• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Novartis khởi động Dự án Tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tỉnh Hà Tĩnh

Ngày 21 tháng 7 năm 2020 - Công ty TNHH Novartis Việt Nam phối hợp với Sở Y tế (SYT) và Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Tĩnh tổ chức buổi Lễ công bố và thảo luận định hướng Dự án Tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tỉnh Hà Tĩnh (Dự án). Đây là hoạt động nhằm chính thức đưa Dự án vào thực hiện tại 4 trạm y tế điểm là Sơn Kim 1, Thị trấn Phố Châu, Sơn Tây, Quang Diệm (huyện Hương Sơn). 

 
Bs. Lê Ngọc Châu-TUV, Giám đốc Sở Y tế: Những năm qua, Hà Tĩnh đã  triển khai khá nhiều hoạt động nhằm nâng cao chất lượng y tế cơ sở: triển khai quản lý sức khỏe theo nguyên lý y học gia đình, lập hồ sơ sức khoẻ, quản lý tăng huyết áp, đái tháo đường, phổi tắc nghẽn và hen phế quản tại trạm y tế... Với mục tiêu nhiều người dân được tiếp cận sớm công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu nhất là các bệnh không lây nhiễm. Tin tưởng với mục tiêu, cách làm khoa học chắc chắn dự án sẽ thu được kết quả cao nhất và sẽ được nhân rộng trong toàn tỉnh.

 

Dự án Tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tỉnh Hà Tĩnh là Dự án công-tư với sự hợp tác giữa Novartis Việt Nam và Sở Y tế Hà Tĩnh, được triển khai trong 18 tháng (1/8/2020 – 31/12/2121). Mục tiêu của Dự án nhằm nâng cao năng lực y tế tuyến cơ sở thông qua mô hình dự phòng và quản lý bệnh không lây nhiễm (BKLN) tại 4 trạm y tế xã/phường triển khai mô hình điểm theo chiến lược và các chương trình của Bộ Y tế, đồng thời góp phần chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân trong cộng đồng trên địa bàn. Cụ thể, Dự án hướng đến 4 mục tiêu: Nâng cao nhận thức của người dân trong cộng đồng về chăm sóc sức khỏe ban đầu và thực hành các thói quen, lối sống tích cực nhằm tăng cường và bảo vệ sức khỏe, kiểm soát tốt các bệnh không lây nhiễm, tập trung vào các bệnh tim mạch từ tăng huyết áp (THA) đến các bệnh phức tạp hơn như suy tim. Đẩy mạnh cơ chế trao đổi thông tin hai chiều và phối hợp chặt chẽ giữa các trạm y tế xã điểm và phòng khám đa khoa tại các trung tâm y tế, bệnh viện đa khoa tuyến huyện để quản lý bệnh không lây nhiễm hiệu quả hơn tại các trạm y tế cơ sở. Tăng cường năng lực chuyên môn cho cán bộ y tế tuyến cơ sở nhằm tăng tính chủ động của các dịch vụ y tế, đặc biệt nhằm dự phòng và quản lý tốt hơn các bệnh không lây nhiễm (THA, đái tháo đường (ĐTĐ) và tim mạch có liên quan đến THA). Đề xuất lên nhà hoạch định chính sách thông qua việc sử dụng những kết quả dựa trên bằng chứng của Dự án để củng cố và và mở rộng hệ thống y tế bền vững tại Hà Tĩnh.

 

 


Hà Tĩnh là địa phương đi đầu trong 8 tỉnh nằm trong Dự án của Bộ Y tế hợp tác với Novartis về tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại địa phương. Ước tính sẽ có khoảng 10.000 người dân sống tại địa bàn của 4 trạm y tế xã điểm triển khai Dự án (ở độ tuổi từ 40 trở lên hoặc dưới 40 tuổi có tiền sử hoặc triệu chứng mắc bệnh THA, ĐTĐ và tim mạch có liên quan đến THA) sẽ được hưởng những dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ Dự án.

 

 
Ông Nguyễn Đình Cường - Tổng Giám đốc Novatis Việt Nam: Novatis rất vui khi được hợp tác với ngành Y tế và CDC Hà Tĩnh. Mong muốn sẽ cùng xây dựng các TYT trở thành các mô hình điểm của ngành Y tế và của cả nước. Novatis sẽ luôn đồng hàng cùng ngành Y tế vì mục tiêu sức khoẻ cho người dân.


Việc triển khai Dự án Tăng cường chăm sóc sức khỏe ban đầu tại tỉnh Hà Tĩnh một lần nữa khẳng định những nỗ lực của ngành Y tế trong việc cải thiện tình hình y tế ngay từ tuyến cơ sở, góp phần giải quyết tình trạng quá tải của các bệnh viện tuyến trên cũng như hỗ trợ nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe ban đầu của người dân.

Thu Hòa – Tuấn Dũng

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.465
Tháng 04 : 173.450
Năm 2024 : 670.669
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.469.183