• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Bác sỹ Hà Tĩnh cảnh báo ảnh hưởng của khói thuốc lá tới sức khỏe trẻ em

Các chuyên gia y tế cho biết, khói thuốc lá trong môi trường là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm, đặc biệt là trẻ em. Bởi ở trẻ em phổi chưa phát triển hoàn thiện, sức đề kháng chưa cao nên trẻ rất nhạy cảm với các chất kích thích và chất độc trong khói thuốc.

Theo số liệu của Bộ Y tế, hàng năm ở Việt Nam có khoảng 40.000 trường hợp tử vong do thuốc lá, và có tới 60% trẻ em dưới 5 tuổi chịu ảnh hưởng nặng nề do thường xuyên hít phải khói thuốc lá. Các chuyên gia cũng cho biết, khói thuốc lá có khả năng hạn chế cung cấp oxy cho các mô của cơ thể, làm giảm đáp ứng của nhịp tim khi hoạt động, gây rối loạn nhịp thở và nhịp tim ở trẻ. Do đó làm tăng nguy cơ hội chứng đột tử ở trẻ em lên nhiều lần. Nếu trẻ nhỏ có cha hoặc mẹ hút thuốc lá thì nguy cơ này tăng gấp 2 lần, trong khi nếu cả 2 cùng hút thì nguy cơ tăng lên đến 4 lần..  

Khi trẻ bị ảnh hưởng bởi thuốc lá sẽ làm giảm chức năng hô hấp, sức khỏe kém, tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi, viêm phổi, viêm phế quản, hay bị ho, thở khò khè. (Trong ảnh: Bác sỹ Khoa Nhi, BVĐK tỉnh thăm khám cho trẻ bị viêm phổi đang điều trị tại Khoa)

 

Bác sỹ Đặng Quang Minh - Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh cho biết: “khi trẻ bị ảnh hưởng bởi thuốc lá sẽ làm giảm chức năng hô hấp, sức khỏe kém, tăng nguy cơ nhiễm trùng phổi, viêm phổi, viêm phế quản, hay bị ho, thở khò khè. Khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn ở trẻ em, khi trẻ đã bị hen suyễn mà hít thở không khí có khói thuốc sẽ lên cơn hen nhiều hơn và bệnh cũng trầm trọng hơn. Hút thuốc lá thụ động gây ra những hậu quả lâu dài cho trẻ em như làm lão hóa mạch máu sớm, làm dày thành mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ sau này, làm tăng nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác”.   

Ngoài ra khói thuốc lá cũng làm tăng nguy cơ bị viêm tai giữa cấp và mạn tính, làm tăng tiết dịch tai giữa. Hậu quả của viêm tai giữa gây điếc và gây nên gánh nặng về kinh tế cho gia đình và cuộc sống của trẻ em. 

“Để hạn chế khói thuốc ảnh hưởng đến trẻ, cách tốt nhất là người nhà cần bỏ hút thuốc. Khi đi ra ngoài, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá. Bên cạnh đó, để kiểm tra xem trẻ có đang bị mắc các bệnh về đường hô hấp mà nguyên nhân do hút thuốc lá thụ động, phụ huynh nên cho trẻ đi khám định kỳ để tầm soát sức khỏe và có những phương pháp giúp trẻ khỏe mạnh, phát triển toàn diện”, bác sỹ Minh khuyến cáo thêm.  

Những rủi ro gây ra bệnh tật do hít khói thuốc lá thụ động đứng hàng thứ ba, sau chủ động hút thuốc lá và nghiện rượu. Bởi vậy, mỗi người cần chủ động phòng chống khói thuốc lá bằng cách: không hút thuốc, nên đi ra ngoài khi hút thuốc lá, đặc biệt không hút thuốc khi có trẻ em ở gần, nhất là trẻ sơ sinh. Nếu trong phòng có người hút phải mở cửa sổ thông thoángg

Tuấn Dũng


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 4.908
Tháng 12 : 165.785
Năm 2024 : 2.966.373
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.764.887