• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Bệnh Sởi và cách phòng tránh

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch lây qua đường hô hấp do virus sởi gây ra. Virus sởi là thành viên nhóm Morbilivirus thuộc họ Paramyxoviridae.

Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây dịch lây qua đ­ường hô hấp do virus sởi gây ra. Virus sởi là thành viên nhóm Morbilivirus thuộc họ Paramyxoviridae .

Biểu hiện lâm sàng

- Thể điển hình

Thời kỳ nung bệnh: Thời kỳ này chừng 11 - 12 ngày. Trẻ sơ sinh phần nhiều kéo dài 14 - 15 ngày.

Thời kỳ khởi phát: Chừng 4 - 5 ngày từ lúc bắt đầu sốt đến lúc bắt đầu mọc sởi. Biểu hiện đặc biệt của thời kỳ này là sốt và viêm long. Sốt đột ngột 39 - 40 độ, ít khi sốt nhẹ, ở trẻ sơ sinh có thể có co giật. Viêm long: là dấu hiệu đặc biệt th­ờng gặp ở niêm mạc mắt, mũi. Viêm long niêm mạc mũi: Ho, hắt hơi, chảy nư­ớc mũi, sau có thể có viêm thanh quản: ho khàn hoặc ho ông ổng.Viêm long mắt : Mắt đỏ, chảy nư­ớc mắt, viêm kết mạc đỏ, mi mắt s­ưng lên, có dử mắt. Khám miệng họng thấy các hạt Koplick. Các hạt này th­ường xuất hiện trên niêm mạc miệng phía má, quanh lỗ tuyến Sténon, màu trắng.

Biến chứng lâm sàng của bệnh Sởi

Thời kỳ toàn phát (Hay thời kỳ mọc sởi): Trư­ớc thời kỳ này các triệu chứng nặng hẳn lên, sốt có thể lên tới 40 độ, ho liên tục, có thể co giật, mê sảng.Sau đó thì ban xuất hiện: Ban dạng dát sẩn, màu đỏ tía, sờ mịn nh­ư nhung, hình tròn hay bầu dục, xung quanh ban có da bình th­ường. Ban mọc tuần tự từ đầu đến chân trong 3 ngày.Trong khi mọc sởi sốt lui dần, khi ban mọc đến chân thì hết sốt nếu không có bội nhiễm vi khuẩn.

Thời kỳ lui bệnh (hay thời kỳ bay ban) : Ban bắt đầu bay sau khi sởi đã mọc khắp ng­ời.Ban bay tuần tự như­ lúc mọc. Sau khi ban bay để lại vết thâm trên da, trên mặt có phủ phấn trắng làm cho da trẻ giống vết vằn da hổ.

- Các thể lâm sàng đặc biệt

Sởi ở trẻ sơ sinh: Rất hiếm gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ d­ới 6 tháng tuổi vì còn miễn dịch thụ động của mẹ truyền sang. Thời kỳ nung bệnh kéo dài 13 - 16 ngày. Sốt nhẹ, viêm long mắt mũi nhẹ, sút cân, tăng bạch cầu trong máu. Sau đó sốt cao 40 - 41 độ, da xám, lư­ỡi khô và viêm long mắt mũi rất nặng, thở gấp nh­ưng phổi bình th­ường.Thể bệnh này nặng dễ tử vong.

Sởi ác tính: Bệnh cảnh nặng, tiến triển nhanh, dễ tử vong . Biểu hiện: suy hô hấp cấp, rối loạn thần kinh nặng, kèm theo rối loạn đông máu

Sởi ở ng­ười lớn: Bệnh sởi ở ngư­ời lớn th­ờng nặng hơn ở trẻ em. Ng­ười lớn có thể bị sởi do ch­ưa bao giờ có miễn dịch hay miễn dịch quá ít do miễn dịch thu đ­ược bởi vac xin đã suy yếu nên kháng thể sinh ra ít không đủ để bảo vệ cơ thể.

Biến chứng của bệnh sởi:

Biến chứng đ­ường hô hấp: Ở trẻ nhỏ viêm tai giữa thư­ờng gặp. Triệu chứng báo hiệu là trẻ vẫn sốt khi ban bay hoặc sốt lại sau khi ban sởi bay. Viêm thanh quản: trẻ có thể xuất hiện khó thở thanh quản cấp. Viêm phế quản phổi: bội nhiễm vi khuẩn, có thể dẫn đến suy hô hấp. Viêm phổi có thể bị tiên phát do virus sởi hoặc bội nhiễm thứ phát do vi khuẩn: Liên cầu, Phế cầu, Tụ cầu và một số vi khuẩn khác.

. Biến chứng thần kinh: Viêm não, màng não và viêm màng não- não và tuỷ . Viêm màng não n­ớc trong đơn thuần . Viêm tiểu não, viêm tuỷ cấp, viêm thị thần kinh . Viêm màng não mủ, áp xe não rất hiếm gặp.

