• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Nhiều đơn vị hoàn tất công tác xử lý môi trường sau mưa, lũ lần 2

Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, đến ngày 3/11, công tác vệ sinh môi trường cho các hộ gia đình, công trình công cộng bị ngập lũ đợt 2 tại các xã vùng lũ ở Hà Tĩnh sắp được hoàn thành. Một số đơn vị đến nay đã hoàn thành, huyện Hương Khê, Lộc Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh và Thành phố Hà Tĩnh.

Trong đợt mưa, lũ lần 2, toàn tỉnh có11.959/13.246 hộ gia đình tại 79/86 xã; 10.540/10.779 giếng nước; 10.612/11.553 công trình vệ sinh;13/13 trạm y tế; 51/56 trường học và16/16 UBND xã, hội quán đã được vệ sinh môi trường, tiêu đọc khử trùng sau lũ.

Phun hóa chất khử khuẩn bằng Cloramin B tại các đường làng bị ngập do lũ

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp, đến nay, toàn tỉnh chưa phát sinh các dịch bệnh bùng phát sau lũ; các cơ sở khám chữa bệnh trong toàn tỉnh đã thực hiện việc tiếp nhận, thăm khám, điều trị bình thường cho người dân; đa số các trường học đã đón học sinh đi học trở lại; các hội quán, UBND đã trở lại làm việc bình thường.

Phát động chiến dịch toàn dân làm vệ sinh môi trường, thu gom rác thải

Tiến sỹ Nguyễn Lương Tâm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh cho biết: Thực hiện phương châm “Nước rút đến đâu, xử lý vệ sinh môi trường, nguồn nước đến đó”. Ngay sau khi nước rút, Trung tâm đã chỉ đạo các Trung tâm y tế tuyến huyện phối hợp cùng các trạm Y tế xã hướng dẫn người dân vệ sinh môi trường, phun khử khuẩn chloraminB tại các cơ sở hành chính và tất cả các nhà dân bị ngập. Ngành Y tế đã kịp thời thành lập 09 tổ cơ động, Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành lập 03 đội cơ động hỗ trợ các đơn vị, địa phương khắc phục hậu quả mưa lụt. Đến nay, cơ bản đã hoàn thành việc xử lý môi trường, nguồn nước sau lụt”.

và hướng dẫn người dân xử lý nguồn nước sử dụng gia đình sau lũ lụt

Theo Sở Y tế Hà Tĩnh, hiện đang tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành kịp thời hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe cho người dân ở các vùng ngập lụt; chuẩn bị điều kiện về vật tư, hóa chất để tiếp tục thực hiện công tác phòng chống dịch bệnh; tiếp tục hỗ trợ người dân vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả sau mưa lụt.

Để phòng chống, tránh dịch chồng dịch, đảm bảo an toàn thực phẩm, phòng tránh ngộ độcBộ Y tế khuyến cáo mọi người thời điểm này cần thực hiện các biện pháp:

1. Đảm bảo lựa chọn thực phẩm và chế biến thực phẩm an toàn, hợp vệ sinh, ăn thức ăn nấu chín và nước đun sôi.

2. Thường xuyên rửa tay với xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

3. Vệ sinh cá nhân hàng ngày, rửa chân sạch và lau khô các kẽ ngón chân sau khi tiếp xúc với nước lũ, nước bị nhiễm bẩn.

4. Tiêu diệt loăng quăng/bọ gậy, diệt muỗi bằng cách đậy kín các bể, thùng chứa nước, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, loại bỏ các phế thải như chai, lọ, lốp ô tô… hoặc các hốc nước tự nhiên để không cho muỗi đẻ trứng.

5. Mắc màn khi ngủ kể cả ban ngày.

6. Thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng hóa chất để khử trùng nước ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

7. Thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh đến đấy, thu gom, xử lý và chôn xác xúc vật theo hướng dẫn của nhân viên y tế.

8. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế gần nhất./.

Thanh Loan


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.838
Tháng 09 : 259.757
Năm 2024 : 2.224.973
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.023.487