• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

2 trường hợp tử vong vì bệnh dại

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 2 trường hợp tử vong vì bệnh dại. Ca tử vong mới nhất là Lê Quốc D, 16 tuổi, ở thôn Tân Tiến xã Sơn Tiến huyện Hương Sơn.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh từ đầu năm đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 2 trường hợp tử vong vì bệnh dại. Ca tử vong mới nhất là Lê Quốc D, 16 tuổi, ở thôn Tân Tiến xã Sơn Tiến huyện Hương Sơn.

Bệnh nhân D tử vong do trước đó 2 tháng (25/5/2017) sang nhà bạn chơi ở thôn Hùng Tiến cùng xã thì bị chó cắn, do chó thả rông nên sau đó mất tích. Sau khi bị chó cắn, gia đình cháu đã được cán bộ y tế xã Sơn Tiến đến tư vấn đi tiêm phòng, nhưng vì gia đình chủ quan, không chịu tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại, nên xẩy ra hậu quả đáng tiếc.

Trước đó, ngày 24/5, tại thôn Văn Giang, xã Đức Giang huyện Vũ Quang, ông Phan Cao Th. 71 tuổi cũng bị tử vong do bệnh dại, trước đó ông cũng bị chó hàng xóm cắn, nhưng do chủ quan không đi tiêm phòng dại theo tư vấn của cán bộ y tế nên để lại hậu quả đáng buồn.

Cán bộ Y tế tiêm phòng dại cho 01 học sinh sau khi bị chó cắn

Tại Hà Tĩnh, trung bình mỗi năm có khoảng 1.800 người bị súc vật cắn, phải đi tiêm phòng, trong đó trên 98% do chó cắn. Từ 2013 đến này đã ghi nhận 8 ca tử vong do bệnh dại, trong đó huyện Cẩm Xuyên 04 ca, Can Lộc 01 ca, Vũ Quang 2 ca và mới đây 01 ca tại Hương Sơn.

Theo bác sĩ Nguyễn Chí Trung – Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm – Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh cho biết: Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, tỷ lệ tử vong gần 100% khi đã lên cơn dại. Bệnh có thể phòng được bằng việc thực hiện các khuyến cáo của cơ quan y tế và cơ quan thú y. Vì thế, mỗi người dân khi bị chó, mèo cắn phải đến ngay trung tâm y tế để được tư vấn và tiêm phòng dại; tránh để xảy ra những hậu quả đáng tiếc vì chính sự chủ quan của bản thân mỗi người.

Khuyến cáo phòng chống bệnh dại

- Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi hàng năm theo khuyến cáo ngành thú y.

- Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm. Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

- Khi bị chó, mèo cắn, cào, liếm, hoặc tiếp xúc với chất tiết của động vật ốm cần:

- Rửa ngay thật kỹ vết thương, vị trí tiếp xúc bằng xà phòng liên tục trong 15 phút.

- Đến ngay  cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, tiêm phòng kịp thời và đầy đủ theo hướng dẫn.

- Nhốt và theo dõi sức khỏe con vật tối thiểu 10 ngày.

- Tuyệt đối không tự chữa, cúng bái, dùng lá cây, thuốc nam, thuốc đông y.

- Đối vơi địa phương đang có ổ dịch dại: Tuyệt đối không được vận chuyển chó, mèo ra khỏi vùng dịch.

Nhật Thắng


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.739
Tháng 07 : 26.311
Năm 2024 : 1.165.618
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.964.132