• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh mãn tính đái tháo đường, cao huyết áp

Bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp là 2 căn bệnh mãn tính phổ biến hiện nay. Bệnh có những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, tổn thương đáy mắt, tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành...

Bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp là 2 căn bệnh mãn tính phổ biến hiện nay. Bệnh có những biến chứng vô cùng nguy hiểm như: Đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận, tổn thương đáy mắt, tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành... Đặc biệt, bệnh có mối liên hệ chặt chẽ với chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt. Do đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò rất quan trọng trong phòng, chống bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp.

Đối với người bị bệnh đái tháo đường chế độ ăn phải đảm bảo nguyên tắc đủ chất đạm (thịt/cá), béo (dầu/mỡ), bột (gạo/ngô/khoai), vitamin và các chất khoáng; đủ nước để giữ cân nặng bình thường. Bên cạnh đó cũng đảm bảo phân chia khẩu phần thành nhiều bữa để không gây tăng đường huyết quá mức sau ăn; không làm hạ đường máu lúc xa bữa ăn. Đảm bảo duy trì được hoạt động thể lực bình thường hàng ngày; Duy trì được cân nặng bình thường. Ăn giảm muối, mỡ...;  ăn giàu chất xơ (rau, củ quả) vì nó có tác dụng làm giảm tăng đường máu. Chế độ ăn phù hợp với thói quen ăn uống của bệnh nhân; Đơn giản và không quá đắt tiền; Không thay đổi quá nhanh và quá nhiều về khối lượng các bữa ăn và số lần ăn trong ngày.

Cách lựa chọn thực phẩm cho người bệnh đái tháo đường:

Nên chọn thực phẩm có chỉ số đường máu thấp

+ Cung cấp tinh bột: giảm gạo, mỳ, ngô, khoai; Nên ăn các loại như gạo lứt, khoai tây, khoai sọ; không nên ăn các loại phở, bún, miến vì làm tăng đường máu nhanh.

+ Cung cấp chất đạm: Các loại thịt nạc, sữa không đường, cá, đậu đỗ, lạc, vừng; không ăn các loại phủ tạng đông vật (lòng, gam, thận…); hạn chế tối đa thịt hộp, patê, xúc xích

+ Cung cấp chất béo: Nên dùng dầu thay mỡ động vật

+ Cung cấp vitamin và muối khoáng: các loại rau, củ, quả tươi; hạn chế ăn những quả quá ngọt như: chuối, mít, na (glucid từ 11,4 - 22,4%)...

Cách chế biến, cách ăn:

- Chế biến thức ăn dạng luộc và nấu là chính, không rán, rang với mỡ.

- Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, ăn chậm nhai kỹ, không ăn quá nhiều trong một bữa.

- Chế biến thức ăn dạng luộc và nấu là chính, không rán, rang với mỡ

- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày (5-6 bữa/ngày)

Đối với người bị bệnh tăng huyết áp, chế độ ăn đảm bảo nguyên tắc chung:  Ăn giảm muối hơn bình thư­ờng, nên sử dụng d­ưới 6g/ ngày; Giảm chất béo, nên dùng dầu thực vật tức là các loại dầu và các hạt có dầu; Ăn nhiều rau xanh và trái cây chứa nhiều kali, muối khoáng như ổi, chuối, cam, bưởi… N­ước uống vừa phải, nên uống chè sen, chè hoa hoè, n­ước râu ngô, nư­ớc rau luộc

Các thức ăn nên dùng:

-  Gạo tẻ, gạo nếp, các loại khoai và các loại đậu đỗ, lạc, vừng.

-  Thịt ít mỡ nh­ư: thịt bò, thịt gà ta, thịt lợn nạc...

-  Trứng: Nên ăn trứng gà vì trứng gà có ít lipid hơn trứng vịt.

-  Sữa: nên ăn các loại sữa tách bơ, sữa đậu nành, sữa chua.

-  Cá, tôm, cua các loại.

-  Các loại rau củ, quả nên ăn nhiều.

-  Nên tăng c­ường ăn rau húng dổi, ăn tỏi hàng ngày.

Các loại thức ăn không nên dùng:

-  Thịt nhiều mỡ, mỡ, n­ớc x­ơng thịt ninh, cá béo (cá mè).

-  Các loại phủ tạng: thận, óc, tim, gan, lòng... vì có nhiều cholesterol.

-  Nư­ớc chè đặc, cà phê, thuốc lá, ớt quá cay.

-  Các thức ăn muối mặn: cà mặn, d­a mặn...

-  Đư­ờng và các loại bánh, mứt, kẹo...

Thu Hòa


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1.556
Tháng 04 : 141.901
Năm 2024 : 639.120
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.437.634