• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tăng cường công tác phòng chống Sốt xuất huyết

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tại Việt Nam, tích lũy từ đầu năm 2018 đến nay cả nước ghi nhận hơn 20 ngàn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 04 trường hợp SXH tử vong tại tỉnh Bình Dương, Bình Phước...

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, tại Việt Nam, tích lũy từ đầu năm 2018 đến nay cả nước ghi nhận hơn 20 ngàn trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH), trong đó có 04 trường hợp SXH tử vong tại tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Cà Mau và Khánh Hòa. So với cùng kỳ năm 2017 số mắc cả nước giảm 41,4%, số tử vong giảm 08 trường hợp. Mặc dù tình hình bệnh SXH giảm mạnh, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bùng phát dịch.

Chăm sóc bệnh nhân SXH tại Hương Sơn

Tại Hà Tĩnh, theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, ngày 10/4 ghi nhận 01 trường hợp dương tính với SHX Deague tại thôn 8, xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên; ngày 30/5 ghi nhận 02 trường hợp dương tính với SHX Deague tại xóm Ngọc Sơn, xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn. Hiện tại 01 trường hợp tại huyện Cẩm Xuyên đã khỏi bệnh, còn 02 trường hợp tại huyện Hương Sơn đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Hương Sơn. Tất cả các bệnh nhân đều đi từ Thái Lan về. Mặc dù thời điểm này tại Hà Tĩnh không phải là mùa dịch SXH, nhưng nguy cơ lây lan và bùng phát dịch là rất lớn. Vì thế, ngành Y tế luôn tăng cường các biện pháp phòng, chống SXH.

Bác sĩ Lê Nhật Thành, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng huyện Hương Sơn cho biết: Sau khi phát hiện 02 trường hợp nghi SXH vãng lai đi từ Thái Lan về, tại xóm Ngọc Sơn, xã Sơn Tiến, Trung tâm đã cử cán bộ điều tra, giám sát bệnh nhân; lấy mẫu gửi Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh xét nghiệm; điều tra giám sát véc tơ; phối hợp với bệnh viện hướng dẫn bệnh nhân cách ly điều trị theo đúng quy định; tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường, diệt loăng quăng, bọ gậy; trực dịch, giám sát theo quy định; phun hóa chất diệt muỗi, không để lây lan ra cộng đồng.

Phun hóa chất diệt muổi phòng, chống SXH

Hai bệnh nhân tại huyện Hương Sơn là em Dương Thị Quy( sinh năm 1995) và em Lê Minh Đức(1987) đều đang điều trị tại Bệnh viện đa khoa huyện Hương Sơn. Em Đức bộc bạch: "Hai đứa bọn em đều đi Thái và làm việc ở cùng một nơi. Ở chỗ em làm đang có nhiều người mắc SXH. Trước khi em về Việt Nam thì sức khỏe vẫn bình thường, tuy nhiên khi về đến nhà thì có biểu hiện sốt cao 38 đến 40 độ. Em có mua thuốc hạ sốt về uống nhưng vẫn không đỡ, người mệt mỏi, chán ăn. Đi khám mới biết là bị SXH. Nhập bệnh viện được 4 ngày rồi. Do được bác sĩ chăm sóc tận tình, chu đáo nên hiện tại sức khỏe gần ổn định, vài ngày tới có thể xuất viện".

Giám sát véc tơ phòng, chống SXH

Theo bác sĩ Nguyễn Chí Thanh, Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh: Tại Hà Tĩnh thường vào mùa dịch SXH từ tháng 8 đến tháng 11. Tuy nhiên, thời điểm này, so với những tháng đầu năm cả nước đang có xu hướng gia tăng SXH, Hà Tĩnh cũng nằm trong tình trạng đó. Ngay sau khi ghi nhận 03 trường hợp dương tính với SHX Deague, Trung tâm đã chỉ đạo các đơn vị làm tốt công tác phòng chống dịch, mặc dù là rải rác, vãng lai nhưng xem đây như là một ổ dịch, để thực hiện các phương pháp phòng, chống. Bên cạnh đó, hưởng ứng ngày ASEAN phòng, chống SXH 15/6, Trung tâm đã chỉ đạo các đơn vị Y tế dự phòng tuyến huyện đẩy mạnh công tác truyền thông, nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng, tăng cường phối hợp của các cấp chính quyền, các ban ngành đoàn thể trong công tác phòng, chống SXH.

Thời gian tới với khí hậu mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là điều kiện thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh phát triển mạnh. Trong khi đó một số vùng người dân vẫn có tập quán tích trữ nước sinh hoạt, tưới cây, cho gia súc, gia cầm uống; không thau rửa, che đậy các bể chứa nước mưa; điều kiện vệ sinh, môi trường phức tạp bất lợi; một số người dân vẫn có thói quen tích trữ các vật dụng chứa nước như ve chai, võ dừa… đây chính là nơi sinh sản và truyền bệnh của muỗi.

Bệnh chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và vắc xin dự phòng chưa được sử dụng. Vì thế, để chủ động phòng bệnh cho bản thân, gia đình và mọi người xung quanh, Bác sĩ Thanh khuyến cáo: người dân thực hiện các biện pháp sau: Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng. Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu hoặc hóa chất diệt ấu trùng vào bát nước kê chân chạn. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá.... Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.  Tích cực phối hợp với ngành Y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà./.

Thanh Loan


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.808
Tháng 05 : 123.636
Năm 2024 : 842.935
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.641.449