• :
  • :
TIÊM CHỦNG VẮC XIN COVID-19 VÌ SỨC KHỎE CỦA BẠN VÀ NHỮNG NGƯỜI THÂN YÊU. HÃY CHUNG TAY BẢO VỆ MÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRƯỚC ĐẠI DỊCH COVID-19!
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Tăng cường giám sát hải sản an toàn

Sáng ngày 3/6, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh tiếp tục giám sát chất lượng, lấy mẫu hải sản xét nghiệm tại cảng cá, các kho đông lạnh và khu vực chợ xã Thạch Kim huyện Lộc Hà và các điểm bán hải sản an toàn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, cùng đi có lãnh đạo Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh.

Sáng ngày 3/6, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh tiếp tục giám sát chất lượng, lấy mẫu hải sản xét nghiệm tại cảng cá, các kho đông lạnh và khu vực chợ xã Thạch Kim huyện Lộc Hà và các điểm bán hải sản an toàn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, cùng đi có lãnh đạo Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh.

Lấy mấu xét nghiệm chất lượng hải sản tại kho đông lạnh Toàn Tứ xã Thạch Kim - Lộc Hà

Qua giám sát cho thấy, cảng cá Thạch Kim đã nhộn nhịp hẳn lên so với trước, tàu thuyền tấp nập nối đuôi nhau cập bến, người và phương tiện thu mua hải sản chật kín cả khu chợ cá ven biển. Nhiều vựa cá, tôm, cua, ghẹ... của ngư dân vừa đánh bắt về còn tươi nguyên, được các thương lái thu mua ngay bên bờ. Tất cả các loại cá, thủy hải sản rất tươi nguyên, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Tại đây, đoàn cũng đã tiến hành lấy 6 mẫu thủy hải sản gồm: 02 mẫu cá gai sồ, 01 mẫu gai nhỏ, 01 cá nục 01 mẫu cá trích và 01 mẫu mực ống tại các điểm bán hải sản an toàn và kho đông lạnh trên địa bàn huyện Lộc Hà gửi Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia làm các xét nghiệm kiểm tra. Đồng thời phát tờ rơi tuyên truyền về đảm bảo an toàn thực phẩm trong sử dụng thủy hải sản cho bà con nhân dân tại các khu vực chợ, nơi tập trung đông người và tại các điểm bán hải sản an toàn trên địa bàn.

Chúng tôi có mặt tại kho đông lạnh Toàn Tứ, thôn Xuân Phượng, đây là điểm thu mua hải sản lớn của xã Thạch Kim đã trở lại hoạt động bình thường sau nhiều ngày vắng lặng, chủ cơ sở bà Trần Thị Tứ cho biết: nhờ công tác tuyên truyền để người dân nhận thức được chất lượng hải sản an toàn cũng như sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành trong việc quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, xét nghiệm thông báo kết quả rõ ràng, công khai để người tiêu dùng biết và sử dụng nên kho bán hải sản đã đông khách trở lại, người dân không e ngại và quay lưng với hải sản, đông khách hẳn so với những ngày trước. Ngay trong sáng nay đã có gần 5 tạ hải sản được bán ra thị trường.

Rất nhiều người dân đến mua cá tại điểm bán hải sản an toàn Hội nông dân 16 Võ Liêm Sơn, TP Hà Tĩnh

Còn tại điểm bán hải sản an toàn của Hội Nông dân ở số 16 đường Võ Liêm Sơn, trong buổi sáng nay cũng rất nhiều khách đến mua để sử dụng, trung bình mỗi ngày điểm này bán được hơn 1 tạ hải sản các loại. Chị Nguyễn Thị Kim Anh – phường Thạch Quý – Thành phố Hà Tĩnh vui mừng cho biết bây giờ chúng tôi mới thực sự cảm thấy yên tâm hơn khi lựa chọn hải sản ở các điểm bán này.

Được biết hải sản bán tại các điểm này đều có có xuất xứ là khai thác từ các vùng biển an toàn và được các ngành chức năng như Y tế, Nông nghiệp lấy mẫu kiểm nghiệm an toàn và cấp giấy chứng nhận sản phẩm hải sản bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Đồng thời, hải sản bày bán đều được dám tem an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ quan chức năng.

Chị Phan Thị Anh, chủ điểm bán hải sản an toàn tại chợ TP Hà Tĩnh cho biết: Sau khi đủ điều kiện để trở thành 1 trong 2 điểm bán hải sản an toàn tại khu vực chợ TP Hà Tĩnh, cửa hàng đã đông khách hơn so với những ngày trước. Trung bình mỗi ngày cửa hàng nhập hơn một tạ cá có tem nhãn, chứng nhận an toàn của cơ quan chức năng và cam kết thực hiện đúng theo quy định, không nhập bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc.

Điểm bán hải sản an toàn tại chợ Thành phố Hà Tĩnh.

Được biết, sau khi thành lập điểm bán hải sản an toàn, các đơn vị chức năng sẽ tiếp tục kiểm tra để tránh trường hợp “trà trộn” các loại hải sản không rõ nguồn gốc vào tiêu thụ, đồng thời tư vấn, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc phát sinh bước đầu.

Đến thời điểm này, Hà Tĩnh có 27 điểm bán hải sản an toàn tại 13 huyện, thị xã, thành phố và sẽ tiếp tục mở rộng chuỗi lên 150 điểm bán hải sản an toàn. Các điểm kinh doanh hải sản an toàn đều phải bảo đảm điều kiện như có vị trí phù hợp, thuận lợi cho việc giao dịch cũng như thu hút khách hàng. Bên cạnh đó, còn phải có hệ thống bảo quản tốt, đảm bảo chất lượng hải sản trong thời gian tạm trữ chờ tiêu thụ. Không gian thông thoáng, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Nhật Thắng


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 14.020
Tháng 03 : 172.589
Năm 2024 : 474.659
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 9.273.173