• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Đề xuất cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh có thời hạn

Đó là một trong những nội dung được đề xuất sửa đổi trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, thay vì việc cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh suốt đời như hiện nay.

Đó là một trong những nội dung được đề xuất sửa đổi trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, thay vì việc cấp chứng chỉ hành nghề khám, chữa bệnh suốt đời như hiện nay.

Việc cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh (KCB) là biện pháp bắt buộc để kiểm soát chất lượng hành nghề phù hợp với kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã được đào tạo. Trong thời gian qua, việc cấp chứng chỉ hành nghề được thực hiện dựa trên các cơ sở quy định pháp luật gồm: Luật khám bệnh, chữa bệnh (KB, CB) số 40/2009/QH12 ngày 23-11-2009; Nghị định số 87/2011/NĐ-CP ngày 27-9-2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KB, CB; Thông tư số 41/2011/TT-BYT ngày 14-11-2011 của Bộ Y tế Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở KCB.

Việc cấp chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh là biện pháp bắt buộc để kiểm soát chất lượng hành nghề phù hợp với kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp đã được đào tạo.

Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia cấp chứng chỉ hành nghề suốt đời. Theo thống kê, chỉ có 3-4 nước cấp chứng chỉ hành nghề suốt đời, còn hầu hết các nước đã cấp phép thì thường cấp phép có thời hạn. Tại các nước, giấy phép hành nghề thường có thời hạn là một năm, hai năm hoặc ba năm. Việc không quy định thời hạn dẫn đến việc khó giám sát được người hành nghề có còn đủ điều kiện hành nghề sau khi đã được cấp chứng chỉ hành nghề. Do đó, yêu cầu có thời hạn trong chứng chỉ đòi hỏi người hành nghề phải cập nhật kiến thức y khoa liên tục, đồng thời giữ được y đức, tránh để xảy ra sai sót về mặt chuyên môn.

Bên cạnh đó, theo Luật KB, CB hiện hành, các quy định về người xin cấp chứng chỉ hành nghề thì chưa bao quát hết các chức danh chuyên môn tham gia trong quy trình KCB. Hiện nay một số chức danh đã làm trong cơ sở KCB nhưng chưa được cấp phép là cử nhân tâm lý, cử nhân tâm lý lâm sàng, cử nhân xạ trị, thư ký y khoa, nhân viên y tế học đường, cử nhân dinh dưỡng, kỹ sư sinh học, kỹ sư hóa học. Trong thời gian tới, dự kiến có thêm chức danh chuyên môn như cử nhân khúc xạ, chỉnh quang viên, kỹ thuật viên khúc xạ nên Luật cũng cần mở rộng bổ sung quy định cấp chứng chỉ hành nghề cho các nhóm đối tượng này.

Cùng với việc đề xuất cấp chứng chỉ hành nghề KCB có thời hạn, tới đây, Luật KB, CB sửa đổi cũng sẽ đưa ra đề xuất về việc bỏ quy định "cấp giấy phép hoạt động không có thời hạn đối với cơ sở KCB" được quy định tại Điều 44 trong Luật hiện hành. Quy định này không phù hợp với những thay đổi thường xuyên, liên tục của cơ sở KCB. Ở các nước khác giấy phép hoạt động của cơ sở KCB thường có thời hạn 5 năm. Nhưng với bối cảnh quản lý nhà nước của Việt Nam, các ý kiến đề nghị, trong giai đoạn hiện nay giấy phép được cấp sau 10 năm cần thẩm định và cấp lại.

Phan Sang


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.108
Tháng 07 : 25.680
Năm 2024 : 1.164.987
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.963.501