• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

TS Trần Đức Dũng: 10 năm thầm lặng với khao khát cứu "lá gan" người Việt

Trong 5 năm TS Trần Đức Dũng học đại học, những lần về quê nhà ở Xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, anh lại được lắng nghe nhiều câu chuyện về một loại cây trong rừng, có tên là Ưng bất bạc.

​Trong 5 năm TS Trần Đức Dũng học đại học, những lần về quê nhà ở Xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, anh lại được lắng nghe nhiều câu chuyện về một loại cây trong rừng, có tên là Ưng bất bạc.


Sinh ra và lớn lên ở dải đất miền Trung khắc nghiệt đầy nắng gió, niềm yêu thích cây cỏ đã ngấm vào máu của TS Trần Đức Dũng lúc nào không hay.

Để rồi, 10 năm sau, công trình nghiên cứu về dược liệu Ưng bất bạc được ghi nhận và tạo ra sản phẩm giúp được người bệnh mắc bệnh lý về gan.


Trong 5 năm TS Trần Đức Dũng học đại học, những lần về quê nhà ở Xã Thọ Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An, anh lại được lắng nghe nhiều câu chuyện về một loại cây trong rừng, có tên là Ưng bất bạc.

“Tương truyền rằng, cây có nhiều gai nhọn sắc, không một loại chim nào dám đến làm tổ. Cũng không ai biết loại cây này có nguồn gốc từ đâu, chỉ biết khi lấy lá và rễ của cây này sắc uống có thể trị được mẩn ngứa, lở loét. Người uống rượu thì có thể dùng để giải rượu, bảo vệ gan rất tốt. Tôi thấy quê tôi chẳng mấy ai mắc bệnh lý về gan”, TS Dũng cho biết. Từ ngày đó, trong anh đã xuất hiện suy nghĩ phải nghiên cứu về loại cây này một cách bài bản để có thể giúp ích cho nhân dân.

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội năm 2000, anh Dũng vẫn giữ vững niềm yêu thích nghiên cứu về các loài dược liệu, đặc biệt là cây Ưng bất bạc. Thời điểm đó, Đài Loan là một quốc gia hàng đầu về chiết xuất dược liệu. Vì vậy, TS Dũng quyết tâm mang Ưng bất bạc sang nghiên cứu sâu hơn về tác dụng của cây trên các bệnh lý về gan. Trong suốt 3 năm, vừa đi làm cho một công ty dược, anh vừa học tiếng và chuẩn bị cho việc sang Đài Loan học tập và nghiên cứu về loài cây Ưng bất bạc.

Tại trường Đại học Dược Trung Quốc, khi TS Dũng trình bày đề tài nghiên cứu của mình, anh được GS Hoàng Trí Dương - người trực tiếp hướng dẫn anh hoan nghênh. “Thầy Dương nói đây là nghiên cứu tạo dấu mốc cho ngành dược, mở ra cơ hội mới với bệnh nhân mắc các bệnh lý về gan và có ý nghĩa an sinh xã hội lớn”, anh Dũng nhớ lại lần đầu tiên gặp gỡ thầy hướng dẫn.

Khoảng thời gian đầu trong 10 năm nghiên cứu, TS Dũng chỉ khảo sát về dược liệu, các vị thuốc liên quan đến điều trị bệnh lý về gan. Đọc cuốn “Thần Nông bản thảo” - quyển sách đầu tiên về Dược Thực vật từ thời nhà Tần năm 221 trước công nguyên, TS Dũng bất ngờ, hoá ra kinh nghiệm dân gian của bà con giống với những gì trong sách viết.

Với niềm đam mê cây cỏ, TS Dũng nhanh chóng tiếp cận kiến thức mới. Anh bắt đầu nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, tiếp xúc với Công nghệ phân tử Y sinh học - công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất dùng để nghiên cứu phát hiện thuốc mới và nhiều lĩnh vực Y dược khác. Cũng chính từ đây, anh khám phá những công dụng tuyệt vời đằng sau cái tên Ưng bất bạc.

