• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Đẩy mạnh thực hiện công tác đảm bảo an toàn thực phẩm

Chiều ngày 14-8, UBND tỉnh tổ chức họp Ban Chỉ đạo (BCĐ) liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm(VSATTP) để đánh giá công tác 7 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2017.

Chiều ngày 14-8, UBND tỉnh tổ chức họp Ban Chỉ đạo (BCĐ) liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm(VSATTP) để đánh giá công tác 7 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ những tháng cuối năm 2017. Đồng chí Đặng Quốc Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng BCĐ liên ngành VSATTP tỉnh và bác sĩ Lê Ngọc Châu, TUV, Giám đốc Sở Y tế, Phó Trưởng BCĐ liên ngành VSATTP tỉnh, chủ trì hội nghị.

Từ đầu năm đến nay BCĐ liên ngành VSATTP tỉnh cùng các sở, ngành đã tham mưu xây dựng, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo triển khai công tác quản lý Nhà nước về VSATTP; tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về VSATTP từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn được kiện toàn; các địa phương đã chủ động trong kế hoạch triển khai hoạt động phù hợp với điều kiện thực tế nên đã có nhiều chuyển biến tích cực trong công tác tổ chức quản lý về VSATTP; nhận thức của người tiêu dùng, ý thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất, kinh doanh ngày càng được nâng cao.

Bác sĩ Lê Ngọc Châu - TUV, Giám đốc Sở Y tế báo cáo kết quả công tác ATVSTP các tháng đầu năm

Công tác thanh, kiểm tra được đẩy mạnh, các đoàn đã tiến hành thanh, kiểm tra được hơn 8.000 lượt cơ sở, phát hiện 1.648 lượt cơ sở vi phạm (chiếm tỷ lệ 20%); đã tiến hành xử phạt 813 lượt cơ sở, với số tiền hơn 02 tỷ đồng. Nhiều loại sản phẩm không đảm bảo VSATTP bị tiêu hủy như: thịt, nội tạng lợn, chim cút, chim én, cánh gà, cá ba sa, cá trứng, rượu, nước ngọt các loại. Tổng giá trị hàng hóa tiêu hủy trên 250 triệu đồng. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền giáo dục, giám sát mối nguy, phòng chống ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm được thực hiện có hiệu quả. Vì thế, 6 tháng đầu năm 2017, trên địa bàn toàn tỉnh không xảy ra vụ ngộ độc thực phẩm nào; số ca mắc ngộ độc thực phẩm lẻ tẻ 617 ca, giảm so với cùng kỳ năm 2016. (cùng kỳ năm 2016 là 03 vụ ngộ độc thực phẩm, với 16 người mắc và 01 người chết và 964 ca ngộ độc thực phẩm lẻ tẻ).

Các đại biểu tham gia phát biểu tại cuộc họp

Tại cuộc họp các đại biểu cũng đã mạnh dạn nêu lên những mặt tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và một số giải pháp thực hiện tốt hơn trong thời gian tới: BCĐ liên ngành về VSATTP tại một số địa phương, đặc biệt là tuyến xã, phường, thị trấn kết quả hoạt động chưa cao; quản lý chuỗi cung cấp thực phẩm “Từ trang trại đến bàn ăn” tuy đã được kiểm soát nhưng việc quản lý, giám sát đạt hiệu quả chưa cao, vẫn còn tình trạng buôn bán, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo VSATTP; nhiều cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung được xây dựng tuy nhiên tỷ lệ gia súc đưa vào các cơ sở giết mổ tập trung chưa cao, có chiều hướng giảm xuống; tình hình giết mổ nhỏ lẻ tự phát xảy ra nhiều; việc quản lý thị trường sản xuất rượu truyền thống còn khó khăn; điều kiện vệ sinh tại các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm nhỏ lẻ, hộ gia đình, sản xuất theo mùa vụ, sản xuất thực phẩm truyền thống không đảm bảo VSATTP vẫn còn tồn tại; công tác kiểm nghiệm chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước về ATTP tại địa phương do thiếu trang thiết bị và con người; hệ thống phân tích kiểm nghiệm chất lượng vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản ở địa phương không có nên việc phân tích phải tiến hành tại các Viện ở Trung ương nên chậm và khó khăn trong xử lý…

Đồng chí Đặng Quốc Vinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng BCĐ liên ngành VSATTP tỉnh phát biểu kết luận cuộc họp

Phát biểu kết luận cuộc họp, đồng chí Đặng Quốc Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: ATTP ảnh hưởng đến sức khỏe, giống nòi của dân tộc, vì thế thời gian tới đề nghị BCĐ liên ngành từ tỉnh đến địa phương nâng cao năng lực hiệu quả hoạt động; tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nội dung của Chỉ thị 13/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý trách nhiệm ATTP; tiếp tục hoàn thiện chính sách phát triển vùng sản xuất tập trung để triển khai các Chương trình Đề án; đầu tư cho công tác kiểm nghiệm, phát hiện kịp thời các nguy cơ ô nhiễm; tiếp tục kiện toàn BCĐ, nhất là tại tuyến xã, phường; tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản, kế hoạch của Chính phủ; tăng cường công tác tuyên truyền, lên án các vi phạm ATTP, công khai trên các hệ thống thông tin đại chúng; đẩy mạnh công tác thanh, kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm; giám sát mối nguy và ngộ độc thực phẩm; nâng cao tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn; tăng cường kiểm soát bảo đảm vệ sinh thú y trong giết mổ gia súc, gia cầm, các sản phẩm nông lâm thủy sản; xây dựng kết nối sản phẩm và chuỗi sản phẩm an toàn với người tiêu dùng trong đó tập trung về hướng dẫn các cơ sở sản xuất kinh doanh về đảm bảo ATTP.

Thanh Loan


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5.606
Tháng 11 : 156.722
Năm 2024 : 2.738.224
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.536.738