• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Bác sỹ vượt lũ xin mỳ tôm cứu đói bệnh nhân

Về huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) sau một tuần kể từ trận lũ, câu chuyện được người dân nơi đây kể nhiều là hình ảnh những y, bác sỹ Phòng khám đa khoa Đức Lĩnh đã lội nước đi xin từng ống gạo, gói mỳ tôm ở các hộ dân lân cận để cứu đói cho 15 bệnh nhân “mắc kẹt” tại cơ sở do lũ lên không kịp về nhà.

Về huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) sau một tuần kể từ trận lũ, câu chuyện được người dân nơi đây kể nhiều là hình ảnh những y, bác sỹ Phòng khám đa khoa Đức Lĩnh đã lội nước đi xin từng ống gạo, gói mỳ tôm ở các hộ dân lân cận để cứu đói cho 15 bệnh nhân “mắc kẹt” tại cơ sở do lũ lên không kịp về nhà.

bac sy vuot lu xin my tom cuu doi benh nhan

Phòng khám đa khoa Đức Lĩnh sau 1 tuần lũ rút

Người đầu tiên chúng tôi tiếp xúc là ông Lê Chí Thiện, trú xã Đức Hương, huyện Vũ Quang. Ông cho biết, vào Phòng khám ngày 12/10, vì nhà neo người, không có người thân chăm sóc nên hàng ngày tới bữa là lại lủi thủi ra quán mua thức ăn về. Hôm nước lũ dâng cao, Phòng khám bị cô lập phải nhờ các y, bác sĩ phục vụ cả cơm nước chứ nếu không chẳng biết xoay xở ra sao.

bac sy vuot lu xin my tom cuu doi benh nhan

Ông Lê Chí Thiện (áo đen) kể lại việc bác sĩ và bệnh nhân chia nhau gói mỳ tôm

Cũng như ông Thiện, ông Nguyễn Thanh Nhơn, trú ở thôn Hương Phố, xã Đức Hương (Vũ Quang) chia sẻ: “Tôi đã từng đi nhiều bệnh viện rồi nhưng chưa khi nào ăn chung với các y, bác sĩ. Những ngày qua, bữa nào chúng tôi cùng các y, bác sĩ đều ngồi chung bữa. Sự động viên về tinh thần này khiến chúng tôi rất cảm động”.

bac sy vuot lu xin my tom cuu doi benh nhan

Tổ trực hôm bị nước lũ cô lập

Bác sĩ Đặng Minh Hoàng - Trưởng Phòng khám đa khoa Đức Lĩnh cho biết, vào tối ngày 15/10, mưa lớn khiến nước sông lên nhanh; đến sáng ngày 16/10, mọi tuyến đường dẫn vào Phòng khám bị ngập từ 2 - 3m. Các vùng dân cư lân cận cũng chìm sâu trong lũ, Phòng khám bị cô lập hoàn toàn. Hôm đó lại vào cuối tuần, Phòng khám chỉ còn lại 2 cán bộ trực, 4 nhân viên và 15 bệnh nhân; người nhà bệnh nhân cũng về hết. Do Phòng khám không có nhà ăn tập thể nên nguồn dữ trữ lương thực ít, nước ngập sâu không thể tiếp tế được.

"Ngoài việc điều trị cho bệnh nhân, anh em trong cơ quan đã tìm mọi cách như đi lân cận xin gạo nấu cháo hay mỳ tôm cho các bệnh nhân. Rất may là các hộ dân trong vùng bị cô lập đang còn ít gạo và mỳ tôm nên họ biếu không chúng tôi, nhờ đó, cả các y, bác sỹ và bệnh nhân đều gắng gượng được đến khi nước rút”, bác sỹ Hoàng cho biết thêm.

Theo: Báo Hà Tĩnh


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.899
Tháng 12 : 171.728
Năm 2024 : 2.972.316
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.770.830