Đề tài nghiên cứu của TS Dũng chính là về công nghệ chiết xuất và hiệu quả của Ưng bất bạc trên tế bào ung thư gan ác tính. Thời gian nghiên cứu tại phòng thí nghiệm rất nhiều, phải thử thuốc với nhiều phương pháp và nồng độ khác nhau để tìm ra lời giải đáp tối ưu cho phương pháp trị bệnh nên ngày nào cũng phải đến 2-3h sáng anh mới về phòng. Không chỉ vậy, việc nghiên cứu chuyên ngành ung thư, khiến TS Dũng gặp không ít nguy cơ khi tiếp xúc với tế bào ung thư, hoá chất độc hại để tìm ra phương pháp điều trị.

Khối lượng kiến thức khi vào học chuyên ngành ngày càng nhiều và gia tăng, buộc TS Dũng phải ghi âm bài giảng, nghe đi nghe lại nhiều lần. Ngoài làm thí nghiệm hàng tuần, anh còn làm báo cáo khoa học để thảo luận cùng các giáo sư, thảo luận hướng nghiên cứu tiếp theo.

TS Dũng cho biết, theo Y văn cổ của Việt Nam và Trung Quốc, Ưng bất bạc có vị cay, đắng, tính ấm, quy vào các kinh can, tỳ, vị. Ưng bất bạc có công năng: Trừ phong, lợi thấp, hoạt huyết thông lạc, lợi niệu, tiêu thũng; dùng để chữa trị các chứng viêm gan vàng da, viêm gan mạn tính, vàng da phù thũng, thận viêm phù thũng, tổn thương do đòn đánh, eo lưng đau mỏi, viêm khớp phong thấp, vùng bụng đau, bạch đới, cảm mạo, đau họng, ho, sốt rét, ngoài ra còn có tác dụng hoạt huyết, giảm đau. Ưng bất bạc có thể phối hợp với các vị khác để chữa trị các chứng: can thận hư tổn, phế vị táo nhiệt, khí âm lưỡng khuy, ứ huyết nội trở.

Ưng bất bạc đã được chứng minh có tác dụng phục hồi, tái tạo tế bào gan, ngăn ngừa xơ gan, ung thư gan. TS Dũng muốn kiểm chứng thêm công năng của loại cây này một lần nữa. Anh đã cho bệnh nhân bị xơ gan cổ trướng dùng Ưng bất bạc. Sau 7-10 ngày, bụng của bệnh nhân bắt đầu xẹp và đỡ hẳn. Hay như một bệnh nhân bị viêm siêu vi B, sau một thời gian dùng cây Ưng bất bạc cũng cho kết quả đáp ứng tốt.

10 năm nghiên cứu trên mẫu Ưng bất bạc được thu tại Nam Đàn, Nghệ An, TS Dũng chứng minh được 4 nhóm tác dụng quan trọng của rễ Ưng bất bạc như: bảo vệ tổn thương tế bào gan do rượu và tân dược, kháng virus viêm gan B, hạ men gan và phục hồi các chức năng của gan, tác dụng diệt tế bào ung thư gan người HA22T của cao chiết Ưng bất bạc, thông qua cơ chế hoạt hóa protein PP2A, làm giảm sự phát triển của khối u, cao chiết Ưng bất bạc ức chế sự sản sinh ra tế bào ung thư HA22T và cao chiết Ưng bất bạc ức chế sự tăng sinh, khả năng xâm lấn và ức chế các tín hiệu di căn của tế bào HA22T thông qua hoạt hóa protein PP2A.

Mọi thứ cuốn TS Dũng đi, 10 năm làm nghiên cứu thạc sĩ và tiến sĩ ở Đài Loan, TS Dũng trở về Việt Nam với công trình nghiên cứu thành công về cây Ưng bất bạc.

tit phu 2

Những ngày đầu xa quê hương, mọi thứ khó khăn, TS Dũng phải làm thêm đủ nghề để trang trải học phí, từ rửa bát thuê, phục vụ quán ăn, bảo vệ chung cư đến giám sát công trình, dạy tiếng Việt… Khi vốn tiếng Trung đã tốt hơn, anh làm thông dịch viên, dịch tài liệu cho các công ty Đài Loan với nhiều chuyên ngành khác nhau như y dược ược, pháp luật, văn hóa… Cả ngày học và nghiên cứu ở trường, tối đi làm thêm, mỗi ngày anh chỉ ngủ nhiều nhất là 4 tiếng đồng hồ.

“Tôi mang theo khát khao lớn từ Việt Nam sang Đài Loan tìm hiểu về cây Ưng bất bạc nên dù áp lực lớn, gặp nhiều khó khăn nhưng tôi luôn tự nhủ phải cố gắng quyết tâm học tập và nghiên cứu thành công mới về nước”, TS Dũng không chùn bước.

