• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tăng mạnh xử phạt vi phạm quy định về phòng chống tác hại thuốc lá

Ngày 28/9/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 117/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (gọi tắt là Nghị định 117/2020/NĐ-CP). Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2020, thay thế Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế (gọi tắt là Nghị định 176/2013/NĐ-CP).

Một số điểm mới trong Nghị định liên quan đến hành vi vi phạm Luật Phòng chống tác hại thuốc lá như: Thứ nhất, bổ sung các hành vi vi phạm trong lĩnh vực về phòng chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) và tăng mức xử phạt của một số hành vi vi phạm như sau: Tăng mức xử phạt của một số hành vi vi phạm, đặc biệt là hành vi hút thuốc tại địa điểm cấm mức xử phạt ở Nghị định 176 là 100.000 đồng đến 300.000 đồng thì ở Nghị định 117/2020/NĐ-CP tăng lên từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng; Bổ sung các hành vi vi phạm và mức xử phạt: Hành vi không có biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán của đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá thì phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng đối (Điều 26); Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi thì phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng (Điều 26); 

Tăng cường tuyên truyền phòng chống tác hại thuốc lá để nhằm nâng cao nhận thức

 

Đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi có hành vi sử dụng thuốc lá thì cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng (Điều 29); Sử dụng người chưa đủ 18 mua thuốc lá thì phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (Điều 29); Không thay đổi định kỳ 2 năm một lần cảnh báo sức khỏe trên bao bì theo quy định của pháp luật thì phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng (Điều 27); Để cho tổ chức cá nhân tiếp thị thuốc lá trưc tiếp với người tiêu dùng tại cơ sở thuộc quyền quản lý, điều hành; doanh nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng đưa tin, thông áo về tài trợ cảu tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá thì phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng. Thứ hai, Thẩm quyền lập biên bản hành chính, thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế được quy định cụ thể và phân định rõ hơn để tránh chồng chéo. Nghị định đã liệt kê cụ thể các chức danh có thẩm quyền xử phạt đối với từng hành vi cụ thể cũng như mức xử phạt; Bổ sung thêm quy định các cơ quan, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện vi phạm hành chính về địa điểm cấm hút thuốc lá.  Thứ ba, bổ sung thêm điểm mới về quy trình giám sát hành vi hút thuốc lá tại địa điểm cấm và xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi hút thuốc lá tại điểm cấm hút thuốc lá do công dân phát hiện, yêu cầu xử lý qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ trong việc phát hiện hành vi vi phạm.

Một số lưu ý về quy trình xử phạt vi phạm phòng chống tác hại thuốc lá qua sử dụng các phương tiện, kỹ thuật nghiệp vụ và phản ánh, kiến nghị của người dân như sau: Người dân tham gia giám sát, phát hiện hành vi hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá và cung cấp bằng chứng, kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền cấp xã xem xét, xử lý hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Về phạm vi áp dụng, quy trình được thực hiện tại cấp xã. 

Nhất là tại các cơ quan, công sở, các hội họp

 

Người dân sử dụng phương tiện, thiết bị ghi hình (điện thoại, máy ảnh, camera) để ghi lại hình ảnh vi phạm nhằm mục đích phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền cấp xã để xem xét, xử lý hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Thiết bị ghi âm và ghi hình trước khi đưa vào sử dụng phải bảo đảm chất lượng. Đối tượng áp dụng: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Trưởng Công an xã; Người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; Người dân chủ động tham gia giám sát, phát hiện, tố cáo vi phạm pháp luật (hành vi hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá).

Về quy trình thực hiện: Bước 1, người dân chủ động tham gia giám sát, phát hiện, tố cáo vi phạm pháp luật: Phát hiện, nhắc nhở, chụp hình,… Gửi hình ảnh vi phạm và yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý, tiếp nhận ý kiến; Bước 2, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phản ảnh, tố cáo vi phạm pháp luật và tiến hành xác minh; Bước 3, cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục xử phạt vi phạm: lập biên bản vi phạm, ra quyết định xử phạt, gửi quyết định xử phạt, thi hành quyết định xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt.

Thanh Nhàn 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 7.740
Tháng 04 : 187.992
Năm 2024 : 685.211
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.483.725