• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Giải pháp giảm kỳ thị phân biệt đối xử với người có HIV

Chương trình phối hợp của Liên Hợp quốc về phòng chống AIDS (UNAIDS) đánh giá Việt Nam là một trong những điểm sáng trên toàn cầu. Số người nhiễm mới hàng năm đều giảm, số người có HIV được điều trị bằng các thuốc kháng virus tăng lên. Tuy nhiên, có một điều đáng nói là sự kì thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV vẫn còn tồn tại trong cộng đồng. Điều đó khiến cho người nhiễm HIV không dám công khai tình trạng bệnh của mình để tham gia vào việc điều trị bệnh. Đó là một trong những thách thức không nhỏ trên con đường hướng tới chấm dứt bệnh AIDS vào năm 2030.

Ở nhiều nơi trên thế giới cũng như ở nước ta hiện nay, sự kỳ thị và phân biệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn xảy ra ở nhiều nơi, ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau.

Một buổi truyền thông phòng chống HIV do Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Tĩnh tổ chức

 

Bác sỹ Phùng Bình Văn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Có nhiều nguyên nhân gây ra kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS, nhưng phổ biến là những nguyên nhân sau đây: Thứ nhất, do bản chất của bệnh: Vì HIV/AIDS là bệnh truyền nhiễm, nguy hiểm dẫn đến chết người, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chưa có vắc-xin phòng bệnh nên khi nhiễm HIV nghĩa là đã bị tuyên án tử hình.Thứ hai, do đường lây nhiễm chủ yếu liên quan đến các hành vi vi phạm pháp luật. HIV lây qua đường tình dục vốn bị kỳ thị như các bệnh hoa liễu (bệnh lậu, giang mai), bị xã hội định kiến là những người có quan hệ tình dục bừa bãi. HIV lây qua đường máu, chủ yếu do sử dụng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy. Đó là những người chịu sự kỳ thị kép.Thứ ba, do thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết không đúng, không đầy đủ về HIV/AIDS: Nhiều người vẫn cho rằng HIV/AIDS là bệnh rất dễ lây, kể cả qua tiếp xúc thông thường; HIV có thể tồn tại lâu trong môi trường...Thứ tư, do truyền thông không đầy đủ hoặc không phù hợp trong thời gian dài: Truyền thông quá nhấn mạnh chú trọng đến đường lây truyền mà không giải thích rõ ràng, nhất là đường không lây của HIV. Chúng ta cũng thường hù dọa bằng hình ảnh chết chóc, đầu lâu xương chéo, hình ảnh những người lở loét toàn thân, gầy dơ xương... tạo sự sợ hãi trong cộng đồng.

Việc chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với những người nhiễm HIV/AIDS là việc làm cần thiết và rất cần đến các giải pháp truyền thông phù hợp, thích ứng để ngày càng có nhiều người nhiễm HIV được tiếp cận chăm sóc, điều trị và tham gia xây dựng cuộc sống không có HIV/AIDS.

Để làm được điều này, trước hết cần đổi mới tư duy về truyền thông. Đó là, chuyển từ truyền thông hù dọa sang truyền thông giải thích dựa trên các cơ sở khoa học và thực tiễn; chuyển từ việc nhấn mạnh vào con đường lây nhiễm sang nhấn mạnh hơn con đường không lây; chuyển từ việc coi người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ là đối tượng sang coi họ là chủ thể của truyền thông; chuyển từ đưa tin, hình ảnh tiêu cực về người nhiễm HIV sang đưa tin, hình ảnh tích cực về họ, cải thiện hình ảnh, tiến tới bình thường hóa sự có mặt của người nhiễm HIV trong cộng đồng.

Tập huấn dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho các phụ nữ

 

Truyền thông sẽ tập trung giải thích để mọi người hiểu về khả năng lây truyền của HIV, nhất là làm rõ rằng HIV không lây truyền qua các tiếp xúc thông thường; giải thích về các tác hại của kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ. Trong đó nhấn mạnh các tác hại đối với cộng đồng, với sự phát triển kinh tế - xã hội và làm cho dịch HIV lây lan nhanh hơn; rà soát, kiên quyết thay thế các thông điệp, hình ảnh, nhất là các pano, áp phích có nội dung hù dọa hoặc gây nhầm lẫn HIV/AIDS với tệ nạn xã hội; biên soạn lại các tài liệu, ấn phẩm truyền thông theo hướng loại bỏ các nội dung có thể dẫn đến tình trạng kỳ thị, phân biệt đối xử. Đồng thời, đa dạng hóa các phương pháp truyền thông; lồng ghép nội dung chống kỳ thị, phân biệt đối xử vào tất cả các hoạt động truyền thông về HIV/AIDS; tổ chức nhiều hoạt động truyền thông với sự tham gia của người nhiễm HIV và tạo điều kiện để các nhóm người nhiễm HIV/AIDS tổ chức các hoạt động truyền thông trong cộng đồng, trong trường học, tại nơi làm việc...

Truyền thông tích cực sẽ nâng cao nhận thức của cộng đồng về HIV/AIDS đồng thời tạo ra sự cảm thông, chia sẻ và tiến tới xóa bỏ sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV và bệnh nhân AIDS. Khi ấy, mọi người sẽ cùng nhau làm việc vì người nhiễm HIV cũng như  những người bệnh khác mà không phụ thuộc vào hành vi nào đã dẫn đến sự lây nhiễm HIV của họ. Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ chiến thắng được sự sợ hãi và tìm ra được những giải pháp có hiệu quả để đối phó với căn bệnh thế kỷ này.

Nhật Linh - Phan Sang


Tổng số điểm của bài viết là: 7 trong 2 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.532
Tháng 04 : 192.820
Năm 2024 : 690.039
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.488.553