• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

[Chuyện ATVSTP]: Đừng chủ quan từ những mẩu “giấy ăn”!

Thời gian gần đây, người dân bắt đầu chú trọng các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, đa phần trong số đó vẫn chỉ chú trọng đến những vấn đề lớn, còn những hành vi nhỏ vẫn chưa để ý. Và chính những chi tiết tưởng như nhỏ ấy lại là cả một câu chuyện lớn về ATVSTP ở Hà Tĩnh.

Thời gian gần đây, người dân bắt đầu chú trọng các điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) trong sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, đa phần trong số đó vẫn chỉ chú trọng đến những vấn đề lớn, còn những hành vi nhỏ vẫn chưa để ý. Và chính những chi tiết tưởng như nhỏ ấy lại là cả một câu chuyện lớn về ATVSTP ở Hà Tĩnh.

Từ những mảnh giấy nhỏ…

Mỗi ngày của đại đa số người dân hiện nay vẫn được bắt đầu bằng bữa sáng nơi những quán hàng nhỏ. Tại đó, chưa bàn về việc có hay không vấn đề đảm bảo ATVSTP trong chế biến thức ăn của chủ quán, chỉ riêng việc sử dụng “giấy ăn”, nếu bàn kỹ thì cũng đã tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh.

chuyen atvstp dung chu quan tu nhung mau giay an

Sử dụng giấy báo gói thực phẩm sẽ gây thôi nhiễm chì vào cơ thể, thế nhưng, cả người bán lẫn người mua đều vô tư sử dụng.

Hiện nay, “giấy ăn” thường được cung cấp cho chủ quán bằng một người chuyên đi giao hàng. Và đó thường là loại giấy không nguồn gốc, không nhãn mác, không tiêu chuẩn với giá rẻ hơn nhiều so với loại giấy ăn có nhãn mác được bán trên thị trường.

Chủ một quán ăn sáng trên đường Nguyễn Du (TP Hà Tĩnh) cho biết: “Xưa nay, tôi chưa bao giờ tìm hiểu nguồn gốc cũng như xuất xứ của loại “giấy ăn” này, hơn nữa, chúng tôi chưa nhận được phản hồi từ khách hàng về chất lượng. Thậm chí, khi cơ quan chức năng đến kiểm tra ATVSTP thì họ cũng chỉ quan tâm đến các giấy tờ pháp lý, điều kiện ATVSTP... chứ chưa thấy kiểm tra chất lượng “giấy ăn” bao giờ”.

Việc dùng “giấy ăn” kém chất lượng lau miệng có thể khiến người dùng tiếp xúc với mủn giấy, bị ảnh hưởng bởi hóa chất tẩy trắng và tăng trắng tồn dư do chưa được xử lý theo quy trình chuẩn. Điều này khiến vi khuẩn, tạp chất, hóa chất độc hại xâm nhập vào cơ thể, gây hại cho sức khỏe.

Bên cạnh việc sử dụng “giấy ăn” kém chất lượng, hiện nay, nhiều món ăn vặt cũng được các chủ quán sử dụng giấy báo để gói thức ăn và nhiều người cũng “tặc lưỡi” bỏ qua. Theo Quyết định số 39/2005/QĐ-BYT được Bộ Y tế ban hành ngày 28/11/2005 (quy định các điều kiện vệ sinh chung đối với cơ sở sản xuất thực phẩm) thì “các thiết bị và dụng cụ chế biến bao gói, bảo quản, vận chuyển thực phẩm phải được làm từ nguyên liệu không độc, không gây mùi vị lạ so với mùi vị của thực phẩm ban đầu, không hấp thụ, không thôi nhiễm vào thực phẩm, không bị ăn mòn, tránh bụi, côn trùng và các nguồn ô nhiễm khác”.

Quyết định này cũng nghiêm cấm việc đóng gói thực phẩm bằng các loại bao bì có nguy cơ gây ngộ độc, gây hại, không bảo đảm chất lượng và an toàn thực phẩm như giấy báo, nhựa tái sinh… Tuy nhiên, hiện nay, nhiều chủ quầy bán bánh rán, kẹo lạc khuôn, xôi… ở nhiều khu chợ vẫn thản nhiên sử dụng giấy báo, giấy thải loại mua từ những người chuyên thu gom đồng nát để gói thực phẩm. Phần lớn người bán và khách hàng thậm chí cũng không biết về quy định nêu trên.

… đến thói quen chế biến thực phẩm

Hiện nay, nhiều bà nội trợ đã chú ý lựa chọn thực phẩm sạch, tuy nhiên, cách chế biến an toàn lại là câu chuyện còn để ngỏ. Thực phẩm một khi được chế biến không đúng cách chính là con đường nhanh nhất và trực tiếp nhất dẫn tới những căn bệnh nguy hiểm không báo trước trong tương lai. Phổ biến nhất hiện nay vẫn là thói quen cất trữ và sử dụng thực phẩm trong tủ lạnh.

chuyen atvstp dung chu quan tu nhung mau giay an

Rã đông thực phẩm bằng việc ngâm vào nước lạnh là cách làm sai nhiều người nội trợ mắc phải vì trong quá trình rã đông bên ngoài, không khí vi khuẩn sinh sôi, xâm nhập vào thức ăn.

Chị Trần Thị Thủy (tổ dân phố Trung Lân, phường Thạch Quý) cho biết: “Công việc khá bận rộn nên cứ chủ nhật hàng tuần là tôi lại mua và cất trữ thực phẩm cho cả tuần. Một số thì tôi cất lên ngăn đá, một số cất vào ngăn mát. Tuy nhiên, trong quá trình bảo quản thức ăn, tôi cũng nhận thấy mình sai, ví như tôi thường dùng màng ni lông bọc thực phẩm một cách trực tiếp, trong khi các nhà khoa học lại khuyến cáo màng bọc phải cách bề mặt thực phẩm tầm 5 cm mới an toàn. Hoặc khi rã đông thực phẩm, có lúc vội quá tôi cũng làm sai cách”.

Nhiều người nội trợ, mặc dù có kiến thức và nhận biết được mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe từ chế biến sai cách giống chị Thủy nhưng do nhiều lý do vẫn thực hiện theo thói quen. Bên cạnh đó, nhiều phụ nữ vẫn chưa để ý đến quá trình chế biến như: Để dầu ăn quá nóng, cho nhiều gia vị cùng lúc, cho mỳ chính vào thức ăn ngay trên bếp lửa, sử dụng chảo chống dính ở nhiệt độ quá cao…

Tất cả những hành vi này tuy nhỏ nhưng đều dẫn đến việc cho phép vi khuẩn phát tác trong quá trình chế biến và xâm nhập vào cơ thể. Trong đó, có nhiều loại vi khuẩn có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm về đường tiêu hóa, thậm chí tăng nguy cơ gây ung thư. Ngoài ra, việc sử dụng thực phẩm không đúng thời điểm không chỉ giảm hàm lượng dinh dưỡng mà còn gây bệnh. Phổ biến như việc uống nước cam, ăn chuối, ăn đào, khoai tây, cà chua… vào buổi tối có thể gây hại cho dạ dày, uống sữa bữa sáng khi không vận động nhiều có thể gây ức chế quá trình tiêu hóa…

Theo: Báo Hà Tĩnh


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.395
Tháng 12 : 142.039
Năm 2024 : 2.942.627
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.741.141