• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Cần sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương trong phòng chống bệnh dại

Sáng nay, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến và Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị trực tuyến tổng kết Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017 - 2021; góp ý dự thảo Chương trình quốc gia phòng, chống bệnh dại, giai đoạn 2022-2030 và mít tinh nhân Ngày thế giới phòng, chống bệnh dại (28/9). Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu chủ trì tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Cần sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương trong phòng chống bệnh dại

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế và một số đơn vị phối hợp tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết Chương trình quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017 - 2021 (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Cần sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương trong phòng chống bệnh dại

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ngọc Châu chủ trì tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Báo cáo tại hội nghị đã khẳng định, tất cả các nội dung và giải pháp trong Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017 - 2021 đã được các cơ quan trung ương và địa phương tổ chức triển khai kịp thời, đạt hiệu quả.

Các mục tiêu cụ thể cơ bản đáp ứng yêu cầu và đạt được các kết quả nổi bật như: không xuất hiện ổ dịch bệnh dại nghiêm trọng ở động vật; năng lực giám sát, điều tra, xử lý ổ dịch bệnh dại được tăng cường rõ rệt; tỷ lệ đàn chó được tiêm vắc-xin phòng bệnh dại tăng từ 38,5% trong giai đoạn 2012 - 2016 lên 49,2% trong giai đoạn 2017- 2021; cả nước xây dựng được 14 vùng, cơ sở an toàn bệnh dại.

Cần sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương trong phòng chống bệnh dại

Các đại biểu tham dự hội nghị tại điểm cầu Hà Tĩnh.

Đặc biệt, chương trình đã thay đổi quan điểm của chính quyền các cấp, tập trung, tăng cường chỉ đạo triển khai công tác phòng, chống bệnh dại; nhận thức của người dân về bệnh dại đã được nâng lên.

Các giải pháp đó đã góp phần giảm 68 người tử vong vì bệnh dại so với giai đoạn 2012-2016; giảm 30% số tỉnh có nguy cơ cao về bệnh dại và tăng 20% số mẫu xét nghiệm chủ động trên người, động vật. Công tác phối hợp liên ngành đã chặt chẽ hơn giữa y tế và thú y cùng với các ban, ngành khác so với giai đoạn trước.

Hội nghị cũng đã nghe dự thảo Chương trình Quốc gia Phòng, chống bệnh dại giai đoạn 2022 - 2030. Mục tiêu cơ bản trong giai đoạn này là xây dựng thành công thêm ít nhất 10 vùng an toàn bệnh dại cấp huyện hoặc vùng liên huyện và ít nhất 10 cơ sở an toàn bệnh dại cấp xã, phường; 100% các huyện có điểm tiêm chủng công lập vắc-xin dại và huyết thanh kháng dại cho người; 90% số người bị động vật cắn bị được điều trị dự phòng đủ sau phơi nhiễm; đến năm 2025 giảm 50% số người bị tử vong do bệnh dại so với giai đoạn 2017 - 2021 và phấn đấu không còn người tử vong vì bệnh dại vào năm 2030.

Cần sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương trong phòng chống bệnh dại

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu. (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến ghi nhận và đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác Chương trình Quốc gia khống chế và tiến tới loại trừ bệnh dại giai đoạn 2017 - 2020, nhất là tăng tỷ lệ đàn chó được tiêm vắc-xin phòng bệnh dại; không xuất hiện ổ dịch bệnh dại nghiêm trọng; xây dựng được các vùng an toàn bệnh dại...

Cần sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương trong phòng chống bệnh dại

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến kết luận hội nghị. Ảnh chụp qua màn hình trực tuyến.

Phát huy những kết quả đạt được và những bài học kinh nghiệm trong giai đoạn vừa qua, trong thời gian tới để đạt được mục tiêu không còn người tử vong vì bệnh dại vào năm 2030 đòi hỏi sự vào cuộc quyết liệt của các địa phương, tranh thủ sự ủng hộ, hỗ trợ của các tổ chức quốc tế để thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp.

Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông để nâng cao nhận thức cho người dân về phòng, chống bệnh dại; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác thú y, nhất là trong phòng, chống dịch bệnh động vật, quản lý chó, mèo nuôi, phòng, chống bệnh dại; hằng năm, tổ chức tiêm vắc-xin dại cho đàn chó, mèo đã hết thời gian miễn dịch, chó, mèo được nuôi mới; thường xuyên rà soát, tiêm bổ sung cho đàn chó, mèo mới phát sinh trên địa bàn quản lý.

Xây dựng kế hoạch quốc gia về cung ứng, sử dụng vắc-xin phòng dại cho người bị chó, mèo cắn, người có nguy cơ cao phơi nhiễm bệnh dại; kiện toàn, mở rộng số lượng các điểm tiêm vắc-xin và huyết thanh kháng dại để phục vụ công tác điều trị dự phòng, đảm bảo khả năng dễ tiếp cận; rà soát, hoàn thiện thể chế, chính sách về phòng, chống bệnh dại phù hợp với yêu cầu, tình hình thực tiễn...

Tại Hà Tĩnh, tổng đàn chó mèo trên địa bàn là trên 200 ngàn con, được nuôi trong hơn 110 ngàn hộ gia đình, số lượng đàn chó mèo có xu hướng giảm qua các năm. Việc nuôi chó, mèo thả rông chiếm tỷ lệ khá cao (90%), đặc biệt ở các vùng nông thôn.

Từ năm 2017 đến năm 2021, toàn tỉnh có 69 người bị chó dại cắn, trong đó mỗi năm trên địa bàn tỉnh có 1 - 2 ca tử vong do bệnh dại. Kết quả tiêm phòng vắc-xin dại cho đàn chó giai đoạn 2017-2020 trên địa bàn Hà Tĩnh đạt trên 70% kế hoạch; năm 2021, tiêm được 137.011 liều vắc-xin dại cho đàn chó, đạt 99% kế hoạch.

Theo: Báo Hà Tĩnh


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 5.202
Tháng 04 : 137.462
Năm 2024 : 634.681
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.433.195