• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Bài Phát Thanh: Bệnh Lao và cách phòng, chống.

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên, bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Nguồn lây chính của bệnh lao là những bệnh nhân lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm. Người bị lây do hít phải vi khuẩn lao của bệnh nhân lao phổi bắn ra môi trường xung quanh khi ho, khạc, hắt hơi, hoặc khi tiếp xúc trong thời gian dài và liên tục.

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn lao gây nên, bệnh lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Nguồn lây chính của bệnh lao là những bệnh nhân lao phổi có vi khuẩn lao trong đờm. Người bị lây do hít phải vi khuẩn lao của bệnh nhân lao phổi bắn ra môi trường xung quanh khi ho, khạc, hắt hơi, hoặc khi tiếp xúc trong thời gian dài và liên tục.

Những người mắc bệnh lao thường có các biểu hiện: Ho kéo dài trên 2 tuần (ho khan, ho có đờm hoặc ho ra máu). Người bệnh gầy sút, kém ăn, mệt mỏi, sốt nhẹ về chiều, ra mồ hôi "trộm" ban đêm, kèm theo đau ngực, đôi khi khó thở.

Khi có các biểu hiện trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám, tư vấn và chuyển thẳng lên Bệnh viện Phổi tỉnh Hà Tĩnh, với đầy đủ trang thiết bị chuyên ngành để chẩn đoán sớm và điều trị hiệu quả.

Nếu bị mắc lao sẽ được điều trị theo chỉ dẫn và giám sát chặt chẽ của bác sỹ. Thuốc chữa lao hoàn toàn miễn phí. Người dân tuyệt đối không tự ý dùng thuốc, hoặc chữa thuốc Nam, hoặc chữa trị tại phòng khám tư.

Để phòng, chống bệnh lao có hiệu quả, trong tháng đầu sau sinh, tất cả trẻ đều phải tiêm phòng vắc-xin BCG nhằm giúp ngăn ngừa các bệnh lao cấp tính. Những người bị bệnh Lao cần thực hiện những điều sau để bảo vệ người thân và cộng đồng: điều trị tích cực, tuân thủ các nguyên tắc điều trị bệnh; đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người khác trong thời gian đang điều trị; che miệng, mũi bằng khăn, giấy mềm hoặc bằng cánh tay áo khi ho, khi hắt hơi; Khạc, nhổ đờm vào khăn giấy hoặc cốc giấy rồi bỏ vào thùng rác hoặc đốt đi; Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng để giữ bàn tay luôn sạch sẽ; nên ngủ riêng phòng khi đang điều trị, phòng ở cần luôn luôn thông thoáng.

"Vì một Việt Nam không còn bệnh lao", các cấp, các ngành, mọi người, mọi nhà hãy tích cực thực hiện tốt các biện pháp phòng chống bệnh lao.

TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG-GIÁO DỤC SỨC KHỎE


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 3.606
Tháng 07 : 19.803
Năm 2024 : 1.159.110
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.957.624