• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Các lựa chọn điều trị ung thư phổi

Điều trị ung thư phổi thường bắt đầu bằng phẫu thuật để loại bỏ ung thư. Nếu ung thư rất lớn hoặc đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể, phẫu thuật có thể không thực hiện được. Việc điều trị thường bắt đầu bằng thuốc và xạ trị.

Tùy từng tình trạng ung thư phổi mà có cách điều trị khác nhau. Trong đó có thể lựa chọn một trong những phương pháp dưới đây:

1. Phẫu thuật trị ung thư phổi

Tác dụng: Phẫu thuật là phương pháp loại bỏ khối u trong trường hợp ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn đầu. 

Tác dụng phụ: Bệnh nhân ung thư phổi sau phẫu thuật có thể gặp khó thở, nghẹt thở, nấc, ho khan, mệt mỏi, suy nhược, chảy máu, nhiễm trùng, viêm phổi…

Lưu ý: Phẫu thuật có thể là một lựa chọn nếu ung thư chỉ ở phổi. Nếu bị ung thư phổi lớn hơn, hóa trị hoặc xạ trị có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u. Hóa trị hoặc xạ trị cũng có thể được sử dụng sau phẫu thuật để ngăn chặn nguy cơ tế bào ung thư còn sót lại hoặc ung thư có thể tái phát.

Các lựa chọn điều trị ung thư phổi- Ảnh 2.

Ung thư phổi cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh biến chứng và giảm nguy cơ tử vong cho người bệnh.

2. Xạ trị

Tác dụng: Xạ trị điều trị ung thư bằng chùm năng lượng mạnh. Năng lượng có thể đến từ tia X, proton…

Tác dụng phụ: Sau xạ trị, người bệnh có thể bị mệt mỏi, kiệt sức, ho…

Lưu ý: Đối với ung thư phổi đã di căn trong ngực, xạ trị có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật. Xạ trị thường được kết hợp với hóa trị. Đối với bệnh ung thư phổi đã lan sang các vùng khác của cơ thể, xạ trị có thể giúp giảm triệu chứng.

3. Xạ trị định vị lập thể

Xạ trị định vị lập thể (xạ phẫu lập thể) là một phương pháp điều trị bức xạ cường độ cao. Phương pháp điều trị này nhắm tới các chùm tia phóng xạ từ nhiều góc độ vào khối ung thư. Điều trị bằng xạ trị định vị lập thể thường được hoàn thành trong một hoặc một vài lần điều trị.

Xạ trị định vị lập thể thường sử dụng cho những người mắc bệnh ung thư phổi nhỏ không thể phẫu thuật, điều trị ung thư phổi đã lan sang các bộ phận khác của cơ thể, bao gồm cả não.

 4. Hóa trị

Tác dụng: Hóa trị điều trị ung thư bằng thuốc mạnh. Có nhiều loại thuốc hóa trị: Dạng truyền qua tĩnh mạch, dạng thuốc viên.

Có thể sử dụng hóa trị trong khoảng thời gian vài tuần hoặc vài tháng xen kẽ là thời gian nghỉ giữa hiệp để giúp cơ thể phục hồi.

Một số loại thuốc hóa trị ung thư phổi thường dùng: Cisplatin, carboplatin, paclitaxel, docetaxel, gemcitabine, vinorelbine…

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể bị mệt mỏi, nôn, buồn nôn, ăn kém, hạ bạch cầu, hồng cầu, tiểu cầu, suy gan, suy thận, tê bì tay chân…

Lưu ý: Hóa trị thường được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại. Hóa trị cũng có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với xạ trị. Hóa trị có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u và giúp loại bỏ khối u dễ dàng hơn.

Ở những người bị ung thư phổi đã lan rộng, hóa trị có thể được sử dụng để giảm đau và các triệu chứng khác.

5. Liệu pháp nhắm mục tiêu

Tác dụng: Liệu pháp nhắm mục tiêu là quá trình sử dụng thuốc nhắm trực tiếp vào tế bào ung thư để ngăn không cho chúng phát triển. Liệu pháp nhắm mục tiêu được sử dụng cho những người bị ung thư lây lan hoặc ung thư tái phát sau khi điều trị. Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối có thể được điều trị bằng thuốc này, hoặc kết hợp thuốc này với hóa trị liệu. 

Một số thuốc được sử dụng: Erlotinib, afatinib, gefitinib, bevacizumab, crizotinib…

Tác dụng phụ: Có thể gặp: Nổi mẩn, ngứa, khô da, tăng sắc tố tố da, mụn trứng cá, tiêu chảy, chán ăn, buồn nôn, nôn, viêm miệng, đau bụng…

Lưu ý: Một số liệu pháp nhắm mục tiêu chỉ có tác dụng ở những người có tế bào ung thư có những thay đổi DNA nhất định.

6. Liệu pháp miễn dịch

Tác dụng: Liệu pháp miễn dịch điều trị ung thư là phương pháp điều trị bằng thuốc giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể tiêu diệt các tế bào ung thư.

Trong thư phổi, liệu pháp miễn dịch được sử dụng sau phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại, đồng thời có thể giúp kiểm soát ung thư.

Thuốc ức chế miễn dịch nivolumab, pembrolizumab được chỉ định dùng cho những bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối đã di căn, bệnh nhân đã điều trị hóa trị không thành công.

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ: Mệt mỏi, suy nhược, đau lưng, phát ban, ngứa, đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, ho, khó thở, táo bón, …

7. Lưu ý khi điều trị ung thư phổi

- Cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Không được tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc điều trị khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

- Trong thời gian điều trị nếu gặp các triệu chứng bất thường cần báo ngay cho bác sĩ để có phương án xử lý kịp thời.

- Người bệnh cần tái khám đúng định kỳ.

- Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh để người bệnh suy dinh dưỡng, suy kiệt.

- Tập thể dục nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng của mỗi người.


Nguồn: Báo SKĐS
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 6.591
Tháng 11 : 131.789
Năm 2024 : 2.713.291
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.511.805