. Biến chứng đ­ường tiêu hoá: Viêm miệng : Viêm loét cả môi, miệng làm sốt và rối loạn tiêu hoá tới vài tuần đôi khi còn gặp cả viêm hoại tử ở miệng (bệnh noma-cam tẩu mã).Viêm dạ dày ruột gây ỉa chảy cấp dẫn đến mất n­ước cấp. Vàng da hoặc tăng các men gan.

Điều trị bệnh sởi: Hiện ch­ưa có thuốc điều trị đặc hiệu.

- Điều trị hỗ trợ:

+ Hạ sốt khi sốt cao

+ Vệ sinh răng-miệng-mắt

+ Dùng corticoid khi viêm não

+ Điều trị kháng sinh thích hợp khi có bội nhiễm vi khuẩn

+ Dinh d­ưỡng và vitamine A

Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng chống bệnh Sởi

Phòng bệnh

Phòng bệnh không đặc hiệu

- Phải phát hiện bệnh nhân sớm từ khi còn ở thời kỳ khởi phát chỉ có ho và viêm long mắt mũi để cách ly và tránh lây lan ra cộng đồng và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nặng.

- Với những trẻ em và ng­ời lớn quá nhạy cảm với bệnh sởi nh­ư trẻ nhỏ d­ưới một tuổi hoặc những ng­ời lớn có suy giảm miễn dịch mà tiếp xúc với bệnh nhân sởi trong vụ dịch.

+ Phải tiêm ngay Globulin miễn dịch chuẩn chậm nhất trong vòng 6 ngày tính từ khi tiếp xúc, tiêm bắp, tiêm càng sớm càng tốt.

+ Liều: 0,25ml/ kg cho ng­ời khoẻ

0,5ml/ kg cho ng­ời suy giảm miễn dịch với liều tối đa là 15ml

Phòng bệnh đặc hiệu

- Vac xin hiện đang dùng là loại vac xin sống tối giảm hoạt Schawarz (1962) chỉ tiêm một lần, miễn dịch tốt 97,1% phản ứng nhẹ hơn (30%) cùng các vac xin t­ương tự nh­ư của Anh (Beckenham 20 và 31)

- Chỉ định tiêm vac xin

Bắt đầu tiêm cho trẻ em từ 8 -9 tháng tuổi, sau tiêm nhắc lại một lần nữa khi trẻ 2 tuổi,  cho miễn dịch suốt đời.

- Cách tiêm : tiêm d­ưới da

- Chống chỉ định :

+ Trẻ đang sốt

+ Bị lao tiến triển

+ Mới đ­ược tiêm Gamaglobulin hoặc truyền máu (3 tháng)

+ Bị dị ứng với trứng

+ Phụ nữ đang có thai

+ Những ngư­ời có bệnh máu

+ Những ng­ười đang điều trị Corticoit, xạ trị, hoá liệu ung th­ư

- Kết quả : chỉ có 5% thất bại

- Tai biến khi dùng vac xin : chán ăn, nôn, ỉa chảy, viêm mũi họng rất hiếm và có khoảng 10% trẻ có phát ban kiểu sởi nhẹ ở mặt, trên ngực vào ngày thứ 10, ban tồn tại chừng 48 giờ.

Để chủ động phòng chống bệnh sởi, rubella, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Hãy đưa trẻ từ 9-12 tháng đến cơ sở y tế để được tiêm vắc xin phòng sởi mũi 1 và tiêm nhắc lại mũi 2 khi trẻ trên 18 tháng tuổi, tiêm vắc xin sởi-Rubella cho trẻ từ 1-14 tuổi.

2. Thường xuyên vệ sinh đường mũi, họng, mắt hàng ngày

3. Không cho trẻ em dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, bàn chải, kính, cốc, chén, bát, đũa..), đồ chơi hoặc đồ vật dễ bị ô nhiễm chất tiết mũi họng.  Làm sạch đồ chơi, đồ vật bị nghi ngờ ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường với nước sạch.

4. Lau sàn nhà, nắm đấm cửa, mặt bàn, ghế, khu vệ sinh chung hoặc bề mặt của đồ vật nghi ngờ bị ô nhiễm dịch tiết mũi họng của bệnh nhân bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường từ 1 – 2 lần/ngày.

5. Khử trùng và vệ sinh thông khí: Thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính để ánh nắng chiếu vào và đảm bảo thông khí thoáng cho nhà ở, phòng học, nơi làm việc, phòng điều trị hàng ngày.

6. Hạn chế tập trung đông người, hội họp, đặc biệt tại những phòng chật hẹp, ít thông khí ở khu vực ổ dịch.

7. Hạn chế tiếp xúc với người mắc/nghi mắc bệnh, khi phải tiếp xúc với người bệnh phải đeo khẩu trang y tế và các trang bị phòng hộ cá nhân. Phụ nữ có thai tuyệt đối không tiếp xúc với người mắc bệnh rubella.

8. Thông báo cho cơ sở y tế khi có biểu hiện mắc bệnh để được khám, điều trị và hướng dẫn cách ly y tế kịp thời.

Bs. Nguyễn Xuân Bảo - Bệnh viện Đa khoa tỉnh


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.215
Tháng 05 : 126.043
Năm 2024 : 845.342
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.643.856