• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Nước rút đến đâu - vệ sinh môi trường đến đó

Đó là chỉ đạo của Q. Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh Nguyễn Tuấn trong sáng nay (4/10) sau khi đi kiểm tra công tác xử lý môi trường, phòng chống dịch bệnh sau lũ lụt tại huyện Nghi Xuân.

Theo báo cáo của Trung tâm Y tế huyện Nghi Xuân Xuân từ ngày 28/09 đến ngày 03/10, mưa lớn đã gây ngập úng 15 thôn với 694 hộ, 58 giếng khơi, 236 công trình vệ sinh và 5 trường học trên địa bàn 03 xã Xuân Lam, Xuân Hồng và Xuân Giang.

Tại các xã bị ngập úng, cán bộ Trạm y tế đã cử cán bộ xuống thôn phối hợp với y tế thôn giám sát và hướng dẫn người dân xử lý môi trường, khử trùng nguồn nước, phun hóa chất tiêu độc khử trùng tại các địa điểm tập trung đông dân cư và có nguy cơ bùng phát dịch bệnh khi nước rút. Hiện tại, nước vẫn đang ngập các đường làng ngõ xóm và các hộ dân tại 15 thôn nên ngành chức năng cùng với người dân địa phương chỉ mới xử lý được 23 giếng khơi và xử lý môi trường cho 01 trường học.

Q. Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tuấn cùng đoàn công tác kiểm tra việc vệ sinh môi trường sau khi lũ rút tại Trường tiểu học Xuân Lam – Nghi Xuân.

 

Ngay sau khi đi kiểm tra thực tế tại một số thôn, Q. Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tuấn đã ghi nhận và đánh gia cao sự vào cuộc của ngành Y tế huyện Nghi Xuân trong việc bám sát địa bàn để cùng người dân xử lý môi trường ngay khi nước rút. 

Q. Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Tuấn ghi nhận và đánh gia cao sự vào cuộc của ngành Y tế huyện Nghi Xuân trong việc bám sát địa bàn để cùng người dân xử lý môi trường ngay khi nước rút.

 

Đồng chí Q. Giám đốc Sở lưu ý, sau mưa lũ sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát, đe dọa sức khỏe cộng đồng, đặc biệt là các dịch bệnh phổ biến như: sốt xuất huyết, sốt rét, tay chân miệng, các bệnh đường tiêu hóa, bệnh nước ăn chân, cảm cúm, đau mắt đỏ… Vì vậy Trung tâm Y tế huyện Nghi Xuân cần tiếp tục phối hợp, hướng dẫn các đơn vị, địa phương bị ngập úng triển khai các hoạt động vệ sinh môi trường sau mưa lớn và lũ lụt với phương châm “nước rút đến đâu, xử lý môi trường đến đó”; tổ chức thu gom xác động vật chết, sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất để xử lý khi chôn, tránh phát sinh các dich bênh truyền nhiễm; phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ; hướng dẫn việc thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng Chloramin B, Aquatabs hoặc những hóa chất khứ khuẩn khác. Đặc biệt, cần tổ chức kiểm tra, giám sát các loại dịch bệnh có thể xảy ra sau khi lũ rút để kịp thời xử lý, không để lây lan và bùng phát.

Tuấn Dũng


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 2.811
Tháng 09 : 213.221
Năm 2024 : 2.178.437
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 10.976.951