• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Từ ngày 20/10, vi phạm về ATTP bị xử phạt tăng gấp 10 lần

Nghị định 115/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/10/2018 có mức xử phạt mạnh mẽ hơn với các vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP), đồng thời quy định rõ ràng các hành vi để dễ xử phạt, kể cả trong kinh doanh thức ăn đường phố. Để hiểu rõ hơn về Nghị định này, chúng tôi đã trao đổi với ông Trần Văn Châu - Trưởng phòng Công tác thanh tra (Cục ATTP, Bộ Y tế).
Nghị định 115/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 20/10/2018 có mức xử phạt mạnh mẽ hơn với các vi phạm về an toàn thực phẩm (ATTP), đồng thời quy định rõ ràng các hành vi để dễ xử phạt, kể cả trong kinh doanh thức ăn đường phố. Để hiểu rõ hơn về Nghị định này, chúng tôi đã trao đổi với ông Trần Văn Châu - Trưởng phòng Công tác thanh tra (Cục ATTP, Bộ Y tế).

tu-ngay-20-10-vi-pham-ve-attp-bi-xu-phat-tang-gap-10-lan-1

Ông Trần Văn Châu.

PV: Xin ông cho biết, so với các quy định khác trước đây, Nghị định 115 có gì đáng chú ý?

Ông Trần Văn Châu: Nghị định 115 thay thế Nghị định 178 ban hành từ năm 2013. Nghị định 115 quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về ATTP.

Điều đặc biệt, Nghị định 115 loại bỏ hình thức xử phạt cảnh cáo mà chỉ quy định hình thức phạt tiền. Mức xử phạt này cao hơn nhiều so với hành vi tương đương trong Nghị định 178, có hành vi tăng mức xử phạt gấp 2-3 lần, nhưng cũng có hành vi bị xử phạt tăng đến 10 lần (cụ thể như bơm tạp chất vào tôm với mức xử phạt tăng từ 300.000 đồng lên đến 3 triệu đồng).

Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính là 100 triệu đồng đối với cá nhân, 200 triệu đồng đối với tổ chức.

Nghị định 115 quy định có 7 hành vi xử phạt theo giá trị hàng hóa vi phạm, không bị giới hạn bởi mức phạt tiền tối đa nêu trên, trong đó có 5 hành vi xử phạt từ 5 - 7 lần giá trị hàng hóa vi phạm, 2 hành vi xử phạt từ 1-2 lần giá trị hàng hóa vi phạm. Đồng thời, 1 cơ sở vi phạm nhiều hành vi sẽ bị xử phạt cùng lúc các hành vi vi phạm. Do đó, một cơ sở vi phạm ATTP thì có thể bị phạt tới nhiều tỷ đồng chứ không chỉ dừng lại mức tối đa 200 triệu đồng.

Ngoài ra, còn có các hình phạt bổ sung nghiêm khắc hơn như: Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP, giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, đình chỉ hoạt động có thời hạn, buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm, buộc tiêu hủy thực phẩm, buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm...

PV: Thưa ông, Nghị định này cũng quy định về xử phạt vi phạm trong kinh doanh thức ăn đường phố. Nhiều người cho rằng, quy định như vậy để tạo sức răn đe với những hộ kinh doanh cố tình vi phạm, nhưng nhiều người cho rằng quy định phạt tới 500.000 - 1.000.000 đồng là quá nặng đối với gánh hàng rong, nên khó xử phạt. Quan điểm của ông như thế nào?

Ông Trần Văn Châu: Thức ăn đường phố là lĩnh vực kinh doanh phổ biến, nhiều người dân sử dụng, không thể xóa bỏ. Tuy nhiên, việc đảm bảo ATTP trong thức ăn đường phố còn rất nhiều vấn đề, do đó việc quy định xử phạt nghiêm khắc và tăng cường kiểm tra ATTP đối với hoạt động này là vô cùng cần thiết. Cùng là hoạt động kinh doanh ăn uống nhưng mức xử phạt với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống còn cao hơn nhiều (cao nhất tới 10 triệu đồng/vi phạm).

Nghị định 115 quy định sẽ phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng (quy định hiện hành là 300.000 - 500.000 đồng) đối với một trong các hành vi kinh doanh thức ăn đường phố vi phạm về điều kiện bảo đảm ATTP sau:  Không có bàn, tủ, thiết bị, dụng cụ... đáp ứng theo quy định để bày bán thức ăn; Thức ăn không được che đậy ngăn chặn bụi bẩn; có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập; Không sử dụng găng tay khi tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm chín, thức ăn ngay.

Tôi cho rằng, mức phạt 500.000 - 1.000.000 triệu đồng đối với kinh doanh thức ăn đường phố là vừa phải, để đủ mức răn đe. Do đó, không muốn bị xử phạt thì người bán hàng rong, cơ sở thức ăn đường phố cần khẩn trương bổ sung những điều kiện mình thiếu, vừa tránh bị phạt vừa bảo vệ người tiêu dùng, tạo uy tín cho cửa hàng.

PV: Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, mỗi khi cơ quan chức năng ra quân thì kinh doanh thức ăn đường phố “ổn” hơn, tuy nhiên sau đó lại đâu vào đấy, thưa ông?

Ông Trần Văn Châu: Có những hành vi chúng tôi sẽ xử phạt ngay như thức ăn không được che đậy; nước rửa cáu bẩn, rửa đi rửa lại nhiều lần, bốc thức ăn... Cũng có hành vi chưa xử phạt được ngay nhưng không có nghĩa là bỏ ngỏ để người bán hàng vi phạm. Theo tôi, để những quy định của Nghị định đi vào thực tiễn, trước mắt là phải tuyên truyền cho người bán biết được các vi phạm sẽ bị xử phạt để dần dần họ khắc phục, thay đổi hành vi. Không có luật nào, nghị định nào vừa ra đời là có thể “răm rắp” thực hiện ngay được mà cần thời gian, cần sự giám sát nghiêm khắc của cơ quan chức năng.

Qua quá trình kiểm tra, tuyên truyền, tôi ghi nhận sự thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh thức ăn đường phố. Ví dụ như trước đây đại đa số là người bán không dùng găng tay, quầy hàng không được che chắn... thì nay khá nhiều người bán dùng găng tay, hoặc dùng kẹp gắp thức ăn, có che chắn cho thực phẩm... Còn người mua khi nhận thức được các hành vi không ATTP, không đảm bảo sức khỏe và tẩy chay mua hàng thì sẽ buộc người bán phải thay đổi theo.

PV: Xin cảm ơn ông!

Theo: VOV.VN


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5.578
Tháng 05 : 75.181
Năm 2024 : 794.480
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.592.994