• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Nâng cao kiến thức chẩn đoán, điều trị và chăm sóc một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em

Trước tình trạng hiện nay trên cả nước dịch sốt xuất huyết và một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em ngày càng gia tăng. Ngày 21/7, Bệnh viện Nhi Trung ương phối hợp với Bệnh viện đa khoa(BVĐK) tỉnh Hà Tĩnh tổ chức tập huấn hướng dẫn chẩn đoán, điều trị bệnh sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm ở trẻ em cho đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng chuyên ngành nội, nhi thuộc BVĐK tỉnh và các BVĐK, Trung tâm y tế có giường bệnh trên toàn tỉnh.

Tiến sỹ Lê Văn Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh tiếp và làm việc với đoàn Bệnh viện Nhi Trung ương

Sau thời gian 1 ngày, các chuyên gia của Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Trung tâm Sơ sinh thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương đã trực tiếp hướng dẫn những nội dung liên quan đến chẩn đoán, điều trị, chăm sóc bệnh sốt xuất huyết và một số bệnh truyền nhiễm ở trẻ em; giám sát, tập huấn về nhiễm trùng sơ sinh và thở máy sơ sinh.

Tiến sỹ Đỗ Thiện Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương) cung cấp các kiến thức, kinh nghiệm xử lý những ca bệnh cấp cứu về sốt xuất huyết ở trẻ em, nhất là những diễn tiến lâm sàng và các phác đồ điều trị hiệu quả.

Theo đó, đội ngũ bác sỹ, điều dưỡng chuyên ngành nội, nhi thuộc BVĐK tỉnh và các BVĐK, Trung tâm y tế có giường bệnh trên toàn tỉnh đã được Tiến sỹ Đỗ Thiện Hải - Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương) cung cấp các kiến thức, kinh nghiệm xử lý những ca bệnh cấp cứu về sốt xuất huyết ở trẻ em, nhất là những diễn tiến lâm sàng và các phác đồ điều trị hiệu quả.

Ngoài ra, các học viên còn được trao đổi, thảo luận với các chuyên gia về những khó khăn trong việc chẩn đoán điều trị, chăm sóc cho trẻ khi mắc một số bệnh truyền nhiễm khác như: tiêu chảy nhiễm khuẩn ở trẻ em, cúm, bệnh chân tay miệng, thủy đậu…

Thạc sỹ Chu Lan Hương - Phó Trưởng khoa Khám bệnh và cấp cứu sơ sinh (Trung tâm Sơ sinh) đã tiến hành hướng dẫn thở máy sơ sinh hỗ trợ cho một số bệnh nhân sơ sinh đẻ non bị suy hô hấp - bệnh màng trong, tim bẩm sinh còn ống động mạch đang điều trị tại bệnh viện. Đồng thời, hướng dẫn các y, bác sỹ các phương pháp để tránh nhiễm trùng sơ sinh.

Tiếp đó, tại Khoa Nhi, BVĐK tỉnh, Thạc sỹ Chu Lan Hương - Phó Trưởng khoa Khám bệnh và cấp cứu sơ sinh (Trung tâm Sơ sinh) đã tiến hành hướng dẫn thở máy sơ sinh hỗ trợ cho một số bệnh nhân sơ sinh đẻ non bị suy hô hấp - bệnh màng trong, tim bẩm sinh còn ống động mạch đang điều trị tại bệnh viện. Đồng thời, hướng dẫn các y, bác sỹ các phương pháp để tránh nhiễm trùng sơ sinh.

Những kiến thức được truyền đạt từ các chuyên gia sẽ góp phần nâng cao năng lực chuyên môn, kinh nghiệm cho các y, bác sỹ tại BVĐK tỉnh và các cơ sở y tế tuyến huyện trong việc cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân nhi; hạn chế việc chuyển tuyến, tạo thuận lợi cho người dân trong khám, chữa bệnh.

Theo báo cáo của ngành y tế, từ đầu năm đến nay trên toàn tỉnh có 111 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 35 trường hợp nội địa, 76 trường hợp vãng lai; 03 ổ dịch tại huyện Lộc Hà và Kỳ Anh, với 13 trường hợp mắc, còn lại mắc rãi rác trên toàn tỉnh. Riêng Khoa Truyền nhiễm, BVĐK tỉnh tiếp nhận 30 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 08 trường hợp nặng phải chuyển lên tuyến trên. Trước những nguy cơ gia tăng bệnh sốt xuất huyết, Ngành y tế khuyến cáo người dân: Kiểm tra, phát hiện và diệt lăng quăng trong các dụng cụ chứa nước sinh hoạt bằng cách thường xuyên thau rửa, đậy nắp kín bể và các vật dụng chứa nước, thả cá để tiêu diệt lăng quăng. Thường xuyên thay nước ở các lọ hoa, thả muối hoặc hóa chất diệt bọ gậy vào bát nước kê chân chạn, bể cảnh, hòn non bộ, khay nước thải tủ lạnh... Loại bỏ các vật liệu phế thải, hốc nước tự nhiên, lật úp các vật dụng có thể chứa nước không sử dụng, để không cho muỗi đẻ trứng. Ngủ màn phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày, mặc quần áo dài tay, dùng bình xịt muỗi, hương muỗi, kem xua muỗi, vợt điện muỗi... để diệt muỗi và phòng muỗi đốt. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các chiến dịch diệt bọ gậy/lăng quăng và các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Thanh Loan – Tuấn Dũng – Thanh Tú


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.931
Tháng 04 : 183.183
Năm 2024 : 680.402
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.478.916