• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Dùng thuốc khi bị sốt phát ban

Sốt phát ban là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra với triệu chứng điển hình là sốt, sau đó phát ban nhưng không ngứa hoặc đau. Mặc dù sốt phát ban là bệnh lành tính nhưng nếu không được xử lý đúng cách, kịp thời cũng có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt là trẻ em.

1. Các thuốc thường dùng trong sốt phát ban

Các trường hợp sốt phát ban cần điều trị hỗ trợ bằng cách nghỉ ngơi, duy trì lượng nước uống và dùng thuốc hạ sốt, giảm đau...

Các thuốc hạ sốt, giảm đau thường dùng là acetaminophen (paracetamol) hoặc ibuprofen.

1.1. Acetaminophen

- Tác dụng: Thuốc có tác dụng hạ sốt, được sử dụng trong trường hợp sốt cao trên 38,5 độ C. Cần uống thuốc đúng liều quy định 10-15 mg/kg/liều. Cho người bệnh uống sau mỗi 4-6 giờ và không dùng quá 6 liều trong 24 giờ.

- Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây buồn nôn, nổi mề đay, sưng mặt, khó thở… Nếu dùng liều cao, kéo dài thuốc có thể gây suy gan.

Lưu ý: Không sử dụng acetaminophen cho trẻ dưới 12 tuần tuổi trừ khi bác sĩ chỉ định. 

Hiện có nhiều sản phẩm kết hợp acetaminophen với các hoạt chất khác, do đó tránh dùng các sản phẩm đa thành phần cho trẻ dưới 6 tuổi. 

Acetaminophen có nhiều hàm lượng khác nhau, nhiều dạng khác nhau chẳng hạn như hỗn dịch uống (dạng lỏng), viên nhai, viên uống, thuốc đạn, dạng phóng thích kéo dài... 

+ Viên nhai dùng tốt nhất cho trẻ từ 6 tuổi trở lên (không được khuyến khích cho trẻ dưới 2 tuổi do nguy cơ bị nghẹn).

+ Thuốc đạn (thuốc đặt vào trực tràng) thường dùng cho trẻ em/người lớn gặp khó khăn khi uống thuốc, không thể nuốt thuốc do nôn mửa.

+ Dạng phóng thích kéo dài: Không cho trẻ em dùng các sản phẩm dạng phóng thích kéo dài 650 mg.

Dùng thuốc khi bị sốt phát ban- Ảnh 2.

Sốt phát ban có thể gây nguy hiểm cho người bệnh, đặc biệt là trẻ em, nếu không được xử lý đúng cách, kịp thời.

1.2. Ibuprofen

- Tác dụng: Ibuprofen là thuốc chống viêm không steroid, có tác dụng hạ sốt là do tác động lên prostaglandin - chất gây viêm nhiễm, từ đó giảm sưng, đau và hạ sốt.

- Tác dụng phụ: Uống quá nhiều có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày, lú lẫn và có thể xảy ra các vấn đề về thận.

Lưu ý: Thuốc chưa được chứng minh là an toàn ở trẻ dưới 6 tháng tuổi. Việc sử dụng thuốc ở trẻ dưới 6 tháng tuổi cũng không được FDA chấp thuận. Tốt nhất không sử dụng ibuprofen cho trẻ dưới 6 tháng tuổi trừ khi bác sĩ yêu cầu.

Có thể cho dùng ibuprofen sau mỗi 6 đến 8 giờ nếu cần thiết. Cho trẻ uống ibuprofen cùng hoặc ngay sau bữa ăn để trẻ không bị khó tiêu. Trao đổi với bác sĩ nếu các triệu chứng của trẻ không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.

1.3. Bù nước và điện giải

- Tác dụng: Sốt phát ban có thể kèm theo nôn, tiêu chảy… dẫn đến tình trạng mất nước và chất điện giải. Để ngăn ngừa tình trạng này, nên cho người bệnh uống nhiều nước hoặc có thể cho uống dung dịch bù nước đường uống oresol.

- Tác dụng phụ: Uống oresol pha quá đậm đặc có thể gây hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, tăng huyết áp, thậm chí phù toàn thân, suy tim…

Lưu ý: 

- Pha và uống oresol theo đúng hướng dẫn của bác sĩ hoặc theo đúng quy định trên nhãn.

- Lắc kỹ dung dịch trước khi uống.

- Uống hết dung dịch đã pha trong vòng 24 giờ, không nên uống oresol để qua đêm.

- Dùng nước sôi để nguội để pha oresol, không pha với nước khoáng.

Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ dưới 17 tuổi mắc bệnh do virus vì việc sử dụng như vậy có liên quan đến hội chứng Reye, có thể dẫn đến suy gan và tử vong.

2. Lưu ý khi dùng thuốc

- Bệnh sốt phát ban là một bệnh do virus, do đó, không dùng kháng sinh.

- Dùng thuốc đúng chỉ dẫn của bác sĩ (không tự ý tăng, giảm liều).

Tuyệt đối không dùng aspirin cho trẻ dưới 17 tuổi mắc bệnh do virus vì việc sử dụng như vậy có liên quan đến hội chứng Reye, có thể dẫn đến suy gan và tử vong.

- Thường xuyên theo dõi thân nhiệt của trẻ.

- Cho trẻ ăn đủ dịnh dưỡng, ăn mềm, chia nhỏ bữa.

- Giữ vệ sinh cá nhân.

- Không cho trẻ đắp kín chăn vì khiến trẻ khó hạ sốt, thậm chí làm tăng nguy cơ bị co giật.

- Ngoài ra, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị càng sớm càng tốt nếu: Trẻ dưới 6 tháng tuổi; sốt cao trên 39 độ C; bệnh không chuyển biến tốt sau 3 ngày; người bệnh có hệ miễn dịch yếu; mất nước do tiêu chảy…


Nguồn: Báo SKĐS
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 245
Tháng 12 : 167.074
Năm 2024 : 2.967.662
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.766.176