực tế cao hơn so với nồi hơi điện là: 1,685 x 6 = 10,1 lần.

Trong các phép tính toán tôi đã bỏ qua tổn thất đường dây của nồi hơi điện và chi phí điện năng của nồi hơi dầu, vì 2 phần này tương đương nhau.

2.3. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM .

- Thí nghiệm chạy nồi hơi dầu loại 500 kg hơi/h của Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh.

Cụ thể nồi hơi dầu của bệnh viện có hồ sơ ghi rõ là mức tiêu hao nhiên liệu định mức là 35 kg/h  =  40 lit/ h

Thực tế nhu cầu hiện tại phải chạy trung bình là 5 giờ/ ngày. Vì vận hành non tải nên khảo sát thực tế  hệ số thời gian đốt là khoảng  60%. Như vậy mỗi ngày chạy 5 giờ thì đầu đốt của nồi hơi chạy khoảng 3 giờ , hết 120 lít dầu (đã có kết quả đo đếm thực tế) với giá hiện tại là 24000 đ/lít thì mỗi tháng chi phí tiền dầu hết:

120 lit x 24000 đ/l x 30 ngày/tháng = 86.400.000đ/tháng = 1.036.800.000đ/năm. (Chưa kể chi phí tiền điện của các thiết bị phụ trợ nồi hơi dầu) .

- Thí nghiệm chạy nồi hơi điện: Theo chỉ số công tơ điện từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 18 tháng 6 năm 2014 thì điện năng tiêu thụ của nồi hơi điện là: 13.235 kwh x 1700đ/ kwh = 22.499.500 đồng

Trong thời gian 3 tháng. Tính trung bình là: 7.500.000 đ/ tháng. Với số tiền này nếu mua dầu thì chạy nồi dầu được 15,6 phút/ ngày, t rong khi nhu cầu cần 5-6 giờ/ ngày như đã nói trên.

Qua 2 kết quả thực nghiệm trên ta có kết quả so sánh tương đối là: Chi phí năng lượng khi dùng nồi hơi điện rẻ hơn so với nồi hơi dầu là: 86.400.000đ/7500.000 đ = 11.5 Lần

So với phép tính lý thuyết ở trên ( tính theo 2 nồi hơi cụ thể) thì ta có kết quả là dùng dầu đắt hơn dùng điện là 10,1 lần (sai lệch với thí nghiệm 10%).

2.4. KẾT LUẬN VỀ HIỆU QUẢ.

Qua kết quả phân tích lý thuyết và thực tế ở trên ta thấy: Việc thay thế nồi hơi dầu bằng nồi hơi điện tại bệnh viện Đa khoa Hà tĩnh là thực sự hiệu quả về kinh tế (tiết kiệm được hơn 900 triệu đồng mỗi năm so với chạy nồi hơi dầu). Nhưng hiệu quả to lớn hơn là đưa được hệ thống nồi hấp hiện đại vào khai thác sớm sẽ nâng cao độ an toàn cho người bệnh phẫu thuật, vì nếu chạy nồi hơi dầu tại thời điểm đó ngân sách bệnh viện không thể tải nổi. Thực tế nếu tinh chi tiết hơn thì hiệu quả còn cao hơn vì các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá thành thì nồi hơi dầu vẫn cao hơn nhiều.

CHƯƠNG III

BÀN LUẬN VỀ TÍNH KHẢ THI NHÂN RỘNG

Việc thay thế nồi hơi dầu bằng nồi hơi điện đã được thực hiện tại BV đa khoa Hà Tĩnh đã cho thấy hiệu quả rõ rệt. Với các thiết bị và quy mô hoạt động như hiện tại thì dùng điện sẽ rẻ hơn dùng dầu là:

(86.400.000đ - 7500.000đ) x 12 tháng = 946.800.000 đ/năm.

Tuy nhiên kết quả trên nó chỉ phù hợp với 2 nồi hơi cụ thể của Bệnh viện vì nồi hơi được trang bị quá lớn so với nhu cầu nên hiệu suất thấp (chỉ xấp xỉ 1/6 hiệu suất tối đa). Còn ở một trường hợp khác thì không cho kết quả như vậy. Như trên ta đã tính toán khi căn cứ vào thông số "quảng cáo" của các nhà xản xuất thì ta vẫn chứng minh được là dùng điện rẻ hơn 1,658 lần so với dùng dầu (với giả thiết lý tưởng là các nồi hơi vận hành ở chế độ tối ưu). Nhưng thực tế thì nồi hơi dầu rất ít cơ hội vận hành tối ưu bởi công suất của nó không thay đổi được, hiệu suất của nó phụ thuộc quá nhiều yếu tố và giảm nhanh theo thời gian sử dụng, do đó dùng nồi hơi điện trong mọi trường hợp đều kinh tế hơn nồi hơi dầu, ít nhât là rẻ hơn 2 lân trở lên. Nếu cơ sở nào điều kiện nguồn điện cho phép thì nên dùng nồi hơi điện đồng thời với nồi hơi dầu. Nồi hơi đầu chỉ chạy bảo dưỡng định kỳ để dự phòng khi mất điện lưới.

CƠ SỞ SỐ LIỆU

Trong phạm vi đề tài này, cơ sở số liệu là rất phổ thông, có trên thị trường và các trang mạng thông tin chính thống, gồm:

1. Giá cả dầu và điện: Theo giá thời điểm tháng 7 năm 2014.

2. Hiệu suất các loại nồi hơi khi tính toán theo quảng cáo của các nhà sản xuất nhưng theo tạp chí năng lượng Việt Nam thì hiệu suất nồi hơi điện không sai lệch mấy so với quảng cáo, còn nồi hơi dầu thì thấp hơn nhiều.

3. Mức tiêu hao nhiên liệu của nồi hơi: Theo Catlo của máy và quảng cáo sản phẩm.


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 26
Tháng 12 : 166.855
Năm 2024 : 2.967.443
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.765.957