• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS

Ước tính mỗi ngày đi qua, trên Thế giới có 7.000 người nhiễm HIV mới, còn tại Hà Tĩnh HIV/AIDS không chỉ tập trung ở thành phố hay khu vực đông dân cư như trước đây mà HIV/AIDS đã âm thầm lặng lẽ len lỏi đến tận các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Sự kỳ thị phân biệt đối xử đang là rào cản khiến cho sự gia tăng của HIV/AIDS.

Anh Trần Hậu M. huyện Hương Sơn do e sợ thái độ kỳ thị của mọi người nên né tránh việc xét nghiệm và không thực biện các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV, do đó hậu quả là làm lây nhiễm HIV cho vợ . “Mặc dù biết mình có nguy cơ nhiễm HIV do ăn chơi tác tráng, nhiều lần định đi xét nghiệm nhưng sợ mọi người kỳ thị nên không dám. Bây giờ thì lây nhiễm HIV cho vợ nên tôi rất hối hận.” – Anh M. bộc bạch.

Tư vấn xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nhiễm HIV

 

Còn chị Lê Thị T. huyện Kỳ Anh nghẹn ngào: “Chị không may bị nhiễm HIV từ chồng, sau khi chồng chị mất vì căn bệnh AIDS, lúc đó con mới được 4 tuổi. Sau kết quả xét nghiệm thì mẹ con tôi cũng bị nhiễm HIV. Từ đó gia đình, hàng xóm cũng xa lánh, nhà trường cũng không nhận con tôi vào học. Tôi đã viết đơn và nhờ chính quyền địa phương can thiệp, đến 2 năm sau nhà trường mới chấp nhận cho con tôi đi học”.

Hiện nay trong xã hội nhiều người nhiễm HIV còn đang bị cô lập và chối bỏ ngay trong chính gia đình của mình, cũng như trong cộng đồng và các mối quan hệ xã hội.Nhiều người phải rời quê hương đi nơi khác sống để không ai biết họ bị nhiễm HIV. Sự kỳ thị, phân biệt đối xử không chỉ ảnh hưởng đến cá nhân người nhiễm HIV hoặc những người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV, mà còn tiếp tay cho HIV âm thầm lây lan trong cộng đồng. Sợ hãi không dám xét nghiệm HIV đồng nghĩa với việc họ có thể vô tình làm lây lan HIV sang người thân hoặc những người khác trong cộng đồng. Nhiều người chỉ tìm đến điều trị khi đã ốm nặng và không thể giấu được các triệu chứng của bệnh tật. Hậu quả là làm tăng các chi phí chăm sóc, điều trị và bỏ phí mất những ích lợi về điều trị sớm nhằm giảm lây lan HIV.

Tư vấn điều trị chất thay thế cai nghiện bằng thuốc Methadone tại cơ sở điều TP Hà Tĩnh

 

Nỗ lực của ngành Y tế nhằm hạn chế sự lây nhiễm HIV

Trong 11 tháng đầu năm 2019 Hà Tĩnh phát hiện 60 trường hợp nhiễm mới HIV, trong đó 39 nam và 21 nữ. Hiện nay Trung tâm Kiểm soát bệnh tật đang điều trị bằng thuốc ARV cho 397 bệnh nhân. Từ năm 2009 (năm đầu tiên triển khai dịch vụ Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con) đến 31/10/2019 có 41 phụ nữ mang thai bị nhiễm HIV được Trung tâm hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con, trong đó có 37 bà mẹ đã sinh được 44 trẻ (có 07 bà mẹ sinh lần 2). Tất cả các cháu đều được sinh ra khỏe mạnh, an toàn không bị lây nhiễm HIV từ mẹ. Hà Tĩnh duy trì hiệu quả 03 cơ sở điều trị và 03 cơ sở cấp phát thuốc Methadone, với tổng số 206 bệnh nhân tham gia điều trị. Qua quá trình điều trị có trên 95% bệnh nhân ngừng sử dụng ma túy; sức khỏe được cải thiện, không có bệnh nhân nào nhiễm mới HIV, tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội được ổn định.

Bà Nguyễn Thị N. Thị trấn Thạch Hà chia sẻ: Đứa con trai của tôi theo bạn bè nghiện heroin 7 năm rồi, gia đình đưa đi cai nghiện nhiều nơi nhưng không thành. Sau khi điều trị Methadone được 3 tháng, con tôi bỏ hẵn được heroin, sức khỏe cũng ổn định, lên cân, không còn quậy phá như trước đây mà đã biết thương bố, mẹ và phụ giúp bố, mẹ làm việc”.

Bên cạnh đó, ngành y tế đã triển khai phần mền “Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone”. Nhằm giải quyết bài toán quản lý, giải quyết thủ tục hành chính, tăng cường chất lượng dịch vụ phục vụ người bệnh và tăng hiệu quả điều trị. Có một số bệnh nhân vừa bị nhiễm HIV vừa nghiện chích ma túy, nhưng sau khi tuân thủ điều trị ARV và Methadone sức khỏe đã được cải thiện, tham gia giúp đỡ gia đình và làm nhiều việc có ích cho xã hội.

Bệnh nhân đến uống thuốc tại cơ sở Methadone thành phố Hà Tĩnh

 

Để đạt được mục tiêu kết thúc HIV/AIDS tại Việt Nam vào năm 2030, ngày hôm nay chúng ta hãy hành động chung tay hỗ trợ những người nhiễm HIV và những người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức cho người dân về dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS; giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; tăng cường sự hỗ trợ của gia đình, xã hội với người nhiễm HIV/AIDS và trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS với gia đình, xã hội. Đặc biệt tăng cường các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, dự phòng lây nhiễm HIV, mở rộng độ bao phủ, nâng cao chất lượng, tính dễ tiếp cận của các dịch vụ dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS đến mọi người dân.

Tại Hà Tĩnh, ca nhiễm HIV/AIDS đầu tiên được phát hiện vào năm 1997, tính đến 31 tháng 10 năm 2019, lũy tích nhiễm HIV/AIDS là 1.830 trường hợp, trong đó 888 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS và 388 trường hợp tử vong do AIDS. HIV/AIDS đã có mặt tại 13/13 huyện, thị xã, thành phố và 210/262 xã, phường có người nhiễm HIV/AIDS. Nhiễm HIV/AIDS chủ yếu tập trung trong nhóm tuổi lao động từ 15-59 tuổi với 96,9%. Nam giới chiếm 80%, nữ giới chiếm 20% trong tổng số các trường hợp nhiễm HIV/AIDS; đối tượng nhiễm HIV chủ yếu nằm trong nhóm tiêm chích ma túy chiếm 54,8% và nhóm phụ nữ bán dâm với 15,5%.

 

Thanh Loan 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.883
Tháng 05 : 28.743
Năm 2024 : 748.042
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.546.556