• :
  • :
CHUYÊN NGHIỆP - TRÁCH NHIỆM - NĂNG ĐỘNG - MINH BẠCH - HIỆU QUẢ !
|
A- A A+ | Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+

Đảm bảo cho người tiêu dùng được sử dụng hải sản an toàn

Thời gian gần đây do thị trường bị ảnh hưởng bởi hiện tượng hải sản chết bất thường, để đảm bảo cho người dân được sử dụng thực phẩm an toàn, Sở Công thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Sở Y tế chỉ đạo tổ chức các điểm kinh doanh hải sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP).

Thời gian gần đây do thị trường bị ảnh hưởng bởi hiện tượng hải sản chết bất thường, để đảm bảo cho người dân được sử dụng thực phẩm an toàn, Sở Công thương phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Sở Y tế chỉ đạo tổ chức các điểm kinh doanh hải sản đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP). Hiện toàn tỉnh đã có 26 điểm bán hải sản an toàn được kiểm tra về nguồn gốc xuất xứ và cơ quan chức năng kiểm định, chứng nhận an toàn tại địa bàn tất cả các huyện, thành phố, thị xã. Số hải sản tại các điểm bán được giám sát chất lượng hết sức chặt chẽ, được Sở NN&PTNT dán tem trên từng sản phẩm. Đặc biệt, cứ 3 ngày Sở Y tế phối hợp với Sở NN&PTNT tỉnh thành lập đoàn để tiến hành lấy mẫu kiểm nghiệm nguồn nước cũng như các mẫu hải sản của các ngư dân đánh bắt về sau đó gửi ra Viện kiểm nghiệm trung ương để xét nghiệm, chứng nhận an toàn các mẫu, khi đó mới bán ra thị trường.

Điểm bán hải sản an toàn tại chợ Thành phố Hà Tĩnh

Có mặt tại điểm cung ứng hải sản an toàn số 16, đường Võ Liêm Sơn - thành phố Hà Tĩnh, chị Lê Thị Oanh ( phường Nam Hà, Thành phố Hà Tĩnh) chia sẻ: Thời gian qua do lo ngại về độ an toàn của hải sản nên tôi không dám lựa chọn mặt hàng này cho các bữa ăn gia đình, thay vào đó là thịt và các loại tôm, cá nước ngọt. Nay có các cửa hàng kinh doanh hải sản an toàn được các cơ quan chức năng chứng nhận, người dân chúng tôi mới thực sự cảm thấy yên tâm hơn khi lựa chọn hải sản ở các điểm bán này. Cá là món ăn ưa thích của cả gia đình nên cứ 3 ngày tôi lại đến cửa hàng mua cá thu được nhân viên tại đây nướng trực tiếp trên bếp than.

Các điểm kinh doanh hải sản an toàn đều đảm bảo điều kiện như có vị trí phù hợp, thuận lợi cho việc giao dịch cũng như thu hút khách hàng. Bên cạnh đó có hệ thống bảo quản tốt, đảm bảo chất lượng hải sản trong thời gian tạm trữ chờ tiêu thụ. Không gian thông thoáng, bảo đảm vệ sinh môi trường. Khác với các điểm bán hàng hải sản an toàn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh, thì tại chợ thành phố, mặc dù các loại hải sản đưa về bán tại đây được dán tem, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cơ quan nhà nước xác nhận tuy nhiên lượng người đến mua vẫn còn khiêm tốn hơn. Tâm lý người tiêu dùng vẫn còn rất nghi ngại về chất lượng hải sản.

Chị Nguyễn Thị Hồng (xã Thạch Kim) một tiểu thương buôn bán hải sản lâu năm tại chợ thành phố Hà Tĩnh cho biết: trước đây việc kinh doanh buôn bán hải sản tại chợ này ngoài tôi ra còn có vài chục tiểu thương đến từ nhiều vùng biển khác nhau, tuy nhiên thời gian vừa qua do lượng tiêu thụ của người dân thấp nên hiện tại chỉ có một số tiểu thương bám trụ lại đây. Cá nhân tôi mong muốn ngoài việc cung cấp chứng nhận an toàn VSTP cho các điểm bán hải sản an toàn thì các ngành chức năng có biện pháp hỗ trợ thích đáng cho những tiêu thương buôn bán nhỏ lẻ như chúng tôi. Đối với chị Nguyễn Thị Hương – người bán hàng tại điểm cung ứng hải sản an toàn tại chợ thành phố Hà Tĩnh cho biết: hải sản bán tại cửa hàng tôi được khai thác từ các vùng biển an toàn và được các ngành chức năng gồm Y tế, Nông nghiệp lấy mẫu kiểm nghiệm an toàn và cấp giấy chứng nhận sản phẩm hải sản bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, được dán tem an toàn vệ sinh thực phẩm của cơ quan chức năng và cam kết thực hiện đúng theo quy định, không nhập bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc nhưng lượng khách không đông nên hàng lấy về không nhiều, chủ yếu bán cầm chứng để giữ khách.

Rất nhiều người dân đến mua cá tại điểm bán hải sản an toàn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh

Bác sĩ Phan Văn Hùng - Chi cục trưởng Chi cục VSATTP tỉnh Hà Tĩnh cho biết: Từ khi xảy ra sự cố môi trường, cùng với Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm và thủy sản Sở NN&PTNT, Chi cục VSATTP tỉnh, Trung tâm YTDP tỉnh liên tục lấy các mẫu hải sản tại các cảng cá, nơi thuyền bè ngư dân tập kết sau đánh bắt về, các kho đông lạnh trên địa bàn tỉnh và gửi Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia để làm các xét nghiệm, phân tích các chỉ số ATVSTP. Tính từ ngày 27/04- 26/05, đã gửi ra được 213 mẫu, qua xét nghiệm cho thấy, hầu hết các mẫu có chỉ số đảm bảo ATVSTP, không phát hiện hàm lượng xyanua, phenol trong tất cả các mẫu; hàm lượng kim loại đều nằm trong ngưỡng cho phép. Trong thời gian tới, Sở Y tế và Sở NN&PTNT tiếp tục tổ chức thực hiện việc giám sát, lấy mẫu thường xuyên tại các cảng cá, nơi thuyền bè ngư dân tập kết sau đánh bắt về, các kho đông lạnh trên địa bàn tỉnh, gửi Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia để làm các xét nghiệm. Bên cạnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát ATVSTP, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực ATTP, Chi cục đẩy mạnh công tác truyền thông, tiến hành cấp phát 28.000 tờ rơi tới tất cả người dân nhằm hướng dẫn bà con cách bảo đảm an toàn thực phẩm trong sử dụng thủy, hải sản; cách chọn mua cá tươi, phân biệt cá chết với cá đông lạnh, cách phòng chống ngộ độc khi ăn cá. Qua đó tuyên truyền các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm, từng bước nâng cao nhận thức, dẫn tới thay đổi thái độ, hành vi ATVSTP trong cộng đồng.

Đoàn Loan


Nguồn: soyte.hatinh.gov.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Khảo sát
Bạn cảm thấy chất lượng dịch vụ y tế do ngành Y tế Hà Tĩnh cung cấp như thế nào?
BẢN ĐỒ TỈNH HÀ TĨNH
Thống kê truy cập
Hôm nay : 26
Tháng 12 : 166.855
Năm 2024 : 2.967.443
Năm trước : 2.326.488
Tổng số : 11.765.957