• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại

Theo báo cáo của Bộ Y tế tình hình bệnh dại tại Việt Nam đang có xu hướng tăng cao trở lại với số tử vong năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt năm 2016 có 91 ca tử vong do dại (tăng 17% so với năm 2015 và 38% so với năm 2014).

Theo báo cáo của Bộ Y tế tình hình bệnh dại tại Việt Nam đang có xu hướng tăng cao trở lại với số tử vong năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt năm 2016 có 91 ca tử vong do dại (tăng 17% so với năm 2015 và 38% so với năm 2014). Hầu hết các trường hợp tử vong tập trung tại các tỉnh khu vực phía Bắc và Bắc Trung bộ với nguyên nhân chủ yếu là do công tác phòng chống dịch bệnh chưa hiệu quả, tỷ lệ tiêm vắc xin dại trên người và động vật còn thấp. Để tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh dại. Sở Y tế đã ban hành văn bản chỉ đạo tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh dại.

Tiêm phòng là cách tốt nhất để phòng chống bệnh dại

Theo đó, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh tham mưu kế hoạch xây dựng vùng an toàn dịch bệnh dại, đặc biệt tại những khu du lịch, khu vực thành phố, thị xã, khu đông dân cư và các xã phường có trường hợp tử vong do bệnh dại và có liên quan đến bệnh dại; rà soát, kiện toàn và nâng cao năng lực điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại phục vụ công tác điều trị dự phòng, bảo đảm kịp thời, hiệu quả. Điểm tiêm có đủ cơ sở vật chất và cán bộ được đào tạo theo đúng quy định về tổ chức một điểm tiêm chủng. Thường xuyên trao đổi thông tin với Chi cục Thú y để chủ động tham mưu, chỉ đạo phòng, chống bệnh dại trên người; cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng. Tổ chức tập huấn chuyên môn cho cán bộ y tế làm công tác phòng, chống bệnh dại các tuyến tỉnh, huyện và xã để nâng cao năng lực giám sát, điều tra ổ dịch, thu thập thông tin dịch tễ về bệnh và cách ly điều trị bệnh dại ở người; Giám sát hỗ trợ tuyến dưới về cơ sở vật chất, trang thiết bị, năng lực chuyên môn và chất lượng vắc xin tại điểm tiêm chủng dịch vụ, trong đó có điều trị dự phòng bệnh dại; điều tra và xử lý ổ dịch bệnh dại theo thường quy của Bộ Y tế ban hành. Phối hợp với Thanh tra Sở Y tế để kiểm tra và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sử dụng các phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công nhận, sử dụng thuốc (bao gồm cả thuốc đông y, bài thuốc cổ truyền, gia truyền) chưa được phép lưu hành để khám, điều trị cho người bị bệnh dại hoặc người bị chó, mèo cắn.

Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe chủ động phối hợp các cơ quan thông tấn báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết động vật mắc bệnh dại; biện pháp phòng, chống bệnh dại hiệu quả và các quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh dại.

Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã ban hành văn bản chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, ban ngành trên địa bàn triển khai các biện pháp phòng chống bệnh dại trên người và trên động vật. Chỉ đạo các cơ quan truyền thông, thông tấn báo chí trên địa bàn tăng cường thời lượng, bài viết về công tác phòng, chống bệnh dại nhằm cung cấp thông tin, hướng dẫn cho người dân hiểu và tích cực tham gia phòng, chống bệnh dại. Bố trí kinh phí mua vắc xin phòng dại để điều trị miễn phí sau phơi nhiễm cho người nghèo, người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, người tham gia phòng chống bệnh dại khi bị chó, mèo cắn hoặc bị phơi nhiễm bệnh dại; tổ chức kiểm tra, giám sát, theo dõi và đánh giá việc triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống bệnh dại trên địa bàn.

Trung tâm Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng các huyện, thị xã, thành phố tăng cường giám sát phát hiện bệnh dại với sự hỗ trợ và tham gia của cán bộ thú y và cộng đồng dân cư, luôn đảm bảo đầy đủ số lượng vắc xin, kháng huyết thanh phòng bệnh dại để tiêm phòng kịp thời cho người bị chó, mèo bị dại hoặc nghi bị dại cắn, không để khan hiếm trong tình trạng khẩn cấp dịch bùng phát. Điểm tiêm có đủ cơ sở vật chất và cán bộ được đào tạo theo đúng quy định về tổ chức một điểm tiêm chủng; tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở cách xử lý ban đầu khi bị chó, mèo nghi dại cắn và chủ động phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh trong việc điều tra, khoanh vùng, xử lý ổ dịch bệnh dại tại cộng đồng và cơ sở điều trị. Đồng thời, chỉ đạo các Trạm Y tế tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng dân cư, các tổ chức, cá nhân về tính chất nguy hiểm của bệnh dại. Hướng dẫn cho người bị chó mèo nghi dại cắn đến ngay cơ sở có đủ điều kiện để điều trị dự phòng bệnh dại.

Thành Nam


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.418
Tháng 07 : 20.615
Năm 2024 : 1.159.922
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.958.436