• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Trên 26 nghìn trẻ 7 tuổi sẽ được tiêm bổ sung vắc xin uốn ván- bạch hầu

Theo thống kê của ngành Y tế, trong thời gian qua, mỗi năm trên cả nước vẫn ghi nhận hàng trăm ca mắc uốn ván và bạch hầu tại một số địa phương. Hầu hết các trường hợp mắc là chưa được tiêm vắc xin phòng bệnh hoặc tiêm chủng chưa đủ mũi. Tại Hà Tĩnh, nhiều năm qua chưa ghi nhận các ca bệnh bạch hầu, uốn ván. Tuy nhiên nguy cơ bệnh quay trở lại là rất cao do ảnh hưởng của dịch COVID-19, tỷ lệ tiêm chủng các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng giảm bao gồm vắc xin có thành phần bạch hầu, ho gà, uốn ván.

Nhằm tăng tỷ lệ miễn dịch phòng bệnh bạch hầu, uốn ván trong cộng đồng, chủ động phòng ngừa dịch bệnh, giảm tỷ lệ tử vong do bệnh bạch hầu, uốn ván trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh. Ngành Y tế đã triển khai chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin Uốn ván - Bạch hầu giảm liều cho trẻ em 7 tuổi trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh.

Cán bộ y tế xã Tân Lâm Hương huyện Thạch Hà tiêm tiêm uốn ván- bạch hầu cho trẻ

 

Chiến dịch dự kiến triển khai từ ngày 12 đến 18 tháng 10 năm 2022. Đối tượng tiêm là tất cả trẻ học lớp 2 trong trường học và trẻ 7 tuổi không đi học tại cộng đồng đang sinh sống trên địa bàn toàn tỉnh sẽ được tiêm 01 mũi vắc xin uốn ván- bạch hầu giảm liều. Ngoại trừ các trường hợp trẻ đã tiêm vắc xin có chứa thành phần uốn ván hoặc bạch hầu trong thời gian 01 tháng trước khi triển khai.

Chiến dịch tiêm được tổ chức trên quy mô toàn tỉnh, tại 13/13 huyện, thị xã, thành phố với 100% xã, phường, thị trấn. Các điểm tiêm được bố trí tại trường học, tại Trạm Y tế và các điểm tiêm chủng ngoài trạm nhằm đảm bảo tiêm chủng an toàn cho 26.636 trẻ trong độ tuổi.

Tiêm chủng là biện pháp phòng bệnh bạch hầu, uốn ván có hiệu quả nhất. Vắc xin bạch hầu, uốn ván  giảm liều có tính an toàn cao. Để đảm bảo an tiêm chủng, ngành y tế phối hợp các địa phương bố trí các đội cấp cứu lưu động tại các điểm tiêm chủng để xử lý kịp thời các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm chủng (nếu có). Đảm bảo vắc xin luôn được bảo quản an toàn và chất lượng. Không lấy sẵn vắc xin vào bơm kim tiêm khi chưa có trẻ đến tiêm chủng. Thực hiện nghiêm túc hoạt động khám sàng lọc, tư vấn trước tiêm chủng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đối với các gia đình, cần thực hiện nghiêm túc việc khám sàng lọc cho trẻ để loại trừ các trường hợp chống chỉ định hoặc hoãn tiêm. Cho trẻ ăn uống đầy đủ trước khi tham gia tiêm chủng. Theo dõi các phản ứng thông thường sau khi tiêm như: đau, quẩng đỏ, sưng nhẹ tại chỗ tiêm…, sốt nhẹ, đâu đầu… Cần đưa ngay trẻ tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế nếu trẻ có dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng như sốt cao, co giật, tím tái…

Thu Hòa


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 6.314
Tháng 04 : 169.303
Năm 2024 : 666.522
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.465.036