• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tác hại của thuốc lá đối bệnh xương khớp

Khói thuốc cũng là một trong những tác nhân gây ra các bệnh xương khớp và cản trở quá trình điều trị khi mắc bệnh.

Ông T.Q.L (57 tuổi) ở xã Mỹ Lộc, huyện Can Lộc vừa phẫu thuật thoát vị đĩa đệm, trượt đốt sống cổ tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức được 2 tuần và được chuyển về theo dõi sức khỏe sau phẫu thuật tại bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh cho biết. “Tôi nghiện hút thuốc lá hơn hơn 25 năm, bị đau xương khớp kéo dài, đau âm ỉ vùng thắt lưng, tê mỏi chân, không đi lại được. Uống thuốc không bớt nên đi khám, chụp X-quang, được cho biết tui gặp nhiều vấn đề về xương như loãng xương, thoái hóa, biến dạng cột sống, trượt, gù, vẹo, thoái hóa đĩa đệm nên phải mổ. Trước đây tôi hút thuốc lá nhiều, kềm kèm có bệnh nền nên tăng huyết áp nữa nên hiện nay phục hồi sau mổ chậm hơn só với những bệnh nhân khác.

Bệnh nhân mắc các bệnh viên quan đến cơ xương khớp dạng thấp, điều trị tại BVĐK Hà Tĩnh

Theo các chuyên gia y học, hầu hết các tác hại của thuốc lá đối với bệnh tật đều được cảnh báo như ung thư phổi, hầu họng, dạ dày, bệnh tiem mạch, suy tim, đột suy, bệnh liên quan đến răng miệng, ung thư vòm họng, hay các bệnh lý về về tiêu hóa… trong khi đó tác hại của thuốc lá trong các bệnh lý viêm khớp ít được biết đến. Khi hút thuốc dù chủ động hay bị động thì khói thuốc vẫn ngày ngày làm giảm đi mật độ xương của người hút và làm tăng cao nguy cơ mắc các bệnh như thoái hóa đốt sống, viêm đốt sống, gai đốt sống… tăng nguy cơ gãy xương.

Nguy cơ bị gãy đầu xương đùi rất cao ở người thường hút thuốc lá. Nguy cơ này sẽ bị loại bỏ sau khi dừng hút thuốc lá trên 10 năm. Hơn nữa, tác hại của thuốc lá tồn tại ở phụ nữ lâu hơn ở nam giới. Nguy cơ gãy xương ở nam giới có thể suy giảm sau khoảng 5 năm dừng thuốc nhưng không hề giảm đi ở nữ giới.

Việc phụ nữ thường xuyên phải hút thuốc lá thụ động đang là vấn đề quan tâm hàng đầu. Về căn bản, cấu trúc xương của phụ nữ đã yếu hơn đàn ông, khi bị nhiễm độc sẽ dễ tổn thương và lâu hồi phục hơn.

Theo bác sỹ Lê Viết Anh, Trưởng khoa Thận Tiết niệu, Cơ xương khớp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Hút thuốc lá có liên quan đến sự khởi phát bệnh viêm khớp dạng thấp, đặc biệt ở những người hút thuốc lá từ 20 năm trở lên. Thuốc lá có thể làm kích hoạt hệ miễn dịch bất thường ở những người mang gien liên quan viêm khớp dạng thấp. Hai yếu tố môi trường và kiểu gien đều giữ một vai trò trong viêm khớp dạng thấp, trong đó thuốc lá được xem là yếu tố nguy cơ về môi trường quan trọng nhất, và cũng là yếu tố nguy cơ có thể phòng ngừa hoàn toàn.

Ngoài ra, hút thuốc lá cũng làm tăng mức độ trầm trọng của bệnh viêm khớp dạng thấp và làm giảm khả năng lui bệnh ở bệnh nhân viêm khớp dạng thấp. Hút thuốc lá còn làm giảm hiệu quả của một số thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp, cũng như ngăn cản một số hoạt động của bệnh nhân trong khi các hoạt động này có thể giúp cải thiện triệu chứng của bệnh.

Mặc dù vậy, rất nhiều bệnh nhân viêm khớp dạng thấp không nhận thức được việc hút thuốc lá sẽ làm cho bệnh của họ nặng hơn.

Hơn nữa, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp cho rằng hút thuốc lá làm cho họ xao lãng việc cảm nhận cơn đau, quên đi cảm giác bị cô lập hay thiếu hỗ trợ, vì vậy họ không từ bỏ hút thuốc.

Bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người nếu có các nguy cơ trên, nam trên 60 tuổi và hút thuốc lá trong nhiều năm, nữ trên 55 tuổi hay đang trong giai đoạn tiền mãn kinh, nên khám đánh giá các yếu tố nguy cơ về xương khớp, loãng xương 6 tháng đến một năm một lần.

Nhật Thắng


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 6.858
Tháng 11 : 132.056
Năm 2024 : 2.713.558
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.512.072