• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dân số

Để nâng cao chất lượng dân số, việc nhân rộng các mô hình câu lạc bộ (CLB) được xem là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả. Đó không chỉ là kênh thông tin tuyên truyền thiết thực bằng những dẫn chứng cụ thể mà còn góp phần tạo nên sự gắn kết, tương hỗ về vật chất, tinh thần của người dân trong cộng đồng dân cư.
Để nâng cao chất lượng dân số, việc nhân rộng các mô hình câu lạc bộ (CLB) được xem là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả. Đó không chỉ là kênh thông tin tuyên truyền thiết thực bằng những dẫn chứng cụ thể mà còn góp phần tạo nên sự gắn kết, tương hỗ về vật chất, tinh thần của người dân trong cộng đồng dân cư.

>> Nâng cao chất lượng dân số: Nhiều khó khăn cần tháo gỡ!

Từ những CLB điển hình

Năm 2009, mô hình “Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân” được triển khai tại Hà Tĩnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có 25 xã thuộc vùng khó khăn ở 6 huyện, thị được hưởng lợi (Can Lộc, Hồng Lĩnh, Hương Sơn, Thạch Hà, Đức Thọ, Hương Khê). Điều đó cũng đồng nghĩa với việc hàng ngàn lượt thanh niên, vị thành niên được tiếp cận với các kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản thông qua các buổi sinh hoạt tại 25 CLB trên địa bàn. Đó cũng chính là “vắc-xin” hữu hiệu giúp giới trẻ tránh xa sự cám dỗ của lối sống buông thả, sự ảnh hưởng của những trang web đen tràn lan trên mạng internet.

Đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dân số

Bác sỹ Bệnh viện Phụ sản Trung ương tập huấn lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

Em Nguyễn Thị Phương - đoàn viên xã Sơn Lộc (Can Lộc) cho biết: “Thông qua băng đĩa, tờ rơi, tuyên truyền miệng và hấp dẫn hơn là những cuộc thi tìm hiểu bằng hình thức sân khấu hóa, việc sinh hoạt CLB tiền hôn nhân đã thực sự là cẩm nang quý giá cung cấp cho chúng em những kiến thức về sức khỏe sinh sản thanh niên, vị thành niên. Cũng từ đó, chúng em có ý thức hơn về trách nhiệm, lối sống của bản thân, đồng thời, khuyên nhủ bạn bè về những giới hạn trong tình bạn, tình yêu”.

Mô hình “Tư vấn, chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng” cũng đã được ngành dân số triển khai từ năm 2012 và phủ sóng tại 6 xã thuộc huyện Đức Thọ và TX Hồng Lĩnh. Để nâng cao năng lực cho người cao tuổi dựa vào cộng đồng, mô hình đã thành lập 6 CLB người cao tuổi. Bằng việc xây dựng điều lệ hoạt động, huy động nguồn tiết kiệm và duy trì sinh hoạt định kỳ hàng tháng, người cao tuổi không chỉ được hướng dẫn cách chăm sóc sức khỏe, giao lưu mà còn được cho vay nguồn vốn xoay vòng để giải quyết những khó khăn trước mắt, được đi tham quan du lịch, được tặng quà trong các dịp lễ tết…

Ông Nguyễn Văn Phương ở phường Bắc Hồng (TX Hồng Lĩnh) chia sẻ: “Từ khi tham gia sinh hoạt CLB người cao tuổi giúp nhau, tôi thường xuyên được thăm, khám theo dõi tình hình sức khỏe miễn phí và được hướng dẫn biện pháp khắc phục kịp thời. Ngoài ra, chúng tôi còn được tham gia sinh hoạt các CLB dưỡng sinh, thể thao, văn thơ, giao lưu văn nghệ… Những hoạt động thiết thực ấy thực sự là liều thuốc tinh thần giúp chúng tôi sống vui, sống khỏe, sống có ích hơn”.

… Đến mở rộng các chương trình, đề án

Có thể khẳng định tính hiệu quả của các đề án sau nhiều năm triển khai hoạt động, đặc biệt là niềm vui của người dân khi được sinh hoạt trong một mái nhà chung có tên gọi là CLB. Thế nhưng, để nâng cao chất lượng dân số cho mọi tầng lớp nhân dân thì các chương trình, đề án cần được triển khai rộng rãi chứ không thể chỉ dừng lại ở các mô hình thí điểm. Thực tế cho thấy, dẫu có hiệu quả đến mấy, trong hơn 6 năm qua kể từ ngày triển khai, đến nay, mô hình chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân cũng chỉ mới thu hút hơn 1.700 thanh niên, vị thành niên tham gia sinh hoạt CLB và có khoảng 4.300 thanh niên, vị thành niên từ 15-30 tuổi được tiếp cận với mô hình, trong khi số thanh niên, vị thành niên trên địa bàn tỉnh ta rất lớn.

Cũng tình trạng đó, mô hình tư vấn, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng dường như mới dừng lại ở mô hình trình diễn bởi mới chỉ có khoảng vài trăm người tại 6 CLB của 6/262 xã, phường được hưởng lợi, trong khi toàn tỉnh có khoảng 200.000 người trên 60 tuổi.

Mặt khác, theo ông Phạm Bá Quyền - Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Thạch Hà thì: “Nếu như tại Hà Tĩnh hoặc các địa phương khác như TP Vinh, Đà Nẵng có trung tâm xét nghiệm để thực hiện đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh thì quá trình vận chuyển mẫu máu sẽ thuận lợi hơn, hạn chế được số mẫu máu bị hỏng, cho kết quả chính xác. Việc triển khai đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh sẽ mang lại hiệu quả cao hơn”.

Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Nguyễn Huy Tú nhấn mạnh: “Thời gian tới, để thực hiện thắng lợi mục tiêu nâng cao chất lượng dân số, bên cạnh nguồn của Tổng cục DS-KHHGĐ, địa phương cần quan tâm bố trí thêm kinh phí. Ở các địa phương chưa có đề án, mô hình nâng cao chất lượng dân số, các trung tâm DS-KHHGĐ nên lồng ghép vào triển khai chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện chỉ tiêu, kế hoạch của đơn vị”. Bên cạnh đó, cần huy động sự vào cuộc của các cấp, ngành, tuyên truyền sâu rộng về các đề án, mô hình nâng cao chất lượng dân số đến các tầng lớp nhân dân để thấy rõ rằng: nâng cao chất lượng dân số là nhiệm vụ hàng đầu và không chỉ riêng của ngành dân số.

Theo: Báo Hà Tĩn


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 6.573
Tháng 09 : 216.983
Năm 2024 : 2.182.199
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 10.980.713