• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Khó khăn trong quản lý thức ăn đường phố

“Thức ăn đường phố”đã trở nên quen thuộc với nhiều người vì nó đáp ứng nhu cầu nhanh, tiện lợi và rẻ. Nhưng đằng sau những tiện lợi ấy là nhiều vấn đề đáng lưu tâm, nhất là nguy cơ mất an toàn thực phẩm (ATTP). Chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với Bs. Phan Văn Hùng – Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm để làm rõ hơn về vấn đề này.

Phóng viên: Thưa Bác sỹ Phan Văn Hùng, xin ông cho biết thực trạng thức ăn đường phố trên địa bàn hiện nay và những nguy cơ của “thức ăn đường phố” đối với sức khỏe con người?

Bs. Phan Văn Hùng: Thức ăn đường phố là những đồ ăn, thức uống đã được làm sẵn, hoặc được chế biến nấu nướng tại chỗ, có thể ăn ngay và được bày bán trên đường phố, vỉa hè…. Hà Tĩnh hiện có khoảng 700 - 750 đối tượng kinh doanh thức ăn đường phố, phân bố chủ yếu ở các trung tâm thị trấn, thị xã và tập trung chủ yếu tại thành Phố Hà Tĩnh.

Thức ăn đường phố được bày bán dưới các hình thức như: trên đường phố, vỉa hè, tại các khu du lịch, lễ hội, trong các chợ, xe đẩy bán rong... Phần lớn thức ăn đường phố là kinh doanh theo thời vụ và không cố định về thời gian. Thức ăn đường phố thuận tiện cho mọi người dân, nguồn thức ăn đa dạng, rẻ tiền, đặc biệt thích hợp cho khách du lịch, vãng lai.

Tình trạng buôn bán hàng rong vẫn còn xẩy ra tại trước cổng trường ở một số nơi

 

Thức ăn đường phố tiện dụng, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều mối nguy đối với sức khỏe con người, do người bán thức ăn đường phố thường không (hoặc ít) hiểu biết về việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng; nguồn nguyên liệu chế biến thực phẩm gần như nằm ngoài vùng kiểm soát của cơ quan chức năng; việc bảo quản, chế biến thức ăn đường phố cũng thường không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh do cơ sở vật chất không đảm bảo và thiếu nước sạch... Mối nguy nữa là, phần lớn thức ăn đường phố được bày bán ngay trên mặt đất, gần với cống rãnh, hố ga…. cũng dễ khiến đồ ăn thức uống bị ô nhiễm đó là những mối nguy lớn cho sức khỏe người sử dụng, dễ dẫn đến các bệnh lây qua đường ăn uống, ngộ độc thực phẩm...

Phóng viên: Hiện nay công tác quản lý “thức ăn đường phố” được thực hiện như thế nào thưa ông?

Bs. Phan Văn Hùng: Với tính chất “đặc biệt” của lĩnh vực kinh doanh thức ăn đường phố, nhỏ lẻ, không giấy phép kinh doanh, là đối tượng không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Để quản lý các đối tượng này trong thời gian qua, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm đã tuyên truyền, vận động các đối tượng kinh doanh thức ăn đường phố chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh; tổ chức ký cam kết thực hiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Giao trách nhiệm cho các địa phương, phường/xã phải chịu trách nhiệm quản lý trên địa bàn và cụ thể được thể hiện làm rõ trong Quyết định số 32/2019/UBND ngày 16 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh vê Phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Cụ thể thức ăn đường phố được giao cho cấp xã/phường quản lý. Người đứng đầu chính quyền các địa phương phải chịu trách nhiệm về vấn đề an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý. Thanh tra kiểm tra xử lý các vi phạm đối với các đối tượng không thực hiện về vấn đề bản dảm vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định.

Ngành Y tế phối hợp với các ngành liên quan tăng cường kiểm tra giám sát

 

Phóng viên: Ngành chức năng hiện có những khó khăn gì trong quản lý “thức ăn đường phố”? Kiến nghị đề xuất để làm tốt công tác quản lý loại hình dịch vụ kinh doanh này, thưa ông?

Bs. Phan Văn Hùng: Với tính đặc thù của kinh doanh thức ăn đường phố công tác quản lý cũng còn một số  khó khăn như: Một là: Đội ngũ cán bộ làm công tác an toàn thực phẩm còn thiếu cả về số lượng và năng lực chuyên môn đặc biệt là tại tuyến phường/xã. Hai là: kinh doanh manh tính chất nhỏ lẻ (siêu nhỏ), không giấy phép kinh doanh, thời vụ, một số đối tượng kinh doanh mang tính chất lưu động không có địa điểm cố định thậm chí  theo giờ, một số chỉ kinh doanh vào buổi tối, ngoài giờ làm việc... nên rất khó quản lý. Ba là: Một số cấp ủy, chính quyền ở một số địa phương chưa thực sự quan tâm đúng mức đến công tác an toàn thực phẩm, chưa quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này.

Để làm tốt công tác an toàn thực phẩm nói chung và lĩnh vực thức ăn đường phố nói riêng cần phải có sự quan tâm phối hợp của cả 3 đối tượng, đó là: Người quản lý, người kinh doanh, người tiêu dùng. Trước hết phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người kinh doanh về vấn đề bảo đảm an toàn thực phẩm và trách nhiệm của mình đối với sức khỏe người tiêu dùng, phải tuân thủ các quy định pháp luật trong sản xuất kinh doanh thực phẩm. Hai là: Người tiêu dùng phải có kiến thức về an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe chính bản thân mình, phản đối việc kinh doanh thực không an toàn, không mua và sử dụng thực phẩm tại các cơ sở không bảo đảm vệ sinh. Ba là: Chính quyền, người quản lý phải tăng cường kiểm tra, giám sát tuyên truyền vận động người dân chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh cũng như tiêu dùng; kiên quyết trong việc xử lý các vi phạm về an toàn thực phẩm, tuyệt đối không để các cơ sở không thực hiện hoặc không đủ điều kiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện kinh doanh; cần phải có sự quan tâm, đầu tư cho lĩnh vực an toàn thực phẩm cả về con người cũng như vật chất.

Thu Hòa (Thực hiện)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 6.915
Tháng 04 : 177.900
Năm 2024 : 675.119
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.473.633