• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Triển khai thực hiện Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới

Bs. Lê Ngọc Châu – TUV, Giám đốc Sở Y tế cho biết: UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Kế hoạch số 287/KH-UBND, ngày 05/9/2019 về việc triển khai thực hiện Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019-2025.

Bs. Lê Ngọc Châu – TUV, Giám đốc Sở Y tế cho biết: UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ban hành Kế hoạch số 287/KH-UBND, ngày 05/9/2019 về việc triển khai thực hiện Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2019-2025.

Đề án sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm: củng cố, hoàn thiện tổ chức mạng lưới y tế cơ sở; Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở; Tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động của y tế cơ sở; Tiếp tục đầu tư để hoàn thiện, nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở.

Tư vấn tiêm chủng cho phụ nữ tại Trạm Y tế xã Tượng Sơn huyện Thạch Hà

Về củng cố, hoàn thiện tổ chức mạng lưới y tế cơ sở: thực hiện sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức mạng lưới y tế cơ sở theo tinh thần Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khỏa XII, các Nghị quyết, kế hoạch của HĐND và UBND tỉnh. Thống nhất mô hình mỗi huyện, thành phố, thị xã chỉ có một Trung tâm y tế đa chức năng trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, do Sở Y tế và Phòng Y tế cấp huyện quản lý nhà nước về chuyên môn. Trung tâm y tế cấp huyện trực tiếp quản lý trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực (nếu có).Sáp nhập Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo thành cơ sở 2 của Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn.Tổ chức lại Phòng khám Đa khoa khu vực Đức Lĩnh thành cơ sở 2 thuộc Trung tâm Y tế huyện Vũ Quang. Rà soát, sắp xếp hợp lý các trạm y tế xã, phường, thị trấn theo hướng đảm bảo cho mọi người dân đều có thể tiếp cận thuận lợi để khám, chữa bệnh; tổ chức lại trạm y tế theo quy mô vùng. Bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình và công tác y tế trường học cho tất cả các trạm y tế...

Về đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của y tế cơ sở: tăng cường đầu tư nâng cao năng lực y tế dự phòng tuyến cơ sở đủ khả năng kiểm soát dịch, bệnh truyền nhiễm; phòng, chống các bệnh nghề nghiệp, tai nạn thương tích, y tế trường học và các bệnh liên quan đến môi trường; chủ động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm, chú trọng việc sàng lọc, theo dõi và quản lý sức khỏe bệnh mãn tính tại cộng đồng.Triển khai có hiệu quả, an toàn các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế; công tác phòng, chống HIV/AIDS; công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; đẩy mạnh công tác an toàn thực phẩm và dinh dưỡng cộng đồng.Tập trung nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của mỗi người dân tự bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho bản thân, gia đình và cộng đồng; triển khai có hiệu quả các hoạt động thực hiện Chương trình Sức khỏe Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh...Xây dựng và triển khai thực hiện các Đề án để nâng cao trình độ chuyên môn, phát triển các dịch vụ, kỹ thuật y tế. Mở rộng và triển khai có hiệu quả Đềán bệnh viện vệ tinh tại các trung tâm y tế huyện. Đẩy mạnh hoạt động chỉ đạo tuyến nhằm phát triển chuyên môn kỹ thuật tại tuyến xã. Đổi mới nâng cao năng lực hoạt động của trạm y tế, đưa nguyên lý Y học gia đình vào hoạt động của trạm, đảm bảo thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của chăm sóc sức khỏe ban đầu; thực hiện việc quản lý sức khỏe toàn diện, liên tục cho từng người dân trên địa bàn. Nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới y tế thôn, cộng tác viên dân số nhằm triển khai tốt các hoạt động về truyền thông giáo dục sức khỏe, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường… Triển khai theo dõi, quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm, mạn tính tại các trạm y tế xã, tăng cường công tác phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng…Nâng cao năng lực chuyên môn, kỹ thuật về Y dược cổ truyền trong chăm sóc sức khỏe tại tuyến y tế cơ sở, đặc biệt là các phương pháp không dùng thuốc.. Tổ chức các tủ thuốc của trạm y tế xã đạt tiêu chuẩn để đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc của người dân.Đổi mới toàn diện và đa dạng hóa các hình thức, phương pháp truyền thông; phát triển mạng lưới cung cấp dịch vụ, các loại hình cung cấp dịch vụ phục vụ việc ổn định quy mô và nâng cao chất lượng dân số.Tăng cường công tác truyền thông giáo dục và nâng cao sức khỏe cho người dân nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân để bảo vệ và nâng cao sức khỏe, các hoạt động về y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe ban đầu… Tiếp tục hoàn thiện phần mềm quản lý hồ sơ sức khỏe người dân và thực hiện việc khám tạo lập hồ sơ sức khỏe cho người dân để cập nhật thường xuyên các thông tin về sức khỏe lên phần mềm hồ sơ sức khỏe điện tử. Thực hiện phối hợp hoạt động giữa các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập tại các địa phương, có cơ chế khuyến khích y tế tư nhân tham gia vào công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu.Triển khai đồng bộ việc ứng dụng hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý trạm y tế, quản lý tiêm chủng, quản lý hồ sơ sức khoẻ người dân gắn với quản lý thẻ, thanh toán bảo hiểm y tế. Triển khai, tổ chức thực hiện xây dựng cơ sở y tế “xanh-sạch-đẹp-an toàn” tại tất cả các trạm y tế, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, từng bước đáp ứng sự hài lòng của người dân.

