• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Ghi nhận sau gần 2 năm thực hiện Nghị định 15

Sau gần hai năm thực hiện Nghị định số 15/2018/NĐ-CP, ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định một số điều Luật an toàn thực phẩm. Nhìn chung Nghị định đã góp phần tháo gỡ nhiều bất cập cho các doanh nghiệp, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số khó khăn của việc tự công bố chất lượng sản phẩm.

Điểm nổi bật trong Nghị định này chính là cho phép hơn 90% loại sản phẩm được tự công bố. Đây là một tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực phẩm tại Hà Tĩnh. Tuy nhiên, tự công bố chất lượng sản phẩm chỉ áp dụng cho một số doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm theo Khoản 1, Điều 4, Nghị định 15 như sau: Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm.

Đoàn Liên ngành ATVSTP tỉnh kiểm tra tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống

 

Theo đó, doanh nghiệp được tự đứng ra công bố chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với việc doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm về mọi thông tin của sản phẩm khi đã tự công bố. Thành phần hồ sơ khá đơn giản đồng nghĩa với việc tiến hành soạn hồ sơ nhanh chóng và dễ dàng. Quy trình tiếp nhận và thời gian xử lý hồ sơ tại cơ quan chức năng đơn giản, nhanh chóng, đồng nghĩa với việc tạo cơ chế thông thoáng, cảm giác thân thiện, hài lòng cho doanh nghiệp.

 

Chị Mai Thị Kim Oanh – Chủ cơ sở sản xuất bánh Trang Oanh, Thành phố Hà Tĩnh phấn khởi: “Nghị định 15 ra đời tạo thuận lợi cho cơ sở chúng tôi, trước đây khi muốn đưa ra thị trường một sản phẩm thực phẩm thì phải làm nhiều thủ tục, giấy tờ, mất nhiều thời gian. Nhưng nay chúng tôi được quyền tự công bố chất lượng sản phẩm nên thuận lợi hơn nhiều”.

Xác định vì sức khỏe của khách hàng và sự tồn tại của chủ cơ sở cũng như nhiều công nhân, chúng tôi luôn luôn quan tâm đến các khâu, từ nhập hàng đến sản xuất và đưa ra những sản phẩm thực phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng. Hiện tại, cơ sở chúng tôi sản xuất các loại bánh nướng, dẻo, ga tô, sữa chua, mỗi năm 02 lần chúng tôi lấy mẫu gửi ra Hà Nội kiểm tra chất lượng. Bên cạnh đó, mỗi năm đều có các đoàn kiểm tra hậu kiểm của tỉnh, thành phố kiểm tra, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm - Chị Mai Thị Kim Oanh cho biết thêm.

..Kinh doanh bánh kẹo phục vụ tết Trung thu

 

Theo bác sĩ Phan Văn Hùng, Chi cục Trưởng, Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh: “Nghị định số 15/2018/NĐ-CP tạo thông thoáng cho doanh nghiệp nhưng không buông lỏng quản lý, cho phép doanh nghiệp tự công bố sản phẩm nhưng không có nghĩa là doanh nghiệp muốn công bố thế nào cũng được, muốn quảng cáo ra sao cũng được. Nghị định 15 cho doanh nghiệp có quyền rất lớn nhưng trách nhiệm cũng rất nặng. Điều này thể hiện qua việc doanh nghiệp tự công bố sản phẩm nhưng nếu công bố không đúng thì không những bị xử phạt nặng mà còn bị thu hồi toàn bộ sản phẩm công bố sai, cơ quan quản lý nhà nước có quyền yêu cầu dừng sản xuất”.

 

Nghị định số 15/2018/NĐ-CP được xây dựng theo hướng cắt giảm mạnh thủ tục đăng ký, công bố, kiểm tra chuyên ngành về thực phẩm, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm. Việc điều chỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp, song trên cơ sở lấy việc đảm bảo sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu. Bên cạnh những thuận lợi trên, thì Nghị định 15 vẫn còn gặp phải những khó khăn của việc tự công bố chất lượng sản phẩm.

 

Bác sĩ Phan Văn Hùng cho biết thêm: Thực trạng hiện nay tại Hà Tĩnh số lượng các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm quy mô nhỏ lẻ nhiều và thường xuyên biến động, trong khi Nghị định 15 quy định các cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ không phải cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP. Các quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chất lượng sản phẩm chưa đầy đủ đặc biệt là các loại thực phẩm không phổ biến, thực phẩm đặc thù địa phương chưa đầy đủ, vấn đề này không những khó khăn trong cho doanh nghiệp trong việc tự công bố nhưng cũng là một trong những khó khăn trong công tác quản lý.

và thực phẩm tươi sống tại khu vực chợ thành phố Hà Tĩnh

 

 

Nghị định 15 quy định tổ chức, cá nhân tự công bố sản phẩm trên phương tiện thông tin đại chúng hoặc trang thông tin điện tử của mình hoặc niêm yết công khai tại trụ sở của tổ chức, cá nhân và công bố trên hệ thống dữ liệu cập nhật về ATTP ( trong trường hợp chưa có hệ thống thông tin dữ liệu cập nhật về ATTP thì tổ chưc, cá nhân nộp 01 bản qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền). Tuy nhiên, cơ quan quản lý không phát sinh công văn, cho nên khi hồ sơ tự công bố sai về hình thức hay nội dung, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có khả năng cao bị phạt về những lỗi sai khi cơ quan chức năng tiến hành hậu kiểm về sau. Bên cạnh đó, sau khi thực hiện tự công bố doanh nghiệp được phép đưa sản phẩm ra thị trường, tuy nhiên nếu trong trường hợp có nguy cơ mất an toàn thực phẩm thì dù có kiểm tra xử lý nhưng thực phẩm không đảm bảo đã được lưu thông trên thị trường.

 

Để Nghị định 15 đi vào cuộc sống, thiết nghĩ các ngành chức năng và chính quyền địa phương cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi sản xuất, kinh doanh và thói quen tiêu dùng của người dân. Đồng thời, cần đẩy mạnh công tác giám sát, hướng dẫn, nhắc nhở các cơ sở sản xuất, kinh doanh, chế biến thực phẩm, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng./.

Nguyễn Duy

 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 286
Tháng 03 : 173.381
Năm 2024 : 475.451
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.273.965