• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Kịp thời cấp cứu thai nhi bị sa dây rốn

Ngày 29/10, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh cho biết, đơn vị vừa “phá rào quy trình” chạy đua thời gian để cấp cứu thành công cho sản phụ Hoàng Thị Anh (30 tuổi) thôn Trung Bá, xã Cẩm Nam, Cẩm Xuyên và thai nhi bị sa dây rốn.
 

Trước đó (vào lúc 5 giờ 25 phút ngày 25/10), Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Xuyên tiếp nhận sản phụ Ánh nhập viện với chẩn đoán có thai lần 3, đau bụng vỡ ối, chuyển sinh.

Bác sỹ Long kiểm tra vết mổ cho sản phụ Anh trước khi xuất viện, dự kiến chiều nay (29 tháng 10) sản phụ Anh sẽ được xuất viện.

 

Trong khi thăm khám, nữ hộ sinh phát hiện dây rốn của thai nhi bị sa xuống cổ tử cung, dưới âm đạo sản phụ và suy thai cấp. Lúc này một mặt các bác sỹ cho sản phụ thở ô xy, mặt khác nữ hộ sinh phải dùng tay đẩy em bé trong bụng lên để tránh chèn ép dây rốn, đồng thời chuyển mổ cấp cứu.

Sản phụ được chuyển lên phòng mổ cấp cứu theo quy trình báo động đỏ nội viện. Các bác sỹ chuyên khoa sản, nhi, gây mê hồi sức được huy động, phối hợp nhịp nhàng thực hiện phẫu thuật cấp cứu. Được biết, trong quá trình tiếp nhận bệnh nhân, hội chẩn đến mổ cấp cứu lấy thai chỉ có hơn 10 phút, các bác sỹ đã mổ lấy ra bé trai 3kg.

Niềm vui của gia đình sản phụ Anh

 

Bác sỹ Nguyễn Phúc Long - Phó Giám đốc, Trưởng Khoa Sản Bệnh viện Đa khoa huyện Cẩm Xuyên cho biết: Sa dây rốn là một trong những tai biến sản khoa gây hậu quả là suy thai cấp nếu mổ cấp cứu lấy thai chậm, thai nhi sẽ bị suy hô hấp, hôn mê và tử vong hoặc nếu sống sót bé dễ bị tổn thương não do thiếu ôxy dẫn đến di chứng. Trường hợp sa dây rốn ra ngoài âm hộ nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời thì tỷ lệ tử vong cho bé rất cao. Vì cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hông, hoặc do khi bị sa ra ngoài âm đạo, việc cung cấp máu của dây rốn cho thai bị đình trệ do chèn ép các mạch máu dây rốn. Nếu làm đúng “quy trình” thì sẽ rất khó cứu sống em bé và sản phụ vì thông thường khi sản phụ vào viện để chờ sinh phải làm qua nhiều bước thủ tục như xét nghiệm, siêu âm, thăm khám... cũng phải mất hơn 1 giờ đồng hồ như vậy tình hình trẻ lúc này có nguy cơ tử vong rất cao do bị sa dây rốn, tính mạng của trẻ được tính bằng giây, bằng phút nên ê kíp trực quyết định chuyển sản phụ lên phòng mổ và bỏ qua quy trình để cứu sống trẻ kịp thời.
 

Cho đến nay chưa có biện pháp cụ thể để ngăn ngừa hiện tượng sa dây rốn. Để tránh tai biến này, các thai phụ cần đi khám thai định kỳ nếu phát hiện sản phụ mắc sa dây rốn, gia đình cần đưa đến cấp cứu tại các bệnh viện có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, xử lý nhanh chóng để lấy thai ra ngoài trong thời gian nhanh nhất có thể, bác sỹ Long cho biết thêm..

Tuấn Dũng


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 669
Tháng 04 : 196.495
Năm 2024 : 693.714
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.492.228