Tăng cường công tác truyền thông GDSK tại các trạm y tế

Về tăng cường đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực: tiếp tục tăng cường nguồn nhân lực, đặc biệt là số lượng bác sĩ ở trung tâm y tế huyện để bảo đảm nhân lực cho việc khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân ngay tại địa bàn; bảo đảm nhân lực cho trạm y tế xã để thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, theo dõi sức khỏe đến từng người dân.Rà soát, bố trí, điều chuyển, sắp xếp nhân lực tuyến y tế xã bảo đảm tính phù hợp về số lượng và chức danh chuyên môn theo đề án vị trí việc làm; tuyển dụng, thu hút bác sĩ đa khoa, bác sĩ gia đình về làm việc tại trạm y tế xã. Đẩy mạnh đào tạo nhân lực y tế theo các hình thức phù hợp để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho y tế cơ sở. Tăng cường đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, thực hiện đầy đủ quy định về đào tạo liên tục, đào tạo qua thực hành, hướng dẫn chuyên môn cho y tế cơ sở...Thực hiện luân phiên bác sĩ từ Trung tâm y tế tuyến huyện về làm việc tại trạm y tế xã và ngược lại,luân phiên, luân chuyển người hành nghề giữa các cơ sở y tế tuyến tỉnh với trung tâm y tế huyện (và ngược lại) để đảm bảo người được luân phiên vừa được trao đổi học hỏi, vừa truyền đạt kinh nghiệm cả về chuyên môn và kỹ năng quản lý. Khuyến khích các bác sĩ trẻ về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.

Về đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động của y tế cơ sở: đẩy nhanh lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân, thực hiện hỗ trợ đối với người thuộc hộ cận nghèo, người cao tuổi, người thuộc hộ gia đình nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình tham gia bảo hiểm y tế.Triển khai các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh thường gặp theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật cho trạm y tế xã, đặc biệt là các dịch vụ thuộc gói dịch vụ y tế cơ bản cho tuyến y tế cơ sở. Thực hiện rà soát, phân loại và giao quyền tự chủ cho các cơ sở y tế. Đảm bảo định mức chi ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng tuyến huyện phù hợp với từng vùng, miền và điều kiện địa lý, mô hình bệnh tật, bảo đảm đủ tiền lương và các chế độ, chính sách cho viên chức y tế cơ sở, phụ cấp cho nhân viên y tế thôn, bản; đảm bảo kinh phí cho các hoạt động thường xuyên, hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu của trạm y tế xã...Thực hiện các chính sách khuyến khích và tăng cường sự gắn kết giữa y tế tư nhân và y tế công lập trong cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu trên địa bàn. Cho phép các trạm y tế xã hợp tác với tư nhân để thực hiện việc khám, chữa bệnh cho nhân dân.

Về đầu tư để hoàn thiện, nâng cao năng lực hệ thống y tế cơ sở: sử dụng ngân sách Trung ương hỗ trợ (nếu có), các chương trình, dự án, ngân sách địa phương, nguồn giảm chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cấp trực tiếp cho cơ sở khám, chữa bệnh theo lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế và các nguồn vốn hợp pháp khác để đầu tư cho các trung tâm y tế và các trạm y tế mua sắm trang thiết bị, sửa chữa cơ sở hạ tầng để hoàn chỉnh hệ thống y tế cơ sở.

Với một loạt các nhiệm vụ giải pháp, đề án hướng đến mục tiêu tăng cường cơ sở vật chất, hoàn thiện tổ chức mạng lưới, đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính, phát triển nguồn nhân lực để nâng cao năng lực cung ứng và chất lượng dịch vụ của mạng lưới y tế cơ sở. Thực hiện quản lý sức khỏe toàn dân, bảo đảm cung ứng đầy đủ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, khám bệnh, chữa bệnh cho người dân trên địa bàn.Cung ứng dịch vụ theo hướng toàn diện, liên tục, phối hợp và lồng ghép chặt chẽ giữa dự phòng và điều trị, góp phần giảm quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, bảo đảm công bằng, hiệu quả trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể:

Đến năm 2020 : 95% trung tâm y tế tuyến huyện thực hiện được tối thiểu 80% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến huyện;100% trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế;thực hiện được tối thiểu 80% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã;100% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế. Thiết lập hồ sơ quản lý sức khỏe cho từng người dân, từng bước thực hiện chăm sóc sức khỏe ban đầu, tư vấn, chuyển tuyến khám, chữa bệnh, tiến tới mỗi người dân đều được quản lý, theo dõi, chăm sóc y tế toàn diện, liên tục. Phấn đấu trên 90% dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe. Cơ bản hoàn thành việc đầu tư cơ sở hạ tầng cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn trên địa bàn. Trên 85% trạm y tế có bác sĩ; 50% trạm y tế có cán bộ cao đẳng, đại học các chức danh hộ sinh, điều dưỡng.

Đến năm 2025: 100% trung tâm y tế tuyến huyện thực hiện được tối thiểu 90% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến huyện;100% số trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế và thực hiện được đầy đủ các nội dung của chăm sóc sức khỏe ban đầu; thực hiện được tối thiểu 90% danh mục dịch vụ kỹ thuật của tuyến xã; Duy trì 100% xã, phường, thị trấn đạt Tiêu chí quốc gia về y tế;Phấn đấu trên 95% dân số được quản lý, theo dõi sức khỏe;Trên 90% trạm y tế có bác sĩ; 100% trạm y tế có cán bộ cao đẳng, đại học các chức danh hộ sinh, điều dưỡng.

Thành Vinh


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.551
Tháng 04 : 203.250
Năm 2024 : 700.469
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.498.983