• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Khai giảng khóa đào tạo, chuyển giao kỹ thuật theo đề án 1816 cho tuyến dưới

Sáng ngày 30/7/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức lễ khai giảng khóa đào tạo, chuyển giao kỹ thuật theo đề án 1816 cho 25 học viên đến từ 6 bệnh viện tuyến huyện.

Sáng ngày 30/7/2018, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức lễ khai giảng khóa đào tạo, chuyển giao kỹ thuật theo đề án 1816 cho 25 học viên đến từ 6 bệnh viện tuyến huyện.

Khóa đào tạo, chuyển giao kỹ thuật lần này liên quan đến 10 chuyên khoa, gồm: Ngoại Tiêu hóa, Gây mê hồi sức, Sản, Phụ - Hỗ trợ sinh sản, Hồi sức tích cực, Cấp cứu - Chống độc, Nhi, Nội Tổng hợp, Chẩn đoán hình ảnh, Xét nghiệm với 15 kỹ thuật. Học viên được đào tạo tập trung tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh trong thời gian 2 tháng. Sau đó Bệnh viện Đa khoa tỉnh sẽ tiếp tục cử cán bộ xuống tuyến huyện hỗ trợ, giám sát sau chuyển giao 2 đợt (khi hẹn được bệnh nhân) trong thời gian 1 tháng. Gói kỹ thuật được đánh giá hoàn thành và tiến hành nghiệm thu khi cán bộ được đào tạo triển khai áp dụng an toàn tại cơ sở tối thiểu 1 tháng.

Phát biểu tại lễ khai giảng, Thầy thuốc nhân dân, Bác sỹ chuyên khoa II Nguyễn Viết Đồng, Phó Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh đã nêu lên tầm quan trọng việc thực hiện đề án 1816 tại tỉnh Hà Tĩnh. Đồng chí giao trách nhiệm cho Ban quản lý đề án tổ chức tốt khóa học, triển khai đào tạo chuyển giao cho các bệnh viện tuyến dưới đạt chỉ tiêu và kế hoạch đề ra. Các khoa, phòng trong bệnh viện cần tạo điều kiện tốt nhất cho các học viên tham gia khóa học. Ðồng thời, đồng chí đề nghị các học viên cần nêu cao tinh thần học tập, từng bước nắm vững các nội dung, kiến thức được chuyển giao. Trong quá trình học tập tại bệnh viện, mổi học viên cần nghiêm túc giữ gìn kỷ luật lớp học, chấp hành tốt nội qui, qui định của bệnh viện.

Việc chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện tuyến dưới theo Đề án 1816,  nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân tại cơ sở, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên.

Từ trước đến nay, việc thực hiện đề án 1816 theo hình thức truyền thống 1 pha, tức là bệnh viện cử một bác sỹ có khả năng hoạt động độc lập về chuyên môn do mình đảm nhận về cơ sở từ 3 đến 6 tháng để hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật. Phương pháp này bộc lộ nhiều hạn chế, như: cơ sở thiếu nguồn bệnh nhân, trang thiết bị để thực hiện chuyển giao kỹ thuật trong khi bệnh viện tuyến trên luôn chịu áp lực quá tải, thiếu người, gây lãng phí thời gian, nhân lực, hay có kỹ thuật cần 1 ê kíp để chuyển giao thì chỉ cử được một người,... dẫn đến tình trạng hiệu quả của đề án 1816 chưa cao như mong đợi.

Để khắc phục hạn chế này, được sự hướng dẫn của Bộ Y tế, năm 2018, phòng Chỉ đạo tuyến đã tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng Quy trình chuyển giao kỹ thuật 1816 theo 2 pha, 4 giai đoạn. Với quy trình này, bệnh viện sẽ giảm đáng kể lãng phí thời gian, nhân lực khi không phải cử bác sỹ đi chuyển giao kỹ thuật trong thời gian dài. Học viên được học tập, tận dụng được trang thiết bị, nguồn bệnh nhân tại bệnh viện đa khoa tỉnh, từ đó việc chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới sẽ đầy đủ và sát thực hơn, giúp nâng cao hiệu quả của đề án.

Quy trình chuyển giao kỹ thuật 1816 theo 2 pha, 4 giai đoạn:

1. Khảo sát nhu cầu cơ sở, đánh giá năng lực con người, trang thiết bị.

2. Triệu tập học viên, ký hợp đồng với Giám đốc các bệnh viện.

3. Tiến hành đào tạo, chuyển giao kỹ thuật tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh.

4. Tiến hành xuống cơ sở để hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật tại cơ sở và thanh lý hợp đồng.

Trương Huyền


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 13.856
Tháng 07 : 202.664
Năm 2024 : 1.341.971
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 10.140.485