• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Vệ sinh cá nhân để phòng chống các bệnh truyền nhiễm trong mùa đông xuân

Bs. Nguyễn Xuân Bảo – Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: khoảng 1 tháng trở lại đây đã lác đác xuất hiện một số bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm như quai bị, thủy đậu đến khám tại khoa Khám bệnh – Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Bước vào mùa đông xuân được coi là thời điểm có nguy cơ gia tăng một số bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, thủy đậu, cúm… nhất là đối với trẻ em, vì vậy rất cần đề phòng khả năng bệnh lây lan.

Bs. Nguyễn Xuân Bảo – Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Đa khoa tỉnh cho biết: khoảng 1 tháng trở lại đây đã lác đác xuất hiện một số bệnh nhân mắc các bệnh truyền nhiễm như quai bị, thủy đậu đến khám tại khoa Khám bệnh – Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Bước vào mùa đông xuân được coi là thời điểm có nguy cơ gia tăng một số bệnh truyền nhiễm như sởi, quai bị, thủy đậu, cúm… nhất là đối với trẻ em, vì vậy rất cần đề phòng khả năng bệnh lây lan.

Tiêm vắc xin đầy đủ cho trẻ...

Theo Bs. Nguyễn Xuân Bảo dù các bệnh truyền nhiễm chưa có dấu hiệu gia tăng, nhưng đây là thời điểm rất dễ lây lan, vì vậy người dân cần đặc biệt nâng cao ý thức phòng tránh. Đối với trẻ em, cách tốt nhất là tiêm phòng vaccine và tiêm nhắc lại đúng lịch. Khi trẻ có các dấu hiệu như sốt, đau họng, phát ban hay các dấu hiệu lạ khác cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và hướng dẫn cách điều trị kịp thời. Cũng không nên sốt sắng đưa trẻ đến các cơ sở y tế tuyến trên, tránh gây quá tải và gia tăng nguy cơ lây nhiễm chéo. Hiện y tế tuyến cơ sở đã hoàn toàn có khả năng khám và điều trị các bệnh truyền nhiễm.

Về vấn đề tiêm phòng vaccine, hiện vaccine kết hợp ngừa sởi - quai bị - rubbella được tiêm cho trẻ đủ 12 tháng tuổi. Tuy nhiên trong tình hình bệnh có nguy cơ lây lan, các chuyên gia khuyến cáo phụ huynh không nên chờ đến khi trẻ đủ 12 tháng tuổi mới tiêm mũi kết hợp mà cần tiêm sởi đơn khi trẻ đủ 9 tháng tuổi. Tiêm mũi 1 khi trẻ 9 tháng tuổi, hiệu quả bảo vệ đạt được 85%. Khi tiêm mũi 2 lúc trẻ đủ 18 tháng tuổi, hiệu quả bảo vệ tăng lên 95-99%. Tiêm mũi 2 không chỉ củng cố miễn dịch của người được tiêm mà còn giúp nâng tỷ lệ miễn dịch cộng đồng. Bên cạnh đó mọi người cũng cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine thủy đậu, cúm…

và rửa tay bằng xà phòng là biện pháp tốt nhất để phòng chống dịch bệnh

Bs. Bảo cho biết thêm, việc vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ cũng là yếu tố quan trọng để phòng các bệnh truyền nhiễm. Đặc biệt việc rửa tay bằng xà phòng và nước sạch là biện pháp vệ sinh cá nhân hữu hiệu để phòng chống dịch bệnh. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trên 1cm2 da của người bình thường có chứa 40.000 vi khuẩn, số lượng này còn nhiều hơn ở trên da bàn tay. Chỉ với một động tác rửa tay sạch đã làm giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn Sigella, E.coli vốn là nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy và làm tử vong hàng triệu người trên thế giới. Vì vậy mọi người cần thực hiện rửa tay bằng xà phòng ở 8 thời điểm quan trọng sau: Trước khi chế biến thực phẩm; Trước khi nấu ăn; Sau khi làm vệ sinh cho trẻ em; Sau khi đi vệ sinh (đi tiêu, đi tiểu); Sau khi tiếp xúc, chăm sóc người bệnh; Sau khi ho, hắt hơi hoặc sổ mũi làm dính các chất dịch lên tay; Sau khi sinh hoạt hoặc vui chơi ngoài trời; Sau khi tiếp xúc với động vật, kể cả với vật nuôi trong nhà... Bên cạnh đó cũng cần thực hiện vệ sinh môi trường, vệ sinh thực phẩm, kiểm soát quần thể côn trùng...

Các biện pháp chống dịch bệnh truyền nhiễm

Khi bị mắc bệnh truyền nhiễm, người bệnh cần đến khám ở các cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Việc điều trị sẽ giúp bệnh nhân chóng hồi phục, tránh diễn biến nặng và tránh nguy cơ tử vong, giảm sự lây truyền bệnh ra cộng đồng.

Khi xảy ra dịch bệnh, các biện pháp sau đây được áp dụng để nhanh chóng kiểm soát sự lây truyền của bệnh, hạn chế thấp nhất bệnh tật và tử vong do bệnh:

- Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho cộng đồng về bệnh, tình hình lây lan của bệnh và các biện pháp kiểm soát, khuyến khích các cá nhân trong cộng đồng thực hiện các biện pháp chống dịch.

- Phát hiện sớm người bị bệnh, điều trị kịp thời để cứu sống người bệnh, cách ly và giảm thiểu sự phát tán tác nhân gây bệnh.

- Vệ sinh, xử lý môi trường nhiễm mầm bệnh, cung cấp nước sạch, diệt côn trùng và các biện pháp phù hợp khác.

- Tiêm phòng vaccine và dự phòng bằng kháng sinh nếu cần.

Người mắc bệnh truyền nhiễm mạn tính (viêm gan B, viêm gan C, HIV, các bệnh truyền nhiễm mạn tính khác) cần theo dõi và điều trị phù hợp, để tránh tiến triển tới các hậu quả nặng nề, giảm thiểu sự lây truyền cho cộng đồng.

Thành Vinh


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.512
Tháng 07 : 20.709
Năm 2024 : 1.160.016
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.958.530