Sau gần 10 năm với bao khó khăn, vất vả, với sự giúp đỡ của các giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực dược liệu và công nghệ y sinh học, TS Dũng đã hoàn thành 3 đề tài nghiên cứu về tác dụng của Ưng bất bạc trên tế bào gây ung thư gan.

Trong đó, một đề tài được bình chọn xuất sắc nhất và được xuất hiện trên trang bìa của một tạp chí khoa học uy tín. Hội đồng khoa học Đại học Y Dược Đài Loan (Trung Quốc) còn bình chọn TS Trần Đức Dũng là “Nghiên cứu sinh hệ đào tạo tiến sĩ tốt nghiệp xuất sắc".

Kết quả nghiên cứu trên Ưng bất bạc là một đóng góp rất quan trọng cho khoa học, nên đã được Cục sáng chế và nhãn hiệu thương mại Hoa Kỳ, Ủy ban khoa học công nghệ Đài Loan cấp bằng sáng chế, tặng giải thưởng “Nghiên cứu Trung Y dược Hứa Hồng Nguyên”, một giải thưởng uy tín của Đài Loan.

Ngoài ra, nghiên cứu của TS Dũng còn được Hội đồng khoa học Đại học Y Dược Trung Quốc - Đài Loan bình chọn Tiến sỹ tốt nghiệp xuất sắc năm 2012. Năm 2017, Dự án “Đánh thức tiềm năng dược liệu quý ngàn năm Ưng Bất Bạc - Phát triển thành công sản phẩm bảo vệ gan Heposal” của TS Dũng được Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam đưa vào Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Quốc gia đến năm 2025.

Kết quả nghiên cứu và năng lực làm việc nổi trội của TS Dũng đã giúp anh nhận được không ít lời mời làm việc ở nước ngoài, trong môi trường làm việc hiện đại với mức lương hấp dẫn. Tiếng gọi từ quê hương, gia đình đã thôi thúc anh trở về, để viết tiếp ước mơ vì sức khoẻ người bệnh. Anh đã chối từ nhiều cơ hội là niềm mơ ước của nhiều người, trở về quê hương, với mong muốn giản dị mang kiến thức tích luỹ được trong 10 năm sinh sống và học tập ở nước ngoài để đóng góp cho Việt Nam.

tit phu 3

Ngay từ nhỏ, TS Trần Đức Dũng đã đi theo cha bốc thuốc nên anh được tiếp xúc với nhiều loại dược liệu. Anh hiểu được giá trị mà cây dược liệu mang lại cho người bệnh nói riêng và cho cộng đồng nói chung.

Chứng kiến tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh về gan ngày càng gia tăng tại Việt Nam, chi phí điều trị tốn kém do phụ thuộc vào nguồn thuốc ngoại nhập nên nhiều người phải chấp nhận nằm chờ ngày ra đi vì không có tiền điều trị, TS Dũng khao khát tìm ra loại sản phẩm giúp phục hồi sớm các tổn thương gan từ chính nguồn thảo dược của quê nhà.

Để đến được với nhiều bệnh nhân mắc các bệnh về gan, nghiên cứu của TS đã được chuyển giao cho Công ty CP Dược Mỹ phẩm CVI để sản xuất sản phẩm có tên Heposal. Anh cho biết, “Với chi phí thấp, sản phẩm này sẽ giúp người nghèo được sử dụng, đồng thời giúp người dân phát triển kinh tế từ nguồn cây thuốc này”.

Sau 15 năm lần đầu tiên tiếp xúc với cây Ưng bất bạc và 10 năm nghiên cứu về loại cây này ở nước ngoài, TS Dũng trở về quê nhà, tạo công ăn việc làm cho chính người dân quanh mình bằng cách thuê họ vào rừng tìm và lấy rễ cây Ưng bất bạc. “Trở về nước, có một niềm vui dâng lên trong tôi, không gì sánh bằng. Vậy là, bao thành quả phấn đấu, nỗ lực, cuối cùng cũng đã đưa vào ứng dụng, phục vụ xã hội, mang lại sức khoẻ cho cộng đồng”, TS Dũng bộc bạch.

Theo: bacsy.com


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 256
Tháng 12 : 27.521
Năm 2024 : 2.828.109
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.626.623